2018 Malaysian Buddhist Meditation Center (MBMC).A

Phát video

[lwptoc]

Sunday, 11 Feb 2018 (26/12 Âm lịch, trước Tết Mậu Tuất) – 1. Tam qui y & Thọ giới 2. Bố Thí 3. Hành Thiền 4. Hồi hướng, chia sẻ công đức tới gia đình và mọi chúng sinh nhân dịp năm hết tết đến của các Phật tử tại Trung tâm thiền Phật giáo Malaysia – MBMC – Malaysian Buddhist Meditation Center, Penang.

  • Video 1/4: 1. Tisaraṇa Pañcasīla – Tam Qui Y & Thọ Giới Facebook
  • Video 2/4: 2. Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường
  • Video 2a/4: Facebook
  • Video 2b/4: Facebook
  • Video 3/4: 3. Bhāvanā – Practice Vipassana Meditation – Hành Thiền Minh Sát Facebook
  • Video 4/4: 1. Pattidāna – Sharing Merits – Hồi Hướng Chia Sẻ Công Đức Facebook

English text below

Những Gì Là Ba Căn Bản Tạo Phước Báu?

What are three bases of meritorious activity?

“—Này các Tỷ–kheo, có ba căn bản làm phước. Thế nào là ba?

⚀ Căn bản làm phước do bố thí,

⚁ căn bản làm phước do giới đức,

⚂ căn bản làm phước do tu tập.”

GHI CHÚ:

Trong các bộ chú giải đã giải thích rộng thành mười điều tạo phước, thập hạnh phúc, đó là:

1– Bố thí (Dānamagga), là tạo phước bằng cách bố thí xả tài.

2– Trì giới (Sīlamaya), là tạo phước, bằng cách giữ giới, thọ trì những giới cấm.

3– Tu tiến (Bhāvanāmaya), là tạo phước bằng cách tu tập thiền chỉ và quán.

4– Cung kính (Apacāyanamaya), là tạo phước bằng cách kính lễ bậc trưởng thượng.

5– Phục vụ (Veyyāvaccamaya), là tạo phước bằng cách làm lợi ích cho người khác với công sức của mình.

6– Hồi hướng (Pattidānamaya), là tạo phước bằng cách hướng nguyện công đức đã làm, để tạo điều kiện cho người khác sanh tâm thiện.

7– Tùy hỷ (Pattānumodanāmaya), là tạo phước bằng cách vui thích theo công đức của người khác đã làm.

8– Thính pháp (Dhammassavanamaya), là tạo phước bằng cách nghe pháp của Đức Phật thuyết, hay các đệ tử của Ngài thuyết, thậm chí là nghe những bậc thiện trí dạy bảo.

9– Thuyết pháp (Dhammadesanāmaya), là tạo phước bằng cách nói pháp chân chánh cho người khác nghe, thậm chí chỉ là bàn luận Phật pháp, hoặc nói những lời hay lẽ phải.

10– Cải chánh kiến thức (Diṭṭhujukamma), là tạo phước bằng cách trau dồi kiến thức, làm cho tri kiến được ngay thẳng, chánh kiến.

Trong mười điều tạo phước ấy, điều bố thí, hồi hướng và tùy hỷ là chung một nhóm pháp tạo phước vật; điều trì giới, cung kính và phục vụ là chung một nhóm pháp tạo phưóc đức; điều tu tiến, thính pháp và thuyết pháp là chung một nhóm pháp tạo phước trí; riêng về điều cải chánh kiến thức là pháp hỗ trợ chín pháp kia và tạo được ba loại phước. – D.A. III.999; Comp. 146

Trích dẫn từ: Tăng chi bộ kinh – Aṅguttara Nikāya, IV. Phẩm Bố Thí – (VI) (36) Phước Nghiệp Sự

 

Aṅguttara Nikāya – The Book of the Eights – 36. Activity

“Bhikkhus, there are these three bases of meritorious activity.

What three?

⚀ The basis of meritorious activity consisting in giving;

⚁ the basis of meritorious activity consisting in virtuous behavior;

⚂ and the basis of meritorious activity consisting in meditative development

☀☀☀☀☀☀☀☀☀☀

Những Gì Là Tám Nguồn Nước Công Đức?

(8 nguồn nước thiện: món ăn cho an lạc, làm nhân sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.)

What are eight streams of merit?

(8 streams of the wholesome, nutriments of happiness—heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven—that lead to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.)

*****

English text below.

– Này các Tỷ–kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhân sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là tám?

❶ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử quy y Phật. Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ nhất, là nguồn nước thiện… hạnh phúc, an lạc.

❷ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử quy y Pháp. Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ hai, là nguồn nước thiện… hạnh phúc, an lạc.

❸ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử quy y Tăng. Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ ba, là nguồn nước thiện… hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ–kheo, có năm bố thí này, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, được biết là truyền thống cổ xưa, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa–môn, những Bà–la–môn có trí khinh thường. Thế nào là năm?

