Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p2/4

[lwptoc]

TU TẬP THIỀN ĐỊNH VỚI ĐỀ MỤC TỪ TÂM – P2/4

(Buddhaghosa – Thanh Tịch Đạo)

(Xua Tan Tâm Hận)

14. Nếu hận tâm khởi lên nơi hành giả khi áp dụng tu tập trải tâm từ đến một người thù vì nghĩ lại những vố ác độc người ấy đã chơi, thì hành giả nên xua đuổi cơn hận bằng cách liên tục nhập thiền quán từ tâm đối với bất cứ người nào được kể ở trước, và sau mỗi lần xuất khởi thiền này, lại hướng tâm từ đến người ấy.

(Cái cưa)

15. Nhưng nếu mối hận vẫn âm ỉ trong tâm mặc dù bao nhiêu nỗ lực của hành giả, thì

Hãy nhớ đến cái cưa

Với những hình ảnh tương tự

Và cứ nỗ lực, nỗ lực nhiều lần

Ðể bỏ lại hận thù sau xa thật xa.

Hành giả nên tự khuyến cáo như sau: “Này kẻ đang nổi sân kia, há Ðức Thế Tôn đã không dạy rằng: Này tỷ kheo, dù cho những kẻ cướp có tàn bạo cắt đứt hết tay chân mình bằng một cái cưa hai cán, người nào vì kẻ ấy mà trong lòng nổi lên sân hận thì đó không phải người thực hành giáo lý của ta.” (M.i, 129). Và:

Lấy sân để báo sân

Tệ hơn nổi sân trước

Ðừng đem sân báo sân

Thắng trận chiến khó thắng

Ai biết kẻ khác sân

Vẫn giữ tâm bình an

Vị ấy làm lợi ích

Cho người và bản thân.” (S. i,162)

và “Này các tỷ kheo, có bảy pháp xảy đến cho một người, khiến cho kẻ thù của nó thỏa mãn, lợi lạc. Gì là bảy? Ở đây, này các tỳ kheo, một kẻ thù mong mỏi như sau đối với người nó thù: “Mong rằng nó xấu xí. Tại sao? Vì một kẻ thù không thích thú với vẻ đẹp của kẻ thù. Vậy mà khi một người tự làm mồi cho sân, bị sân chinh phục, thì dù nó có tắm rửa sạch sẽ, bôi dầu thật láng, mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao đến đâu, nó cũng xấu xí khi đang giận dữ. Ðây là điều thứ nhất xảy đến cho một người nổi sân dù người ấy là đàn ông hay đàn bà, làm cho kẻ thù của nó được thỏa mãn.

Lại nữa, một kẻ thù mong muốn như sau cho kẻ thù của nó: “Mong rằng nó nằm ngủ trong khổ sở… Mong rằng nó không có may mắn…Mong rằng nó không có tài sản…Mong rằng nó không có danh xưng…Mong rằng nó không có bè bạn…Mong rằng sau khi thân hoại mạng chung nó đừng có được tái sinh vào thiện thú, thiên giới.” Tại sao? Một kẻ thù không bao giờ muốn cho kẻ thù đi đến thiện thú. Vậy mà khi một người đang tự làm mồi cho sân, bị sân chinh phục, thì nó làm các thân ác hành, khẩu ác hành, ý ác hành.

Do làm các ác hành về thân, khẩu, ý như vậy. Sau khi thân họai mạng chung nó tái sinh vào ác thú, đọa xứ, địa ngục, vì làm mồi cho sân.” (A. iv,94); và: “Như một khúc gỗ từ giàn hỏa, bị cháy cả hai đầu và hỏng chặn giữa, không làm củi với nó được ở trong làng cũng như trong rừng. Ta nói rằng kẻ kia cũng như vậy.” (A. ii, 95). Bây giờ nếu ngươi sân hận là ngươi không thực hành lời Phật dạy. Ðem sân báo sân, ngươi sẽ còn tệ hơn người nổi sân trước và ngươi sẽ không thắng được trận chiến khó thắng; ngươi sẽ tự làm cho ngươi những điều có lợi cho kẻ thù, và ngươi sẽ giống như một khúc gỗ trên giàn hỏa!”

(Ưu điểm)

16. Nếu sân hận lắng dịu khi hành giả nỗ lực như trên thì tốt. Nếu không, hành giả nên xóa bỏ mối tức giận kia bằng cách nhớ lại vài ưu điểm nơi người kia, những điều gợi niềm tin khi được nhớ đến.

