Thực hành bát chánh đạo thông qua thực hành thiền tập minh sát tứ niệm xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā

THỰC HÀNH BÁT CHÁNH ĐẠO THÔNG QUA THỰC HÀNH THIỀN TẬP MINH SÁT TỨ NIỆM XỨ VIPASSANĀ SATIPAṬṬHĀNĀ

––––––––––––––––––––––––––––––

… Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu cách thực hành Bát Chánh Đạo [thông qua thực hành thiền tập Minh sát Tứ niệm xứ Vipassanā satipaṭṭhānā].

Khi ngồi thiền, thiền sinh ngồi theo nhiều cách khác nhau. Có thể ngồi theo lối kiết già: hai chân tréo nhau, hai bàn chân đặt lên hai vế; có thể theo lối bán già: chân này đặt lên chân kia hoặc ngồi theo lối tự nhiên thoải mái, hai chân rời nhau không chân nào chồng lên chân nào, chân này để trước chân kia. Để có thể ngồi lâu, ngày nay một số nơi trên thế giới, thiền sinh có thể ngồi trên ghế.

Nhưng dầu ngồi xếp bằng hay ngồi trên ghế lưng cũng phải giữ thẳng. Mục đích giữ thẳng lưng là để sự tinh tấn không bị suy yếu. Thiền sinh cũng không được dựa vào vách hay thành ghế.

Tâm phải chú vào đề mục thiền. Dầu thiền Kasina (dùng đối tượng bên ngoài như đất, nước, màu sắc v.v…), quán sát thân bất tịnh hay niệm hơi thở, tâm cũng phải dán chặt vào đối tượng thiền.

Thiền Minh Sát (vipassana) là quán sát các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa giác quan.

Thoạt đầu, thiền sinh khó có thể quán sát tất cả các hiện tượng xảy ra ở sáu cửa, do đó chỉ cần chú tâm đến một ít hiện tượng mà thôi. Đó là lý do tại sao thiền sinh được đề nghị chú tâm vào chuyển động phồng xẹp của bụng, theo dõi sự chuyển động của bụng.

Thiền sinh dùng tâm để quán sát các chuyển động ở bụng chứ không phải dùng mắt, do đó khi ngồi thiền, thiền sinh nên nhắm mắt lại.

Khi bụng phồng lên, ghi nhận “phồng”; và khi bụng xẹp xuống, ghi nhận “xẹp”.

Không cần phải niệm ra miệng. Chỉ ghi nhận thầm trong tâm mà thôi. Nhớ là chú tâm vào chuyển động phồng xẹp chứ không chú tâm vào chữ phồng xẹp.

Phải theo dõi chuyển động phồng xẹp từ lúc phồng bắt đầu cho đến lúc phồng chấm dứt, từ lúc xẹp bắt đầu cho đến lúc xẹp chấm dứt. Đây là sự quán sát yếu tố chuyển động hay YẾU TỐ GIÓ của bụng biểu hiện qua sự căng cứng, sự bành trướng, sự rung chuyển của bụng.

Trong khi đang ghi nhận các chuyển biến của bụng, nếu có tư tưởng gì đến phải cẩn thận ghi nhận. Sự ghi nhận này gọi là NIỆM TÂM. Sau khi ghi nhận “suy nghĩ”, hãy trở về với đề mục chuyển động “phồng” hoặc “xẹp”.

Trong khi đang theo dõi chuyển động phồng xẹp, nếu có sự đau, nhức phát sinh, hãy ghi nhận “đau, đau” hay “nhức, nhức”. Đó là NIỆM THỌ (niệm cảm giác) rồi lại trở về với chuyển động phồng xẹp.

Khi đang theo dõi chuyển động của bụng, nếu tai nghe gì hãy ghi nhận “nghe, nghe” rồi trở về với chuyển động phồng xẹp. Đó là NIỆM PHÁP.

Trên đây là sơ lượt về cách hành thiền minh sát. Bây giờ các bạn hãy hành thiền trong hai phút.

Giải Thích

–––––––––––––

Hai phút đã trôi qua. Trong mỗi phút, bạn ghi nhận khoảng năm mươi hay sáu mươi lần. Trong mỗi sự ghi nhận bạn đã thực hành Bát Chánh Đạo.

Các bạn thử xem Bát Chánh Đạo thể hiện như thế nào.

Cố gắng ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng là CHÁNH TINH TẤN.

