Sayadaw là gì, Tipiṭaka là gì

SAYADAW LÀ GÌ❓TIPIṬAKA LÀ GÌ❓

––––––––––––––––––––––––––––––

🔸 – VẤN (AT): Thưa Sư, danh hiệu Sayadaw, dịch là Pháp Sư Tam tạng có đúng không ạ?🙏🙏🙏

🔹 – ĐÁP (Sumangala Bhikkhu Viên Phúc):

⑴ Sayadaw

––––––––––––––––––––––––––––––

= Saya + daw = Saya tức Thầy giáo + daw tức tính từ chỉ sự cao quý cao thượng (daw – thời xưa chỉ được sử dụng trong tầng lớp quý tộc, hoàng gia)

🔹 Sayadaw chỉ dùng tại Myanmar, thường để nguyên không dịch. Đây là danh từ dùng làm Danh hiệu cao quý chỉ đến các vị Tỳ khưu Trưởng lão (Thera) / Đại trưởng lão (Mahathera) giảng giải trao truyền Chánh pháp của Đức Thế tôn với hiểu biết và kinh nghiệm thâm sâu trong Pháp học và/hoặc Pháp hành.

🔹 Sayadaw không phải là phẩm vị, học hàm được phong tặng hay cấp phép bởi tổ chức hay cá nhân nào, mà là danh hiệu cao quý được thừa nhận trong xã hội tại Myanmar.

🔹 Danh hiệu Sayadaw khác với những danh hiệu cao quý như Hòa thượng/Thượng tọa được sử dụng tại Việt nam, vì Hòa thượng/Thượng tọa là những phẩm vị được phong tặng chính thức bởi Giáo hội Phật Giáo Việt nam cho các vị tu sĩ xuất gia Phật Giáo có thâm niên (40 hạ trở lên đối với Hòa thượng, 20 năm trở lên đối với Thượng tọa, nếu không nhớ nhầm), có uy tín, có bằng khen, có bằng cấp trong hệ thống đào tạo Phật Giáo, có chức vụ – tức là những danh hiệu phong tặng bởi Giáo hội Phật Giáo VN, là cơ quan chịu sự lãnh đạo của Chính quyền Việt nam, thực hiện chức năng quản lý hành chính, sự vụ, pháp lý trong lĩnh vực tôn giáo liên quan đến mọi tông giáo Phật Giáo hoạt động tại Việt nam, bao gồm Phật Giáo phát triển Đại thừa, Phật Giáo nguyên thủy Theravada, Phật Giáo khất sĩ, Phật Giáo Cao đài, Hòa hảo v. v.… Vì vậy không thể dùng danh hiệu Hòa thượng/Thượng tọa để dịch thay cho Sayadaw, mà thường giữ nguyên không dịch để tránh hiểu nhầm.

🔹 Thera – Trưởng lão (Việt dịch không chuẩn lắm) = vị Tỳ khưu đủ 5 hạ trở lên, thông thạo, thực hành, và trao truyền Pháp và Luật, tức giới định tuệ.

🔹 Mahathera – Đại trưởng lão, như trên nhưng 10 hạ trở lên.

🔹 Meditation Teacher / Master – Thiền Sư: vị Thầy hay vị Sư Sư dạy, hướng dẫn thực hành Chỉ Samatha hay Quán Vipassana (có thể dạy đúng hoặc sai, hay hoặc dở, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng… rất nhiều loại).

Tất cả những đại từ nêu trên đều không phải là danh hiệu hay phẩm vị do các nhân hay tổ chức nào trao cấp hay phong tặng, chỉ là cách gọi tôn trọng trong Truyền thông Phật Giáo nguyên thủy Theravada.

⑵ Dhamma ācariya – Pháp Sư

––––––––––––––––––––––––––––––

= Tiếng Pali và Myanmar: Dhamma ācariya

= Tiếng Việt: Pháp sư, tức Vị Giáo thọ sư, Thầy dạy học (dạy lại Giáo Pháp của Đức Phật Gotama), hoặc vị thầy thuyết Pháp (trong tiếng Việt thì “Sư” ngoài nghĩa vị tu sĩ xuất gia, còn có nghĩa là vị Thầy như Võ sư, Gia sư…Và theo truyền thống văn hóa Việt nam ảnh hưởng sâu nặng bởi Khổng giáo luôn coi Thầy như Cha [Sư Phụ] nên học trò thường gọi Thầy xưng con [đệ tử], do vậy các tín đồ Phật Giáo cũng gọi Phật là Cha xưng con [Phật tử], đồng thời cũng xưng con đối với các Sư/Thầy).

🔹 Tại Myanmar, Sayadaw đương nhiên là Pháp sư Dhamma ācariya, nhưng các vị Pháp sư trẻ (mới có chứng chỉ/bằng tốt nghiệp các trường lớp đào tạo Phật Giáo) nếu chưa đầy đủ kinh nghiệm, uy tín thì cũng chưa được gọi là Sayadaw.

⑶ Tipiṭaka – Tam Tạng

––––––––––––––––––––––––––––––

Tipiṭaka (Ti = ba, Tipiṭaka = tạng, thùng chứa) là thuật ngữ truyền thống để chỉ tổng tập kinh điển (Pāḷi) Phật giáo bao gồm Ba Tạng Kinh Điển (Tipiṭakapāḷi):

① Tạng Kinh: Nikayapiṭakapāḷi,

② Tạng Luật – Vinayapiṭakapāḷi,

③ Tạng Vi Diệu Pháp – Abhidhammapiṭakapāḷi.

Đây là bộ sách ghi chép lại những lời giáo huấn, những điều răn dạy (tức Pháp và Luật – Dhamma & Vinaya) của Đức Phật Gotama trong suốt 45 năm kể từ khi Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, trong đó gồm có lời của các hàng đệ tử, chư thiên, phạm thiên,… được Ngài nhắc lại hoặc xác nhận cũng xem như là kim ngôn của Đức Phật.

Kể từ khi Đức Phật nhập Niết–bàn, đã có 6 lần Tam Tạng Kinh điển được các bậc Thánh Tăng trùng tuyên lại nhằm duy trì chính xác và đầy đủ Kim ngôn của Đức Phật, trong đó 3 lần kết tập Tam Tạng đầu đều bằng khẩu truyền (Mukhapātha, chưa ghi chép bằng chữ viết).

Kỳ kết tập Tam Tạng lần thứ tư được tổ chức tại động Ālokalena vùng Matula–janapada xứ Sri Lankā, khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức Phật tịch diệt Niết–bàn gồm 1.000 bậc Thánh Arahán đắc Tứ Tuệ Phân Tích, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahādhammarakkhita làm chủ trì thực hiện suốt một năm trời đã trùng tuyên lại toàn bộ 84.000 Pháp uẩn trong Tam Tạng Kinh điển.

Đây là dấu mốc lịch sử trong Phật giáo: toàn bộ Giáo pháp, tức Pháp và Luật, của Đức Thế Tôn đã được ghi chép trọn vẹn bằng chữ viết trên lá buông. Sau đó, chư bậc Thánh Arahán kết tập Tam Tạng bằng cách khẩu truyền một lần nữa, y theo bản chính của ba kỳ kết tập Tam Tạng lần trước.

Hiện nay, toàn bộ di sản Kinh điển trên lá buông được quốc đảo Sri Lankā thờ tự như quốc bảo vô giá của quốc gia.

Để giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo cho được đầy đủ, không để rời rạc, không cho thất lạc; cho nên, chư Đại Trưởng Lão Thánh Tăng kết tập Tam Tạng và Chú giải bằng tiếng Pāḷi.

⑷ Các “Ngài Tam Tạng”

––––––––––––––––––––––––––––––

Đây là cách gọi của các Phật tử Việt nam đối với những vị Đại Trưởng Lão đã thi đậu các kỳ thi được chính phủ Myanmar tổ chức hàng năm kể từ năm 1948, và được chính phủ phong tặng danh hiệu cao quý bậc nhất trong Phật Giáo Theravada Myanmar là Tipiṭakadhara – Tipiṭakakovida – vị đã thông thuộc và thấu suốt đầy đủ bộ Tam Tạng: “Tạng Luật, Tạng Kinh, Tạng Vi Diệu Pháp”.

Danh hiệu Tam Tạng (Tipiṭaka Titles):

1– Tam Tạng Thủ Trụ: Người thủ giữ, trụ đỡ Tam Tạng bằng cách đọc thuộc lòng.

Tipiṭakadhara = Bearer of the Tipiṭaka (‘recitation or oral’),

2– Tam Tạng Thủ Trụ Song Toàn: Người thủ giữ, trụ đỡ Tam Tạng cả bằng cách đọc thuộc lòng và bằng cách thông suốt qua việc viết trả lời câu hỏi.

Tipiṭakakovida = Bearer of the Tipiṭaka (‘oral’ and ‘written’)

3– Đại Tam Tạng Thủ Trụ: Người thủ giữ, trụ đỡ Tam Tạng, vượt qua kỳ thi nói và viết một cách xuất chúng, lỗi lạc.

Maha Tipiṭakakovida = Passing the ‘oral’ and ‘written’ with distinction.

4– Pháp Bảo Thủ Giám: Người gìn giữ, bảo vệ Kho Báu Pháp. Dhammabhandagarika = Keeper of the Dhamma Treasure.

Những Danh hiệu nêu trên được trao tặng cho những vị Sư, trong số hơn 400 000 thành viên của Tăng Đoàn tại Miến điện, đã có thể đọc thuộc lòng Văn bản Pali của 8026 trang Tam Tạng kinh điển (Tipitika Canons)(hơn 2.4 triệu từ Pali Miến) và phần văn bản Pali của hơn 200 cuốn sách Chú giải (Athakatha), Phụ chú giải (Sub – Athakatha) Tam Tạng kinh điển.

Ngoài 15 vị Đại Trưởng Lão Tipiṭakadhara – Tipiṭakakovida thông thuộc và thấu suốt đầy đủ bộ Tam Tạng ra, còn có 5 vị Đại Trưởng Lão thông thuộc Tam Tạng Tipiṭakadhara và hàng chục vị Đại đức thi đậu Nhị Tạng, hàng mấy trăm vị Đại đức thi đậu Nhất Tạng, và còn rất nhiều vị Đại đức thi đậu Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, v.v…

⑸ Kỳ Thi Tam Tạng

––––––––––––––––––––––––––––––

Phật lịch năm 2.492 (Dương lịch năm 1948), bộ Tôn giáo Myanmar bắt đầu tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng Pāḷi lần thứ nhất.

Từ đó về sau, hằng năm, có tổ chức kỳ thi đọc thuộc lòng Tam Tạng Pāḷi. Khi Đại đức thí sinh thi đậu phần học thuộc lòng xong, tiếp tục thi phần viết trả lời những câu hỏi về Tam Tạng và Chú giải Pāḷi. Đến nay, Phật lịch năm 2.566 (Dương lịch năm 2023) đã trải qua 74 kỳ thi.

Đây là kỳ thi bao quát nhất, khó khăn nhất, uyên thâm nhất, cao nhất và dài nhất trên toàn thế giới. Kỳ thi được thưc hiện trong 33 ngày, kéo dài 5 năm:

1– Năm thứ nhất: 2 trong 5 Bộ thuộc Tạng Luật Vinaya.

2– Năm thứ 2: 3 Bộ thuộc Tạng Luật Vinaya.

3– Năm thứ 3: 3 Bộ, 779 trang Dîgha Nikâya, Tạng Kinh Suttanta Pitaka.

4– Năm thứ 4: 5 (1390 trang) trong 7 Bộ thuộc Tạng Luận Abhidhamma.

5– Năm thứ 5: 2 Bộ (3597 trang) còn lại thuộc Tạng Luận Abhidhamma.

Trong một ngày thi, khi đọc thuộc lòng, nếu phải nhắc sửa 5 lần thì bị trượt. Và để có thể vượt qua kỳ thi này, các vị đó không chỉ phải có đủ ba–la–mật (paramis) để có được một nghị lực phi thường, một trí nhớ phi thường, mà còn phải có một sức khỏe dẻo dai phi thường để có thể ngồi và tụng, viết liên tục trong suốt hàng chục (33) ngày của kỳ thi. Không thể tưởng tượng nổi nếu không được chứng kiến tận mắt. Trong lịch sử, có những vị thông minh phi thường, có trí nhớ phi thường nhưng không vượt qua được kỳ thi này chỉ vì không có đủ sức khỏe để ngồi liên tục. Năm 1948 là năm đầu tiên kỳ thi được tổ chức, không ai vượt qua được phần nào của kỳ thi. Kể từ năm 1948 đến năm 2022 trong suốt 74 năm này từ hơn mười ngàn vị tham gia chỉ có 15 vị Sasana Azanis (Religious Heroes – Anh hùng tôn giáo) đã vượt qua thử thách cam go này.

Những vị Đại Trưởng Lão Tam Tạng không chỉ thông thuộc Tam Tạng (Tipiṭakadhara) gồm có 40 quyển, mà còn thông suốt đầy đủ các bộ Aṭṭhakathā (Chú giải) gồm có 52 quyển, các bộ Ṭīkapāḷi, các bộ Anuṭīkāpāḷi gồm có 26 quyển.

Căn cứ theo số liệu tổng kết, chư Đại đức thí sinh đã thi đậu qua 74 kỳ thi như sau:

I. Những vị Đại đức đậu đọc thuộc lòng và thi viết

Tam Tạng trọn bộ: 15 vị

Nhị Tạng rưỡi: 4 vị

Nhị Tạng: 5 vị

Nhất Tạng: 101 vị

Nhất Tạng và một phần Tạng Kinh: 1 vị

Nhất Tạng, Đồng Loại và Trung Bộ Kinh: 1 vị

Nhất Tạng và Trung Bộ Kinh: 2 vị

Đồng Loại Bộ Kinh và Chi Bộ Kinh: 1 vị

Chi Bộ Kinh: 3 vị

Đồng Loại Bộ Kinh: 2 vị

Trung Bộ Kinh: 3 vị

Tạng Luật phần đầu: 234 vị

II. Những vị Đại đức đậu đọc thuộc lòng

Tam Tạng trọn bộ: 5 vị

Nhị Tạng rưỡi: 8 vị

Nhị Tạng: 38 vị

Nhất Tạng: 301 vị

Nhất Tạng và Trung Bộ Kinh: 1 vị

Trung Bộ Kinh: 1 vị

Đồng Loại Bộ Kinh: 1 vị

Chi Bộ Kinh: 1 vị

Tạng Luật phần đầu: 298 vị

Chư Đại Trưởng Lão thông thuộc và thấu suốt Tam Tạng

1 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vicittasārābhivaṃsa Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 6, Phật lịch 2.497 (DL.1953) lúc Ngài 42 tuổi.

2 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Neminda Visiṭṭhapiṭakadhara đậu kỳ thi thứ 12, Phật lịch 2.503 (DL.1959) lúc Ngài 32 tuổi.

3 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Kosalla Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 16, Phật lịch 2.507 (DL.1963) lúc Ngài 36 tuổi.

4 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sumaṅgālaṅkāra Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 26, Phật lịch 2.517 (DL.1973) lúc Ngài 27 tuổi.

5 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sirindābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 37, Phật lịch 2.528 (DL.1984) lúc Ngài 37 tuổi.

6 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vāyāmindābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 48, Phật lịch 2.539 (DL.1995) lúc Ngài 39 tuổi.

7 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sīlakkhandhābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 52, Phật lịch 2.543 (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi.

8 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vaṃsapālālaṅkāra Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 52, Phật lịch 2.543 (DL.1999) lúc Ngài 34 tuổi.

9 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Gandhamālālaṅkāra Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 53 Phật lịch 2.544 (DL.2000) lúc Ngài 33 tuổi.

10 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Sundara Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 53 Phật lịch 2.544 (DL.2000) lúc Ngài 45 tuổi.

11 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Indapāla Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 53, Phật lịch 2.544 (DL. 2000) lúc Ngài 40 tuổi.

12 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Abhijātābhivaṃsa Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 64, Phật lịch 2.555 (DL. 2011) lúc Ngài 40 tuổi.

13 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Indācariya Tipiṭakadhara Tipiṭakakovida đậu kỳ thi thứ 65, Phật lịch 2.556 (DL. 2012) lúc Ngài 48 tuổi.

14 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Vīriyānanda Tipiṭakabhara – Tipiṭakakovida, đậu kỳ thi thứ 69, Phật lịch 2.561 (DL. 2017) lúc Ngài 47 tuổi.

15 – Ngài Đại Trưởng Lão Bhaddanta Paññāvaṃsābhivaṃsa Tipiṭakabhara – Tipiṭakakovida, đậu kỳ thi thứ 72, Phật lịch 2.564 (DL. 2020) lúc Ngài 46 tuổi.

––––––––––––––––––––––––––––––

CHÁNH KINH: KHÔNG CÓ MỘT ĐỀN ƠN NÀO XỨNG ĐÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NÀY

––––––––––––––––––––––––––––––

⚀ —Thật là như vậy, này Ānanda! Thật là như vậy, này Ānanda! Này Ānanda, NẾU DO NHỜ MỘT NGƯỜI, MÀ MỘT NGƯỜI KHÁC ĐƯỢC QUY Y PHẬT, QUY Y PHÁP, QUY Y TĂNG,

⇛⇛⇛thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

⚁ NẾU DO NHỜ MỘT NGƯỜI MÀ MỘT NGƯỜI KHÁC TỪ BỎ SÁT SANH, TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO, TỪ BỎ TÀ HẠNH TRONG CÁC DỤC, TỪ BỎ NÓI LÁO, TỪ BỎ ĐẮM SAY CÁC LOẠI RƯỢU MEN, RƯỢU NẤU,

⇛⇛⇛ thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

⚂ Này Ānanda, NẾU DO NHỜ MỘT NGƯỜI MÀ MỘT NGƯỜI KHÁC ĐẦY ĐỦ TỊNH TÍN BẤT ĐỘNG ĐỐI VỚI PHẬT, ĐỐI VỚI PHÁP, ĐỐI VỚI TĂNG, ĐẦY ĐỦ CÁC GIỚI LUẬT,

⇛⇛⇛thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

⚃ Này Ānanda, NẾU DO NHỜ MỘT NGƯỜI MÀ MỘT NGƯỜI KHÁC KHÔNG CÓ NGHI NGỜ ĐỐI VỚI KHỔ, KHÔNG CÓ NGHI NGỜ ĐỐI VỚI KHỔ TẬP, KHÔNG CÓ NGHI NGỜ ĐỐI VỚI KHỔ DIỆT, KHÔNG CÓ KHI NGỜ ĐỐI VỚI CON ÐƯỜNG ĐƯA ĐẾN KHỔ DIỆT,

⇛⇛⇛thời này Ānanda, Ta nói rằng người này không có một đền ơn nào xứng đáng đối với người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – 142. Kinh Phân biệt cúng dường

 

Bài viết liên quan

  • Ipitakadhara sayadaws of myanmar – đại sưTam tạng Mến điện, Web Link
  • Sàng lọc thông tin như thế nào? đặt niềm tin vào đâu?, Web Link
  • 2018 Myanmar – a ceremony to confer religious titles – lễ trao tặng danh hiệu tôn giáo
    • ⑴ part 1/3: nay pyi daw, Web Link
    • ⑵ part 2/3: lễ trao tặng danh hiệu tôn giáo myanmar 2018, Web Link
    • ⑶ part 3 /3: sayadaw tharmanaykyaw u dhammikabhivamsa được trao tặng danh hiệu cao quí: aggamahāganthavācakapaṇḍita, Web Link
  • Tharmanaykyaw sayadaw – đôi nét về thiền sư ta-ma-nê-chô, Web Link
  • Pháp thoại trực tuyến online 2021, Web Link 
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 24 tháng 2 2023