17. Vì một người được chế ngự trong thân hành với sự chế ngự của vị ấy, mọi người đều biết, mặc dù ngữ hành và ý hành của vị ấy không được chế ngự. Khi ấy hãy bỏ qua hai thứ sau và chỉ nên nhớ đến sự chế ngự về thân hành nơi vị ấy.

18. Một người khác thì có thể được chế ngự về ngữ hành, và sự chế ngự của vị ấy ai cũng biết – vị ấy có thể là người lịch sự biết chào hỏi tử tế, người dễ nói chuyện, thân mật, cởi mở, lễ độ trong ngôn ngữ, có thể giảng nói Pháp với giọng êm tai, giải thích về Pháp với lời ý nghĩa (chi tiết) đầy đủ, mặc dù thân hành và ý hành của vị ấy không được chế ngự. Trong trường hợp ấy, nên bỏ qua hai điều sau và nên nhớ lại ngữ hành của vị ấy.

19. Một người khác có thể được chế ngự về ý hành và sự chế ngự của vị ấy trong khi lễ bái ở chánh điện v.v… ai cũng thấy rõ. Vì khi một người tâm không được chế ngự đi lễ ở chùa tháp hay đến lễ bái ở cây Giác Ngộ hay lễ bái các vị Trưởng lão, vị ấy không cẩn trọng ngồi ở giảng đường thì tâm trí đi rong hoặc ngủ gục; còn một người tâm chế ngự thì làm lễ một cách cẩn trọng và khoan thai, chăm chú nghe pháp, nhớ kỹ và biểu lộ lòng tin qua thân và lời của mình. Có thể người đó chỉ chế ngự trong ý hành, mặc dù thân và lời không được chế ngự. Trong truờng hợp ấy nên bỏ qua thân và lời của họ, và nhớ lại sự chế ngự ý hành của họ.

20. Nhưng cũng có thể có người không chế ngự gì ráo về cả ba thứ. Khi ấy nên khởi lòng từ mẫn đối với họ như sau: Mặc dù bây giờ vị ấy đang lang thang trong thế giới loài người, tuy nhiên sau một chuỗi ngày anh ta sẽ thấy mình ở một trong tám đại địa ngục và mười sáu địa ngục khủng khiếp. Vì sự tức giận cũng hạ xuống do lòng từ mẫn. Lại còn trong một người khác nữa, thì có thể ba thân ngữ, ý, hành đều được điều phục. Khi ấy hành giả có thể nhớ lại bất cứ loại nào trong người ấy, loại hành mà mình thích, vì tâm từ trải đến một người như vậy rất dễ dàng.

21. Và để làm rõ ý nghĩa trên, đọan sau đây từ kinh Anguttara Nikàya, chương Năm pháp, cần được trích dẫn đầy đủ:”Này các tỳ kheo, có năm cách trừ khử hiềm hận nhờ đó khi hiềm hận khởi lên trong vị tỷ kheo, có thể được trừ khử hoàn toàn (A. iii, 186–90).

(Tự khuyến cáo)

22. Nhưng nếu sự tức giận vẫn khởi lên nơi hành giả, mặc dù những nỗ lực trên, thì hành giả nên tự trách như sau:

“Dù ngươi bị kẻ thù làm hại

Với những điều nó có thể làm

Thì đừng nên tự hại tâm ngươi

Vốn không thuộc quyền năng của nó

Ðã từ thân cắt aí xuất gia

Sao không từ bỏ luôn sân hận?

Sân tâm phá tận ngay gốc rễ

Mọi giới được ngươi đã vun bồi

Thật rõ là ngu quá đi thôi

Khi giận vì lỗi lầm kẻ khác

Ấy chứng tỏ ngươi đang bắt chước

Chính hành vi lầm lỗi của người

Nếu kẻ kia muốn xúc não ngươi

Mà làm nhiều hành vi khả ố

Thì chính ngươi đang chìu ý nó

để cho cơn giận bùng lên

Cơn giận dữ chưa chắc hại ai

Nhưng chắc chắn hại ngươi trước nhất

Kẻ sân trước lên đường đau khổ

Người sân sau bén gót theo sau

Nếu như người là người gây hấn

Khiến kẻ kia trả đũa lại ngươi

Thì hãy nên hạ ngay cơn giận

Vì chính ngươi đã tạo lỗi lầm

Các pháp chỉ kéo dài thoáng chốc

Vật gây nhân đã chấm dứt rồi

Sao còn ôm lòng tức giận ai?