Theo dõi, ghi nhận đề mục là CHÁNH NIỆM.

Tâm không rời đề mục, luôn luôn chú tâm trên đề mục là CHÁNH Định.

① Chánh Tinh Tấn, ② Chánh Niệm, ③ Chánh Định là ĐỊNH ĐẠO.

Biết rõ đề mục ghi nhận là CHÁNH KIẾN.

(Lúc mới bắt đầu thực tập ghi nhận, Chánh Kiến chưa rõ ràng.

Nhưng dần dần bạn sẽ thấy rõ rằng chỉ có thân và tâm trong mọi tác động ghi nhận, ngoài ra chẳng có gì nữa cả.

Vì có ý muốn di chuyển nên tác động di chuyển mới xảy ra.

Vì có vật để nhìn nên mới có tâm nhìn.

Thiền sinh sẽ phân biệt được nhân và quả trong mỗi tác động.

Mọi vật hiện ra một cách thật mới mẻ rồi lại biến mất ngay. Đây cũng là một sự thật hiển nhiên. Sự ghi nhận này cho ta thấy một luồng sinh diệt, sinh diệt diễn ra khiến thiền sinh ý thức được sự biến chuyển hay đặc tính Vô Thường của vạn pháp.

Một cái thân tâm cũ chết đi, một cái thân tâm mới lại sinh ra. Thân tâm mới sinh ra lại chết đi, để một thân tâm khác sinh ra. Sinh sinh diệt diệt không ngừng. Cái chết đến từng khoảnh khắc một.

Cuộc sống này thật đau thương sợ hãi làm sao.

Thiền sinh lại nhận thức ra rằng mọi vật diễn biến theo chiều hướng riêng, không ai có thể kiểm soát được chúng; chẳng có linh hồn hay bản ngã gì cả.

Tất cả mọi hiểu biết trên là Chánh Kiến).

Khi hành thiền, tâm không suy nghĩ đến đến các điều bất thiện, tâm hướng vào đề mục, đó là CHÁNH TƯ DUY.

④ Chánh Kiến và ⑤ Chánh Tư Duy lập thành TUỆ ĐẠO.

Ba ĐỊNH ĐẠO và hai TUỆ ĐẠO được bản chú giải gọi là năm Kanaka Maggangas (① Chánh Tinh Tấn, ② Chánh Niệm, ③ Chánh Định, ④ Chánh Kiến và ⑤ Chánh Tư Duy). Chúng hoạt động như một nhóm thợ năm người, mỗi người giữ một nhiệm vụ riêng, công việc chỉ hoàn thành được do sự hợp lực của cả năm người.

Cùng thế ấy năm Định – Tuệ Đạo này phải hoạt động hài hòa trong mỗi tác động ghi nhận và ý thức. Sự hài hòa của Năm Định – Tuệ Đạo này là sức mạnh kỳ diệu để triển khai trí tuệ minh sát.

Giữ giới không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh là CHÁNH NGHIỆP.

Giữ giới không nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời vô ích là CHÁNH NGỮ.

Nuôi mạng sống chân chánh, tránh xa các nghề nghiệp bất thiện là CHÁNH MẠNG.

⑥ Chánh Ngữ, ⑦ Chánh Nghiệp, ⑧ Chánh Mạng tạo thành GIỚI ĐẠO.

GIỚI ĐẠO được trọn vẹn khi thiền sinh biết giữ gìn giới luật.

Lúc hành thiền mỗi tác động ghi nhận đều bao gồm Bát Chánh Đạo trong đó.

Mỗi lần chánh niệm ghi nhận, Bát Chánh Đạo sẽ được khai triển, và đường đến Niết Bàn nhân đó sẽ được thâu ngắn dần.

Mỗi một niệm đưa ta đến gần Niết Bàn hơn.

Niệm cuối cùng là bước cuối cùng đưa đến nơi giải thoát.

Lúc mới bước chân vào việc hành thiền, bạn chưa thấy rõ các chuyển biến của thân và tâm.

Nhưng dần dần, sau khi đã thiền được bốn năm mươi giờ, tâm định của bạn sẽ lớn mạnh. Tâm không còn vọng động nhiều nữa mà dính chặt vào đề mục hành thiền của bạn.

Lúc bấy giờ, khi quán sát chuyển động phồng của bụng bạn sẽ phân biệt được rằng phồng là một chuyện, tâm ghi nhận là một chuyện khác.

Khi ghi nhận sự xẹp thì bạn cũng thấy được xẹp là một chuyện và tâm ghi nhận xẹp là một chuyện khác.

Khi ghi nhận “chuyển động” hay “đi”, bạn sẽ phân biệt được sự chuyển động hay đi là một chuyện và tâm ghi nhận chúng là một chuyện khác.

Khi ghi nhận “thấy”, bạn sẽ phân biệt rõ mắt và vật thấy là một chuyện, tâm ghi nhận là một chuyện khác.

Khi ghi nhận “nghe” bạn sẽ phân biệt được tai và âm thanh một chuyện, tâm ghi nhận là một chuyện khác.

Phân biệt được đối tượng ghi nhận và tâm chi nhận là bạn đã khai triển được “TUỆ PHÂN BIỆT DANH – SẮC (VẬT CHẤT VÀ TÂM)”. Ở tuệ này, bạn biết rõ và phân biệt rõ thế nào là vật chất, thế nào là Tâm.

Đến mức độ tiến bộ này, nếu tâm định và trí tuệ bạn phát triển mạnh hơn, bạn sẽ tự mình thấy rõ rằng:

Vì có thở mới có sự phồng và xẹp.

Vì có sự phồng và xẹp nên mới có sự ghi nhận “phồng”, “xẹp”.

Vì có ý định đi nên bạn mới đi.

Vì bạn di chuyển và đi nên mới có sự ghi nhận “di chuyển” và “đi”.

Vì có vật để thấy nên bạn thấy.

Vì bạn thấy nên có sự ghi nhận “thấy, thấy”.

Vì có tiếng động nên bạn nghe.

Vì có nghe nên bạn mới có ghi nhận “nghe, nghe” v.v… ở giai đoạn này, bạn tự mình thấy rõ Nhân và Quả. Vậy là bạn đã có “TUỆ THẤY NHÂN QUẢ”.

Lại nữa, nếu bạn không ghi nhận mỗi khi có sự thấy nghe thì bạn sẽ bị đắm mình trong ảo tưởng rằng tất cả sự vật đều trường tồn, đáng yêu, hạnh phúc, và có tự ngã.

Ảo tưởng này khiến bạn đắm say vào sự vật và cố gắng nắm giữ những gì mà mình ưa thích.

Sự luyến ái này tạo ra nghiệp lực khiến bạn phải tái sanh nhiều lần.

Vì có sự tái sanh nên có già, đau, chết.

Bao lâu còn tái sanh thì tinh thần và thể xác còn chịu đau khổ.

Bởi thế bạn phải luôn luôn chú tâm ghi nhận bất kỳ thứ gì diễn ra ở sáu cửa giác quan.

Chú tâm ghi nhận, thì trí tuệ bạn ngày càng khai mở để tiến đến những tuệ giác cao hơn.

Khi sự tinh tấn và trí tuệ phát triển mạnh mẽ, bạn sẽ thấy rõ rằng “đối tượng thiền” và “tâm ghi nhận đối tượng” vừa mới sinh ra lại biến mất đi ngay.

Nghĩa là bạn sẽ thấy rõ “đối tượng mà bạn chú tâm vào” và “sự chú tâm ghi nhận đối tượng” sinh ra rồi diệt ngay lúc bạn ghi nhận. Lúc ấy bạn sẽ tự ý thức rằng cái gì sinh ra liền diệt ngay thì cái đó là Vô Thường, Khổ và Vô Ngã.

Có được trực giác kinh nghiệm này là bạn đã đạt được “TUỆ TRI KIẾN VỀ TAM TƯỚNG”, thấy rõ mọi sự vật đều mang đặc tướng Vô Thường, Khổ và Vô Ngã.

Khi tuệ tri kiến ngày một mạnh, bạn lại thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng nhanh chóng hơn, bạn thấy rõ cách thức các pháp sinh ra và diệt ngay tức khắc, là có được “TUỆ SINH DIỆT”.

Khi được TUỆ SINH DIỆT bạn sẽ thấy ánh sáng bao phủ khắp mình, toàn thân và tâm đều có phỉ lạc, hạnh phúc tràn ngập. Càng chú tâm chánh niệm ghi nhận đề mục bạn càng thấy sự sinh diệt diễn ra nhanh chóng hơn.

Trước đây, bạn thấy sự vật sinh rồi diệt, nay sự sinh diệt quá nhanh khiến bạn chỉ thấy diệt mà không thấy sanh nữa, thế là bạn có được TUỆ DIỆT.

Khi có TUỆ DIỆT bạn sẽ thấy tay chân, thân thể hay bất cứ cái gì bạn chú tâm vào đều giả tạm, tất cả đều là một chuỗi hủy diệt, bạn sẽ thấy rằng vật được ghi nhận và tâm ghi nhận đều bị diệt đi ngay một cách nhanh chóng.

Khi đạt được “TUỆ XẢ” thì ý thức sáng suốt và chánh niệm sẽ nội tại trong bạn, một cách tự nhiên, bạn không cần cố gắng vẫn có chánh niệm như thường. Lúc bấy giờ chỉ có chánh niệm và tâm xả mà thôi.

Thiền sinh sẽ nhận thấy rằng chuyện ngồi thiền, một giờ, hai giờ, hay ba giờ… đối với mình là chuyện dễ dàng. Cứ ngồi xuống là dính vào đề mục ngay, không gặp chút trở ngại nào.

Đến giai đoạn này, không những lúc ngồi thiền, mà trong mọi tư thế, bạn đều có chánh niệm tốt đẹp. Chẳng hạn như lúc thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng tâm vẫn luôn luôn có ý thức sáng suốt và chánh niệm.

Đây là một trạng thái thật tốt đẹp vì mỗi động tác đều được ghi nhận một cách chánh niệm, giúp phát triển Bát Chánh Đạo, đường đến Niết Bàn.

Vậy thì, hãy bắt đầu bằng sự chánh niệm ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng.

Hãy tinh tấn chú tâm quán sát mọi sự xuất hiện của các hiện tượng vật chất và tâm càng nhiều càng tốt.

Với sự quán sát chánh niệm liên tục như thế này, cầu mong các bạn sẽ khai triển được tuệ giác và chóng đạt được đạo quả và Niết Bàn.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

* Chú thích:

[*] Phạm Thiên, Thượng Đế, Chúa Trời:

Theo Kinh Phạm Võng, một số các vị Phạm Thiên và các vị Chúa của các cõi trời cao, do phước báu đã tích tụ từ các đời trước, nên tuổi thọ rất dài. Nhiều vị có tuổi thọ dài đến trăm ngàn lần tuổi thọ của trái đất. Họ có như ý tâm (có thể tạo các nhu cầu theo ý mình). Khi muốn có chúng sanh khác đến ở với mình, họ chỉ cần khởi sinh ý muốn là tức khắc có chúng sanh khác theo nghiệp lực thọ sanh vào cõi của họ. Điều này khiến họ tưởng lầm rằng họ có thể tạo ra được chúng sanh khác. Các chúng sanh mới được hóa sanh này có tuổi thọ thấp hơn, nghĩ rằng mình sinh ra là do ý muốn của các vị này, nên xem các vị này là cha, là chúa tể của mình và tin rằng các vị Phạm Thiên các vị Chúa Trời này là Thượng Đế, tạo ra tất cả mọi sự và bất tử. Vì có tuổi thọ quá dài, nên các vị Phạm Thiên và và các vị Chúa Trời cũng tưởng lầm mình bất tử, tưởng mình là Thượng Đế. Thật ra khi hết tuổi thọ các vị Phạm Thiên, các vị Chúa trời này cũng phải chết và thọ sinh vào các cõi tốt xấu trong thế gian tùy theo nghiệp lực mà họ đã tạo.

[**] Ngũ Uẩn, Ngũ Uẩn Thủ:

NGŨ UẨN: là năm nhóm tập hợp của “danh và sắc, tức vật chất và tâm” gồm: Sắc (Vật Chất), Thọ (Cảm Thọ), Tưởng (Tri Giác), Hành (Những Phản ứng của Tâm) và Thức (Sự biết). Ngũ uẩn bao gồm các hiện tượng tâm vật lý này.

Các sự vật dù ở trong quá khứ, hiện tại hay vị lai, bên trong, bên ngoài, thô thiển hay vi tế đều nằm trong năm uẩn.

Như vậy, có thể nói: Khi một vật được nhận biết trong trong quá khứ, hiện tại hay vị lai, bên trong, bên ngoài, thô hay tế thì vật đó được xem là thuộc về ngũ uẩn. Như vậy, toàn thể mọi vật trên thế gian này là tập hợp của năm uẩn.

THỦ: là tham ái mạnh mẽ hay tham muốn mạnh mẽ. Có hai loại tham. Một loại tham nhẹ nhàng gọi là tham ái hay dính mắc. Một loại tham mạnh mẽ gọi là thủ hay chấp giữ. Thủ ở đây có nghĩa là “nắm giữ thật chặt”. Thủ là một từ để chỉ tâm chấp giữ chứ không phải hành động chấp giữ bằng cơ thể. Do đó, sự chấp giữ có nghĩa là sự bám níu chặt chẽ vào các đối tượng về phương diện tinh thần.

NGŨ UẨN THỦ: là năm nhóm tập hợp làm đối tượng cho sự chấp thủ.

Mọi sự vật trên thế gian này được chia làm hai nhóm: Vật Chất và Tâm. Chúng sanh tham luyến, dính mắc vào ngũ uẩn. Ngũ uẩn là đối tượng để chúng sanh dính mắc vào.

Về vật chất, các biểu hiện kích thích sự tham ái dính mắc là hình sắc, âm thanh, mùi, vị, vật xúc chạm; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân…

Về tâm, các biểu hiện kích thích sự tham ái dính mắc là các cảm thọ, tri giác, phản ứng của tâm và sự nhận biết.

Ngũ uẩn là đối tượng của sự chấp giữ, toàn thể sự vật trên thế gian này là tập hợp của ngũ uẩn, như vậy toàn thể sự vật trên thế gian này là đối tượng của chấp thủ, dính mắc.

Trong lúc hành thiền, quán sát ngũ uẩn (tức là quán sát thân – tâm) bạn chỉ cần đơn thuần ghi nhận những gì đang xảy ra nơi sáu căn để thấy chúng sinh diệt mau chóng chứ đừng định danh hay phân biệt uẩn nào đang xuất hiện.

Thiền sinh không được tìm kiếm ngũ uẩn, khi có uẩn nào xuất hiện thiền sinh chỉ cần ghi nhận và ý thức uẩn đó mà thôi, đối tượng ghi nhận có thể là vật chất, có thể là cảm thọ có thể là tri giác, có thể là thức.

Tóm lại trong lúc hành thiền đối tượng nào xuất hiện thì ghi nhận đối tượng đó, đừng tìm kiếm gì cả.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Giáo huấn cao thượng của Đức Phật – Mahasi Sayadaw

Tài liệu tham khảo thêm:

KINH NGHIỆM NIẾT BÀN QUA BÁT CHÁNH ĐẠO – Mahasi Sayadaw,

Bài viết liên quan

  • Thực hành minh sát tứ niệm xứ tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā để thành tựu thất giác chi như thế nào?, Web Link
  • Tu tập định cùng với tu tập tứ niệm xứ, Web, FB
  • Tứ niệm xứ – Cattāro satipaṭṭhānā, Web
  • Thiền sư mahasi – thiền minh sát tứ niệm xứ vipassanā satipaṭṭhānā, Web Link
  • Làm thế nào phát triển tuệ minh sát?, Web Link
  • Thế nào là thực hành đúng đắn minh sát tứ niệm xứ?, Web Link
  • Tu Tập Chỉ (SAMATHO) và Quán (VIPASSANĀ) vì mục đích gì, Web
  • Chẳng có gì là quan trọng ngoài việc thấy biết rõ ràng sự sinh diệt liên tục của mọi hiện tượng trên thế gian này!, Web Link

🔸🔸 video pháp thoại: chẳng có gì là quan trọng cả, Youtube

  • Tất cả chỉ có bấy nhiêu để có thể thực hành đúng đắn tứ niệm xứ – minh sát Vipassnā, Web, FB
  • Tránh đẽo cày ở ngã tư đường!, Web Link
  • Thiền tập, Web Link
  • Chuẩn bị tâm thái trước khi hành thiền, Web, Youtube
  • C, Web Link
  • Cần phải làm những gì để có được thái độ đúng đắn khi thực hành thiền tập, Web
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ
  • Căn bản thực hành tứ niệm xứ minh sát Vipassana, Web
  • Phá vỡ khái niệm chế định – tục đế, thể nhập bản chất thực tại – chân đế, Web, FB
  • Thiền hành trong khóa tu tại tuệ đức, sg, Web Link
  • Covid 19 – phong tỏa tại gia: chúng ta có thể làm những gì góp phần diệt trừ dịch bệnh tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác?, Web Link
  • Lưu ý khi thực tập thiền hành, Web Link

 

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 24 tháng 7, 2022