❹ Ở đây, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh. Này các Tỷ–kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày… không bị những Sa–môn, những Bà–la–môn có trí khinh thường. Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tư, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

❺ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho… Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ hai, là đại bố thí,… Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ năm, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

❻ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục… Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí,… Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ sáu, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

❼ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo… Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ tư, là đại bố thí,… Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ bảy, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

❽ Lại nữa, này các Tỷ–kheo, Thánh đệ tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỷ–kheo, vị Thánh Ðệ Tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỷ–kheo, đây là bố thí thứ năm, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày… không bị những Sa–môn, những Bà–la–môn có trí khinh thường. Này các Tỷ–kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tám, là nguồn nước thiện… dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Này các Tỷ–kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.

Trích dẫn từ: Tăng chi bộ kinh – Aṅguttara Nikāya, IV. Phẩm Bố Thí – (IX) (39) Nguồn Nước Công Ðức

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Bài viết liên quan:

  1. Ngày Đầu Năm Mới Canh Tý Tốt Lành, WebFB
  2. Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, WebFB
  3. Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, WebFB

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

MÓN QÙA PHÁP BẢO

🔊 Pháp thoại tại Thiền viện Ta ma nê chô (Tharmanaykyaw), Yangon, Myanmar 5/2019 by Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

Xin tặng món quà Pháp bảo này tới quí vị.

Nguyện cho tất cả các quí vị sớm giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết Bàn.

⑴ Vô Thủy là Luân Hồi, Khổ Đau là Quá Đủ – Bài 1 archive

⑵ Vô Thủy là Luân Hồi, Khổ Đau là Quá Đủ – Bài 2 archive

⑶ Vừa Là Nạn Nhân Vừa Là Thủ Phạm archive
⑷ Dục như than hừng đối với người bị bệnh cùi, Vô minh như người mù sờ voi archive

⑿ Hạnh Phúc Thế Gian Tạm Thời Trong Kiếp Sống Hiện Tại Và Kiếp Sống Mai Sau archive

⒀ Giáo Thọ Singalaka (Thi ca la việt): Lễ Bái 6 Phương
archive

⒁ Các Chúng Sinh Là Chủ Nhân Của Nghiệp Do Chính Mình Tạo Ra – TS Sumangala Viên Phúc.
archive

⒂ Mười Thiện Nghiệp Và Mười Phước Nghiệp archive

⒃ Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường và câu chuyện cúng dường tấm áo duy nhất archive

⒄ Quả Báu và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường archive

⒅ Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí rchive

⒆ Phước Thiện Trì Giới archive

⒇ Các Chi Pháp Phạm Điều Giới Sát Sinh Và Phạm Điều Giới Trộm Cắp archive

(21) Các Chi Pháp Điều Giới Nói Dối, Tà Dâm, Uống Rượu rchive
(22) Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Giới, Quả xấu của ác nghiệp phạm giới, Các tích chuyện archive
(23) Ngũ Giới Thông Thường Và Ngũ Giới Phạm Hạnh archive

(24) Bát Giới Với Điều Giớ Thứ Tám Chánh Mạng – Thiền sư Viên Phúc archive

(25) Bát Quan Trai Giới: Tám Giới Ngày Lễ Bố Tát (Lễ Phát Lồ) archive

(26) Cửu Giới Và Thập Giới Người Cư Sĩ Tại Gia archive

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Aṅguttara Nikāya – The Book of the Eights – 39. Streams

“Bhikkhus, there are these eight streams of merit, streams of the wholesome, nutriments of happiness—heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven—that lead to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness. What eight?

(1) “Here, a noble disciple has gone for refuge to the Buddha. This is the first stream of merit, stream of the wholesome, nutriment of happiness—heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven—that leads to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.

(2) “Again, a noble disciple has gone for refuge to the Dhamma. This is the second stream of merit … that leads to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.

(3) “Again, a noble disciple has gone for refuge to the Saṅgha. This is the third stream of merit … that leads to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.

“There are, bhikkhus, these five gifts, great gifts, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which are not being adulterated and will not be adulterated, not repudiated by wise ascetics and brahmins. What five?

(4) “Here, a noble disciple, having abandoned the destruction of life, abstains from the destruction of life. By abstaining from the destruction of life, the noble disciple gives to an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction. He himself in turn enjoys immeasurable freedom from fear, enmity, and affliction. This is the first gift, a great gift, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which is not being adulterated and will not be adulterated, not repudiated by wise ascetics and brahmins. This is the fourth stream of merit … that leads to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.

(5)–(8) “Again, a noble disciple, having abandoned the taking of what is not given, abstains from taking what is not given … abstains from sexual misconduct … abstains from false speech … abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. By abstaining from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, the noble disciple gives to an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction. He himself in turn enjoys immeasurable freedom from fear, enmity, and affliction. This is the fifth gift, a great gift, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which is not being adulterated and will not be adulterated, not repudiated by wise ascetics and brahmins. This is the eighth stream of merit … that leads to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.

“These, bhikkhus, are the eight streams of merit, streams of the wholesome, nutriments of happiness—heavenly, ripening in happiness, conducive to heaven—that lead to what is wished for, desired, and agreeable, to one’s welfare and happiness.”