Ai làm hại, ai đang bị hại?

(Mỗi người là chủ sở hữu của nghiệp do mình tạo ra)

23. Nếu hiềm hận vẫn không giảm, hành giả tự nên xét đến sự kiện rằng mình và người đều là sở hữu chủ của nghiệp. Trước hết, hành giả nên xét điều này trong tự thân: Có lợi ích gì khi tức giận như vậy? Há chẳng phải nghiệp sân này của ngươi chỉ đưa đến hại cho ngươi? Vì ngươi là sở hữu chủ của nghiệp, kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là bà con, là quyến thuộc, làm nơi trú ẩn; ngươi sẽ là kẻ thừa tự của bất cứ nghiệp gì ngươi đã làm (xem A. iii,186)

Và đây không phải là lọai nghiệp đưa ngươi đến giác ngộ viên mãn, đến sự giác ngộ chưa từng được tuyên bố, hay đến địa vị thanh văn, hay đến bất cứ địa vị nào như Phạm thiên, Ðế thích, hay ngai vàng của một Chuyển luân vương hay một vị vua v.v… mà trái lại, đây là lọai nghiệp đưa ngươi đến đọa lạc khỏi nền giáo lý, đưa ngươi đến địa vị của những kẻ ăn đồ dư thừa v.v… và đến nhiều sự khổ sở trong địa ngục v.v… Ngươi giống như kẻ tay cầm cục than nóng đỏ hay phân để đánh người, chưa gì chính mình đã cháy và hôi thối.

(Ngược gió tung bụi)

24. Sau khi xét như trên, hành giả lại nên nghĩ: Kẻ kia tức giận ngươi để làm gì? Có phải điều ấy chỉ đưa đến tai hại cho chính nó? Vì Tôn giả kia là sở hữu chủ nghiệp, thừa tự của nghiệp… vị ấy sẽ thừa kế bất cứ nghiệp gì mình đã gây tạo. Và đây không phải là thứ nghiệp đưa vị ấy đến giác ngộ viên mãn, đến sự giác ngộ chưa từng được tuyên bố, đến quả vị thanh văn hay đến một địa vị nào như là Phạm thiên, Ðế thích, Chuyển luân vương hay vua chúa; đúng hơn, đây là thứ nghiệp đưa vị ấy đến sự đọa lạc khỏi nền Giáo lý, hay cả đến địa vị những kẻ ăn đồ dư thừa… và đến nhiều lọai khổ thống trong các địa ngục v.v…

Vị ấy như một người muốn ngược gió tung bụi vào kẻ khác, cuối cùng chỉ làm cho chính thân mình lấm bụi. Vì Ðức Thế Tôn đã dạy như sau:

“Hại người không ác tâm,

người thanh tịnh không uế.

Tội ác đến kẻ ngu,

như ngược gió tung bụi.” (Dh. 125)

Nguồn trích dẫn:  Thanh Tịch Đạo – Buddhaghosa, Thích Nữ Trí Hải Việt dịch từ Anh ngữ

<Xem tiếp Phần 3.> Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – 3/4, Web, FB

Bài viết liên quan

  • Hiềm hận cần được trừ khử như thế nào, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 1/2, Web, FB
  • Xóa tan sân hận 2/2, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p1/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p2/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p3/4, Web, FB
  • Tu tập thiền định với đề mục từ tâm – p4/4, Web, FB
  • Niệm chết như thế nào, Web, FB
  • Quán niệm 32 thể trược, Web, FB
  • Thân hành niệm, Web, FB
  • Đến như thế nào là không biết đủ đối với thiện pháp, Web, FB
  • Yếu tố giác ngộ thứ ba: tinh tấn (phần 2: 11 cách để phát sanh tinh tấn), Web, FB
  • Duy trì việc quan sát cái đau, sự nóng bức, Web, FB
  • Kiên nhẫn và nghị lực để đương đầu với đau khổ, Web, FB
  • Thế nào là tám pháp đối trị dã dượi buồn ngủ, Web, FB
  • (09) đối trị đau nhức và buồn ngủ, Archive
  • Thánh lạc và phi thánh lạc khác nhau như thế nào, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada , FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – lý thuyết & thực hành – thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube