Bát Giới Có Giới Thứ 8 Chánh Mạng – Ājīvaṭṭhamakasīla

[lwptoc]

Bát Giới Có Giới Thứ 8 Chánh Mạng – Ājīvaṭṭhamakasīla

*************************

Trong bộ Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) gọi Giới Ādibrahmacariyakasīla (Giới ban đầu thực hành phạm hạnh cao thượng) Chính Là Giới Ājīvaṭṭhamakasīla (Bát Giới Có Giới Thứ 8 Chánh Mạng).

Trong 8 giới này có đủ 3 chánh: Chánh ngữ, chánhnghiệp và chánh mạng. Ba chi phần chân chánh này thuộc về phần Giới trong Bát chánh đạo (Giới – Định – Tuệ).

Hành giả thực hành pháp hành Tứ niệm xứ hoặc thực hành pháp hành thiền tuệ, cần phải thọ trì giới ājīvaṭṭhamakasīla, rồi giữ gìn giới này cho được trong sạch và đầy đủ trọn vẹn, để làm nền tảng thực hành pháp hành Tứ niệm xứ hay thực hành pháp hành thiền tuệ cho được phát triển.

Giới ājīvaṭṭhamakasīla không những đóng vai trò quan trọng trong tam giới mà còn có tầm quan trọng trong pháp Siêu tam giới nữa.

Giới ājīvaṭṭhamakasīla: Bát giới có giới thứ 8 sống chánh mạng không những là giới chung cho tất cả người tại gia và những bậc xuất gia, mà còn là giới của các hành giả thực hành pháp hành thiền định, nhất là thực hành pháp hành thiền tuệ. Cho nên giới ājivaṭṭhamakasīla này có một tầm quan trọng trong cuộc sống của mọi người, dù có thọ trì hay không thọ trì. Nếu người nào phạm đến điều giới nào, thì người ấy đã tạo ác nghiệp.

Bởi vậy, người nào đã thọ trì giới ājīvaṭṭhamaka–sīla này xong, người ấy cố gắng giữ gìn giới cho được trong sạch và trọn vẹn, để tạo mọi thiện nghiệp.

Nếu dể duôi mà phạm điều giới nào, thì cần phải biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, biết ăn năn sám hối tội lỗi, có trí nhớ và trí tuệ biết mình, rồi xin thọ trì giới ấy trở lại.

Như vậy gọi là người có giới.

* Nhận Xét Về 7 Giới Đầu

Ba điều giới đầu liên quan đến sự sát sinh, sự trộm cắp và sự tà dâm có thể bị phạm do thân và khẩu; nhưng phần nhiều bị phạm do thân, cho nên phạm 3 điều giới này thuộc về thân ác nghiệp hoặc thân hành ác cũng gọi là tà nghiệp.

Bốn điều giới tiếp theo liên quan đến sựnói dối, sự nói lời chia rẽ, sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) và sự nói lời vô ích; có thể bị phạm do khẩu và thân, nhưng phần nhiều bị phạm do khẩu, cho nên phạm 4 điều giới này thuộc về khẩu ác nghiệp hoặc khẩu hành ác cũng gọi là tà ngữ.

* Nhận Xét Về Ngũ Giới và Bát Giới Ājīvaṭṭhamakasīla

Ngũ giới và bát giới ājīvaṭṭhamakasīla có điểm giống nhau và khác nhau:

– Ngũ giới và bát giới ājīvaṭṭhamakasīla (giới thứ 8 sống bằng chánh mạng) là 2 loại giới chung cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo nào, dân tộc nào.

Dù thọ trì hay không thọ trì 2 loại giới này, hễ người nào phạm đến giới nào, thì người ấy vẫn bị phạm tội của giới ấy.

Tội nặng hoặc tội nhẹ tùy theo tác ý bất thiện và đối tượng làm cho phạm giới.

– Bát giới ājīvaṭṭhamakasīla có nhiều điểm đặc biệt hơn ngũ giới.

Bốn điều giới đầu của bát giới ājīvaṭṭhamakasīla là: Giới tránh xa sự sát sinh, giới tránh xa sự trộm cắp, giới tránh xa sự tà dâm và giới tránh xa sự nói dối có trong ngũ giới.

Còn lại 4 điều giới sau không có trong ngũ giới.

– Ba chi phần chân chánh trong giới ājīvaṭṭhamakasīla gồm có: Chánh nghiệp, chánh ngữ và chánh mạng.

⚀ * Chánh nghiệp có 3 thân thiện nghiệp là:

– Tránh xa sự sát sinh.

– Tránh xa sự trộm cắp.

– Tránh xa sự tà dâm.

⚁ * Chánh ngữ có 4 khẩu thiện nghiệp là:

– Tránh xa sự nói dối.

– Tránh xa sự nói lời chia rẽ.

– Tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

– Tránh xa sự nói lời vô ích.

⚂ * Chánh mạng là tránh xa cách sống tà mạng do thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp; chỉ sống bằng chánh mạng mà thôi.

– Ngũ giới là giới cơ bản của con người, làm nền tảng để cho dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện phápphát sinh và phát triển.

– Bát giới ājīvaṭṭhamakasīla (giới thứ 8 sống bằng chánh mạng) cũng là giới cơ bản của con người, không những làm nền tảng cho dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp phát sinh và phát triển, mà còn đặc biệt để cho thiện pháp Siêu tam giới phát sinh và phát triển.

Bởi vì bát giới ājīvaṭṭhamakasīla gồm có đủ 3 chánh: Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng thuộc về phần Giới trong Bát Chánh Đạo (Giới – Định – Tuệ).

Mỗi khi Bát Chánh Đạo hợp đủ 8 chánh: ❶ Chánh kiến, ❷ chánh tư duy, ❸ chánh ngữ, ❹ chánh nghiệp, ❺ chánh mạng, ❻ chánh tinh tấn, ❼ chánh niệm và ❽ chánh định đồng sinh trong Thánh Đạo Tâm và Thánh Quả Tâm đặc biệt chỉ có đối tượng Niết Bàn mà thôi.

Như vậy, ngũ giới không những có một tầm quan trọng giữ gìn duy trì địa vị con người được vững chắc mà còn nhờ thiện nghiệp này làm nền tảng nâng cao kiếp sau có thể trở thành chư thiên hoặc phạm thiên.

Bát giới ājīvaṭṭhamakasīla có một tầm quan trọng hơn ngũ giới. Bát giới này là thiện nghiệp làm nền tảng không những nâng cao kiếp sau trở thành chư thiên hoặc phạm thiên, mà còn có thể nâng cao con người trở thành bậc Thánh Nhân ngay trong kiếp hiện tại này.

Người nào thọ trì, giữ gìn bát giới ājīvaṭṭhamakasīla (giới thứ 8 sống bằng chánh mạng) trong sạch và trọn vẹn, thì ngay trong kiếp hiện tại được an lạc, và quả báu của bát giới này rất lớn, được thành tựu quả báu trong cõi người (manussasampatti), thành tựu quả báu trong cõi trời (devasampatti) và thành tựu chứng ngộ Niết Bàn (Nibbānasampatti).

“””””””””””””””””””””””

TK Viên Phúc Sumangala biên soạn theo: Nền tảng Phật giáo – Quyển III Hành Giới. Tỳ Khưu Hộ Pháp.

Giải Thích Giới Ājīvaṭṭhamakasīla – Bát giới có điều giới thứ 8 là Chánh mạng:

*****************************

Ājīvaṭṭhamakasīla = ājīva + aṭṭhamaka + sīla.

– Ājīva: Mạng sống, nuôi mạng

Có 2 cách:

1– Micchājīva: Sống tà mạng, nghĩa là sống bằng cách thân hành ác, khẩu hành ác như sát sinh, trộm cắp, v.v…

2– Sammā ājīva: Sống chánh mạng, nghĩa là sống bằng cách thân hành thiện, khẩu hành thiện như tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cắp, v.v…; không buôn bán những thứ gây tai hại đến chúng sinh.

– Aṭṭhamaka: Thứ 8.

– Sīla: Điều giới.

– Ājīvaṭṭhamakasīla: Điều giới thứ 8 sống chánh mạng, nghĩa là điều giới thứ 8 tránh xa cách sống tà mạng.

Ājīvaṭṭhamakasīla có 8 điều giới, 4 điều giới đầu (điều giới thứ nhất, điều giới thứ nhì, điều giới thứ ba và điều giới thứ tư) đã được giải thích ở trong phần ngũ giới.

Điều Giới Thứ 5

*************

Pisuṇavācā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

* Nghĩa phân tích chữ:

– Pisuṇavācā = Pisuṇa + vācā

+ Pisuṇa: Phá tan sự đoàn kết, làm cho chia rẽ.

+ Vācā: Lời nói.

– Veramaṇi sikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ.

+ Veramaṇī: Tác ý tránh xa.

+ Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới.

– Samādiyāmi: Con xin thọ trì.

Pisuṇavācā: Lời nói làm mất tình thương yêu đoàn kết nhau, lời nói chia rẽ nhau.

* Nghĩa tổng hợp:

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói lời chia rẽ.

* Chi Pháp Phạm Điều Giới Nói Lời Chia Rẽ

Người phạm điều giới nói lời chia rẽ cần phải hợp đủ 5 chi pháp:

1– Nói lời chia rẽ giữa hai người đang thân thiết với nhau.

2– Tác ý ác nói làm cho hai người ấy chia rẽ nhau.

3– Cố gắng bằng khẩu để hai người ấy chia rẽ nhau.

4– Hai người nghe và tin lời người nói, rồi lánh xa nhau.

5– Hai người oán ghét lẫn nhau, rồi chia rẽ xa lánh nhau.

Nếu hội đủ 5 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới nói lời chia rẽ. Nếu thiếu 1 trong 5 chi pháp, thì không thể gọi là phạm điều giới nói lời chia rẽ.

* Giảng Giải Về Sự Nói Lời Chia Rẽ

Nói lời chia rẽ do khẩu là chính, nhưng cũng có trường hợp thuộc về phần thân: “Không nói mà có cử chỉ, hành động, hoặc viết thư gửi cho hai người khiến cho họ hiểu lầm nhau, rồi ghét bỏ nhau, rồi xa lánh nhau”.

* Tội Nặng – Tội Nhẹ Phạm Điều Giới Nói Lời Chia Rẽ

Tội nặng hoặc tội nhẹ của sự phạm điều giới nói lời chia rẽ tùy thuộc vào đối tượng người có giới đức hoặc không có giới đức.

– Nếu người có tác ý bất thiện nói lời chia rẽ giữa hai người có giới đức, thì có tội nặng; sau khi chết, do ác nghiệp này có thể cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh).

– Nếu người có tác ý bất thiện nói lời chia rẽ giữa hai người không có giới đức, thì có tội nhẹ.

* Quả xấu của ác nghiệp nói lời chia rẽ

Người phạm điều giới nói lời chia rẽ, có tội nặng; sau khi chết, nếu ác nghiệp này cho quả thì sẽ tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) chịu quả khổ của ác nghiệp cho đến khi mãn quả ác nghiệp. Nếu thiện nghiệp khác cho quả tái sinh làm người, thì người ấy phải chịu những quả xấu của ác nghiệp nói lời chia rẽ từ trong kiếp quá khứ như sau:

1– Tâm thường bất hòa với bạn bè, vợ chồng, anh em, bà con…

2– Thường bị người khác đánh đập, bị tàn tật.

3– Không có bạn bè thân thiết.

4– Bạn bè không bền vững, không lâu sẽ bỏ nhau.

5– Có nhiều người không ưa thích, không thân thiết.

6– Tâm thường bị ô nhiễm bởi phiền não, sống đau khổ.

* Quả báu của thiện nghiệp tránh xa nói lời chia rẽ

Đối với người thọ trì và giữ gìn điều giới tránh xa sự nói lời chia rẽ; sau khi chết, nếu thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, thì người ấy được hưởng những quả báu của thiện nghiệp không nói lời chia rẽ từ trong kiếp quá khứ như sau:

1– Tâm thường hòa thuận với bạn bè, vợ chồng, anh em, bà con…

2– Không bị người khác đánh đập, không bị tàn tật.

3– Có nhiều bạn bè thân thiết.

4– Tình bạn bè thân thiết bền vững, không bỏ nhau.

5– Có nhiều người thương yêu, quý mến.

6– Tâm ít bị ô nhiễm, sống an lạc.

Điều Giới Thứ 6

************

Pharusavācā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

* Nghĩa phân tích chữ:

– Pharusavācā = Pharusa + vācā

+ Pharusa: Thô tục, phát sinh từ tâm sân.

+ Vācā: Lời nói.

– Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ.

+ Veramaṇī: Tác ý tránh xa.

+ Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới.

– Samādiyāmi: Con xin thọ trì.

Pharusavācā: Lời nói thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc), phát sinh từ tâm sân.

* Nghĩa tổng hợp:

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

* Chi Pháp Phạm Điều Giới Nói Lời Thô Tục

Người phạm điều giới nói lời thô tục cần phải hợp đủ 3 chi pháp:

1– Tâm sân tức giận.

2– Có người bị chửi rủa, mắng nhiếc.

3– Đã nói lời chửi rủa, mắng nhiếc.

Nếu hội đủ 3 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

Nếu thiếu 1 trong 3 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

* Giảng Giải Về Sự Nói Lời Thô Tục

Sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) này có tác ý bất thiện (tác ý ác) phát sinh từ tâm sân, do đó, lời nói thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) chua chát hoặc ngọt ngào, nghe êm tai, thì cũng gọi là pharusavācā: Lời nói thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

Trong Chú giải Aṭṭhasālini, giảng giải về sự nói lời thô tục rằng:

“Cha mẹ rầy la, chửi mắng con; hoặc thầy rầy la, chửi mắng học trò,… là cốt để dạy dỗ, khuyên răn, hăm dọa muốn cho con cái, học trò trở nên người tốt, người thiện. Những lời rầy la, chửi mắng ấy hoàn toàn không có tác ý bất thiện làm hại con cái, làm hại học trò…”.

Như vậy khi cha mẹ, thầy rầy la, chửimắng không hợp đủ chi phạm điều giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc). Cho nên cha mẹ, thầy không gọi là phạm điều giới nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

* Tội Nặng – Tội Nhẹ Phạm Điều Giới Nói Lời Thô Tục

Người nào phạm điều giới nói lời thô tục(chửi rủa, mắng nhiếc) đến cha mẹ, thầy tổ, những bậc Trưởng Lão, chư Tỳ khưu, Sadi có giới hạnh trong sạch, đến Đức Phật Độc Giác, Đức Phật Chánh Đẳng Giác, thì người ấy phạm tội nặng; sau khi chết, ác nghiệp ấy cho quả tái sinh trong cõi địa ngục.

Người nào phạm điều giới nói lời thô tục(chửi rủa, mắng nhiếc) đến người không có giới đức trong sạch, thì người ấy phạm tội nhẹ.

* Quả xấu của ác nghiệp nói lời thô tục

Người phạm điều giới nói lời thô tục(chửi rủa, mắng nhiếc) phạm tội nặng; sau khi chết, ác nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) cho quả tái sinh trong cõi địa ngục chịu khổ, cho đến khi mãn quả ác nghiệp ấy. Nếu có thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, thì người ấy còn phải chịu những quả xấu của ác nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) từ trong kiếp quá khứ như sau:

1– Thường nghe những lời không hài lòng như lời chửi rủa, mắng nhiếc, v.v…

2– Có nhiều người ghét.

3– Thường bị chê trách, bị vu oan giá họa.

4– Ít được nghe những lời ngon ngọt mật thiết.

5– Đời sống nghèo nàn khổ cực.

6– Bị tàn tật câm điếc, đui mù.

* Quả báu của thiện nghiệp tránh xa nói lời thô tục

Đối với người thọ trì điều giới, tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc); sau khi chết, thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, người ấy còn hưởng được những quả báu tốt của thiện nghiệp tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) như sau:

1– Thường được nghe những lời ngọt ngào đáng hài lòng.

2– Được nhiều người thương yêu quý mến.

3– Thường được nghe những lời tán dương ca tụng, không bị vu oan giá họa.

4– Thường được nghe những lời ngọt ngào thân thiết.

5– Đời sống an lạc hạnh phúc.

6– Có giọng nói thanh tao rất hay.

Điều Giới Thứ 7

************

Samphappalāpā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

* Nghĩa phân tích chữ:

– Samphappalāpā = Sampha+ palāpā

+ Sampha: Làm mất sự lợi ích và sự an lạc.

+ Palāpā: Lời nói.

– Veramaṇisikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ.

+ Veramaṇī: Tác ý tránh xa.

+ Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới.

– Samādiyāmi: Con xin thọ trì.

Samphappalāpā: Lời nói làm mất sự lợi ích và sự an lạc.

* Nghĩa tổng hợp:

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói lời vô ích.

* Chi Pháp Phạm Điều Giới Nói Lời Vô Ích

Người phạm điều giới nói lời vô ích cần phải hợp đủ 2 chi pháp:

1– Tác ý bất thiện nói lời vô ích.

2– Nói lời vô ích.

Nếu hội đủ 2 chi pháp này, thì gọi là phạm điều giới nói lời vô ích, nếu thiếu 1 trong 2 chi, thì không thể gọi là phạm điều giới nói lời vô ích.

* Giảng Giải Về Sự Nói Lời Vô Ích

Trường hợp người nói hoặc người viết sáng tác những chuyện không có thật thành câu chuyện để cho người nghe hoặc người đọc tin theo, say mê theo lời nói của mình, rồi họ phát sinh tâm tà kiến thấy sai chấp lầm làm mất sự lợi ích, sự an lạc. Như vậy, lời nói của người ấy gọi là lời nói vô ích (samphappalāpa).

Trường hợp người nói hoặc người viết những chuyện không có thật để làm ví dụ trong việc giảng dạy, để giúp cho người nghe, người đọc dễ hiểu theo lời dạy ấy, thì lời nói của người ấy không gọi là lời nói vô ích.

Trường hợp người nói hoặc người viết trình bày những câu chuyện có thật, đúng theo sự thật, nhưng không đem lại lợi ích gì cho người nghe hoặc người đọc. Như vậy, lời nói của người ấy không gọi là lời nói vô ích.

Trường hợp người nói hoặc người viết những câu chuyện nhảm nhí, hoang đường, không có thật, để làm cho người nghe, người đọc say mê tiêu khiển trong chốc lát, làm mất thì giờ mà không đem lại lợi ích, gọi là lời nói vô ích(samphappalāpa); nhưng không gọi là lời nói dối (musāvāda), bởi vì người nói hay người viết không có tác ý bất thiện nói dối làm cho người nghe, người đọc tin theo rồi gây ra sự tai hại.

Nếu người nói hoặc người viết những chuyện nhảm nhí, hoang đường, không có thật, để người nghe hoặc người đọc say mê, tin theo rồi làm mất lợi ích, gây ra sự tai hại đến với họ, thì người nói hoặc người viết phạm điều giới nói lời vô ích và phạm điều giới nói dối nữa.

* Tội Nặng – Tội Nhẹ Phạm Điều Giới Nói Lời Vô Ích

Nếu người phạm điều giới nói lời vô íchtrở thành thói quen hằng ngày như các diễn viên hài, viết chuyện vui cười, chuyện nhảm nhí,… thì người ấy có tội nặng.

Nếu thỉnh thoảng hoặc đôi khi nói lời vô ích, thì người ấy có tội nhẹ.

* Quả xấu của ác nghiệp nói lời vô ích

Đối với người phạm điều giới nói lời vô ích, có tội nặng, sau khi chết, do ác nghiệp nói lời vô ích cho quả tái sinh trong 4 cõi ác giới (địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh) chịu quả khổ của ác nghiệp ấy, cho đến khi mãn quả ác nghiệp ấy. Do nhờ thiện nghiệp khác cho quả, nếu tái sinh làm người, thì người ấy còn phải chịu những quả xấu của ác nghiệp nói lời vô ích từ trong kiếp quá khứ như sau:

1– Có nhiều người không tin theo lời nói của mình.

2– Có nhiều người không ưa thích.

3– Không được nhiều người kính trọng.

4– Không thể nói cho người khác tin theo.

5– Là người nghèo khổ.

6– Là người không có quyền lực.

7– Là người thiểu trí (ngu dốt).

* Quả báu của thiện nghiệp tránh xa nói lời vô ích

Đối với người thọ trì điều giới tránh xa sự nói lời vô ích, sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sinh làm người, thì người ấy được hưởng những quả báu của giới tránh xa sự lời nói vô ích như sau:

1– Có nhiều người tin theo lời nói của mình.

2– Có nhiều người thương yêu, quý mến.

3– Có nhiều người kính trọng.

4– Có thể nói cho người khác tin theo.

5– Là người sống hạnh phúc an lạc.

6– Là người có nhiều quyền lực.

7– Là người có nhiều trí tuệ, có khả năng đối đáp nhanh nhẹn.

* Nói Lời Vô Ích

Nói lời vô ích (niratthakathā) là nói những lời không đem lại sự lợi ích. Trong kinh Sāmaññaphalasutta([1]) Đức Phật thuyết giảng có 32 chuyện không đem lại sự lợi ích giải thoát khổ gọi là Tiracchānakathā, đó là:

1– Rājakathā: Nói chuyện về Đức vua, Hoàng tộc,…

2– Mahāmattakathā: Nói chuyện về các quan trong triều đình, trong Chính phủ.

3– Corakathā: Nói chuyện về bọn trộm cướp.

4– Senākathā: Nói chuyện về quân đội.

5– Bhayakathā: Nói chuyện về tai họa.

6– Yuddhakathā: Nói chuyện về chiến tranh.

7– Annakathā: Nói chuyện về vật thực: Cơm, gạo,…

8– Pānakathā: Nói chuyện về đồ uống.

9– Vatthakathā: Nói chuyện về vải, quần áo.

10– Mālākathā: Nói chuyện về các loại hoa, vòng hoa.

11– Sayanakathā: Nói chuyện về chỗ nằm, chỗ ở.

12– Ghandhakathā: Nói chuyện về mùi thơm, dầu thơm.

13– Ñātikathā: Nói chuyện về bà con, dòng họ.

14– Yānakathā: Nói chuyện về xe cộ.

15– Gāmakathā: Nói chuyện về xóm làng.

16– Nigamakathā: Nói chuyện về quận, huyện.

17– Nagarakathā: Nói chuyện về thành phố.

18– Janapadakathā: Nói chuyện về vùng quê, ngoại thành.

19– Itthikathā: Nói chuyện về đàn bà.

20– Purisakathā: Nói chuyện về đàn ông.

21– Kumārakathā: Nói chuyện về những chàng trai.

22– Kumārīkathā: Nói chuyện về những cô gái.

23– Surakathā: Nói chuyện về sự can đảm.

24– Visikhākathā: Nói chuyện về đường xá.

25– Kumbaṭṭhānakathā: Nói chuyện về bến nước.

26– Pubbapetakathā: Nói chuyện về bà con đã qua đời.

27– Nānattakathā: Nói những chuyện nhảm nhí.

28– Lokakkhāyika: Nói chuyện về thế giới tạo thiên lập địa.

29– Samuddakkhāyika: Nói chuyện về đại dương.

30– Itibhavābhavakathā: Nói chuyện về kiếp nhỏ, kiếp lớn luân hồi.

31– Araññakathā: Nói chuyện về rừng.

32– Pabbatakathā: Nói chuyện về núi,…

* 10 Chuyện Có Ích (Kathāvatthu)

Đức Phật dạy có 10 chuyện nên nói đem lại lợi ích, đó là:

1– Appicchakathā: Nói chuyện về ít tham muốn.

2– Santutthikathā: Nói chuyện về biết tri túc.

3– Parivekakathā: Nói chuyện về hoan hỷ ở nơi thanh vắng.

4– Asaṃsaggakathā: Nói chuyện về sự sống không chung đụng nhiều người, nên sống riêng rẽ một mình.

5– Vīriyārambhakathā: Nói chuyện về sự cố gắng tinh tấn giải thoát khổ.

6– Sīlakathā: Nói chuyện về giới trong sạch và trọn vẹn.

7– Samādhikathā: Nói chuyện về định vững chắc.

8– Paññākathā: Nói chuyện về tuệ thấy rõ chân lý Tứ Thánh Đế.

9– Vimuttikathā: Nói chuyện về giải thoát khỏi phiền não.

10– Vimuttiñāṇadassanakathā: Nói chuyện về tri kiến giải thoát phiền não.

Đó là 10 chuyện nên nói, nên đàm đạo.

* Hai phận sự nên hành

Đức Phật khuyên dạy chư Tỳ khưu rằng:

– “Sannipatitānaṃ vo bhikkhave dvayaṃ karaṇīyaṃ dhammī vā kathā ariyo vā tuṇhibhāvo”(2).

“Này chư Tỳ khưu, đối với các con khi gặp mặt nhau có 2 việc nên làm là: Nói đúng pháp, hoặc nên im lặng như bậc Thánh”.

* Trường hợp Đức Phật thuyết pháp

Đức Thế Tôn tùy thời thuyết pháp chân lý chắc chắn đem lại sự lợi ích cho chúng sinh, nếu không đem lại sự lợi ích, thì Đức Thế Tôn không thuyết pháp.

Đức Thế Tôn biết rõ 6 trường hợp, trường hợp nào nên thuyết giảng và trường hợp nào không nên thuyết giảng như sau:

– Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào không chân thật, không đem lại sự lợi ích, người nghe không hài lòng, không hoan hỷ. Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

– Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào không chân thật, không đem lại sự lợi ích, dù người nghe hài lòng, hoan hỷ. Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

– Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật, nhưng không đem lại sự lợi ích, dù người nghe hài lòng, hoan hỷ. Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

– Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật, nhưng không đem lại sự lợi ích, người nghe cũng không hài lòng, không hoan hỷ. Ngài không thuyết giảng pháp ấy.

– Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật và đem lại sự lợi ích, nhưng người nghe không hài lòng, không hoan hỷ. Ngài biết tùy nơi, đúng lúc sẽ thuyết giảng pháp ấy.

– Đức Thế Tôn biết rõ pháp nào chân thật và đem lại sự lợi ích, người nghe cũng hài lòng, hoan hỷ. Ngài biết tùy nơi, đúng lúc sẽ thuyết giảng pháp ấy.

Điều Giới Thứ 8

*************

Micchājīvā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.

* Nghĩa phân tích chữ:

– Micchājīvā = Micchā + ājīvā

+ Micchā: Sai lầm, tà.

+ Ājīvā: Sinh mạng.

– Veramaṇi sikkhāpadaṃ = Veramaṇī + sikkhāpadaṃ.

+ Veramaṇī: Tác ý tránh xa.

+ Sikkhāpadaṃ: Điều giới, giới.

– Samādiyāmi: Con xin thọ trì.

Micchājīvā: Sống bằng tà mạng.

* Nghĩa tổng hợp:

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa cách sống tà mạng.

* Giảng Giải Về Sự Tránh Xa Cách Sống Tà Mạng

Micchājīvā: Sống tà mạng, nghĩa là nuôi mạng bằng thân hành ác, khẩu nói ác.

– Thân hành ác là sát sinh, trộm cắp, tà dâm gọi là tà nghiệp.

– Khẩu nói ác là nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc), nói lời vô ích gọi là tà ngữ.

Người nào sống bằng những thứ vật dụng như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh… là những thứ nhu cầu cần thiết cho cuộc sống được tạo ra bằng tà nghiệp (thân hành ác), tà ngữ (khẩu nói ác), thì người ấy được gọi là sống tà mạng (micchājīvā).

Và người sống bằng tà mạng do làm 5 nghề buôn bán như:

1– Satthavāṇijjā: Làm nghề buôn bán vũ khí giết hại chúng sinh.

2– Sattavāṇijjā: Làm nghề buôn bán người để làm nô lệ, làm tôi tớ.

3– Maṃsavāṇijjā: Làm nghề giết gia cầm, gia súc để bán thịt.

4– Majjavāṇijjā: Làm nghề buôn bán các chất say như rượu, thuốc phiện, ma túy, thuốc lá,…

5– Visavāṇijjā: Làm nghề buôn bán các loại thuốc độc giết hại chúng sinh (người, các loài vật,…).

Và các nghề cờ bạc, nghề cá độ ăn thua,… người nào sống bằng những thứ của cải được tạo ra do những nghề bất lương như vậy, thì người ấy được gọi làsống bằng tà mạng.

** Vấn: Điều giới tránh xa cách sống tà mạng, sống bằng chánh mạng như thế nào?

Đáp: Người nào sống bằng chánh mạng là sống bằng những thứ của cải được tạo ra một cách hợp pháp, là tránh xa tà nghiệp (thân hành ác); tránh xa tà ngữ (khẩu nói ác); tránh xa 5 nghề buôn bán làm khổ chúng sinh; tránh xa nghề cờ bạc, nghề cá độ ăn thua,… Sống bằng chánh nghiệp, chánh ngữ, thì người ấy được gọi là sống bằng chánh mạng.

** Vấn: Trước kia, một người chưa hiểu biết cách sống bằng chánh mạng, mà sống bằng tà mạng. Người ấy đã tạo ra những của cải bằng tà nghiệp do thân hành ác; bằng tà ngữ do khẩu nói ác; bằng nghề buôn bán bất lương làm khổ chúng sinh, v.v… Về sau, được nghe chánh pháp, hiểu biết chánh pháp, người ấy đã tránh xa cách sống tà mạng, đã từ bỏ cách sống tà mạng, sống bằng chánh mạng. Nhưng những của cải sự nghiệp như nhà cửa ruộng đất, những thứ vật dụng, đồ dùng, v.v… đã có trước kia được tạo ra bằng tà nghiệp do thân hành ác; bằng tà ngữ do khẩu nói ác; hoặc bằng nghề buôn bán bất lương làm khổ chúng sinh.

Như vậy, người ấy có thể tiếp tục sử dụng những thứ của cải bất hợp pháp ấy được không? Nếu người ấy sử dụng những thứ của cải bất hợp pháp ấy, thì có gọi người ấy sống bằng tà mạng hay không?

Đáp: Sau khi hiểu biết chánh pháp, tránh xa cách sống tà mạng, từ bỏ cách sống tà mạng, người tại gia ấy có thể tiếp tục sử dụng những thứ của cải bất hợp pháp cũ đã có từ trước kia cho đến hết (mà không tạo ra thêm những thứ của cải bất hợp pháp mới). Người ấy chỉ làm những nghề lương thiện mà thôi. Như vậy, tuy thân vẫn còn sử dụng những thứ của cải bất hợp pháp cũ còn lại, nhưng tâm người ấy đã tránh xa tà nghiệp (thân hành ác); đã tránh xa tà ngữ (khẩu nói ác); đã tránh xa các nghề buôn bán bất lương… thì không thể gọi người ấy sống bằng tà mạng, mà nên gọi người ấy sống bằng chánh mạng.

** Vấn: Một người thích săn bắn thú rừng hoặc thích câu cá,… xem như thú vui tiêu khiển. Vậy, người ấy có phải sống bằng tà mạng hay không?

Đáp: Người ấy thích săn bắn thú rừng hoặc thích câu cá,… xem như thú vui tiêu khiển, không liên quan đến vấn đề nuôi mạng. Cho nên người ấy không phạm điều giới sống bằng tà mạng, mà chỉ phạm điều giới sát sinh (tà nghiệp) mà thôi.

Tương tự, một người nói dối lừa gạt người khác cho vui, không liên quan đến vấn đề nuôi mạng, thì người ấy không phải sống bằng tà mạng, mà chỉ phạm điều giới nói dối (tà ngữ) mà thôi.

– Nếu người nào làm nghề sát sinh để nuôi mạng, thì người ấy phạm điều giới sát sinh (tà nghiệp) và phạm điều giới sống bằng tà mạng sát sinh.

– Nếu người nào nói dối lường gạt người khác để lấy của cải về nuôi mạng, thì người ấy phạm điều giới nói dối (tà ngữ) và phạm điều giới sống bằng tà mạng nói dối.

* Bậc xuất gia sống bằng chánh mạng

– Bậc xuất gia là Tỳ khưu, Sadi sống bằng chánh mạng và người tại gia là cận sự nam, cận sự nữ sống bằng chánh mạng có những điểm khác biệt nhau như thế nào?

Bậc xuất gia là Tỳ khưu, Sadi tránh xa cách sống tà mạng, sống bằng chánh mạng cần phải thực hành theo đúng giới luật mà Đức Phật đã chế định và ban hành.

Đức Phật không cho phép vị Tỳ khưu hành nghề thầy thuốc, thầy bói, thầy xem tướng số,… và các ngành nghề khác. Nếu Tỳ khưu nào làm nghề như vậy, Tỳ khưu ấy bị phạm điều giới (āpatti). Và những thứ vật dụng được phát sinh do hành nghề ấy gọi là những thứ vật dụng không hợp pháp. Do đó, vị Tỳ khưu phạm điều giới ấy không thể sử dụng được những thứ vật dụng không hợp pháp ấy, và tất cả chư Tỳ khưu khác, dù biết hay không biết, cũng không thể sử dụng được. Cho nên, vị Tỳ khưu ấy chỉ phải xả bỏ mà thôi.

Đức Phật chế định những điều giới đối với vị Tỳ khưu sống bằng tà mạng:

* Bởi vì sống bằng tà mạng thấp hèn, Tỳ khưu tự khoe khoang pháp của bậc Thánh mà chính mình không có, Tỳ khưu ấy phạm điều giới Bất cộng trụ (Pārājika) (không còn phẩm hạnh Tỳ khưu nữa).

* Bởi vì sống bằng tà mạng, Tỳ khưu làm mai mối cho người nam và người nữ kết hôn thành vợ chồng, Tỳ khưu ấy phạm điều giới Tăng tàn (Saṃghādisesa).

* Bởi vì sống bằng tà mạng, Tỳ khưu nói gián tiếp trong chùa có vị Thánh Nhân, Tỳ khưu ấy phạm điều giới Trọng(Thullaccaya).

* Bởi vì sống bằng tà mạng, Tỳ khưu không có bệnh xin vật thực ngon để dùng, Tỳ khưu ấy phạm điều giới Ưng đối trị(Pācittiya).

* Bởi vì sống bằng tà mạng, Tỳ khưu độ vật thực như cơm, canh,… không đàng hoàng, Tỳ khưu ấy phạm điều giới Tác ác(Dukkaṭa).

Để nâng cao đời sống trở nên cao thượng, tất cả những bậc xuất gia và mọi người tại gia phải nên giữ gìn giới tránh xa cách sống tà mạng, chỉ sống bằng chánh mạng mà thôi.

Thọ Trì Giới Ājīvaṭṭhamakasīla – Bát giới có điều giới thứ 8 là Chánh mạng:

*****************************

Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, tiếp theo thọ trì giới ājīvaṭṭhamakasīla:

1– Pāṇātipātā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sinh.

2– Adinnādānā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp.

3– Kāmesumicchācārā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm.

4– Musāvādā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối.

5– Pisuṇavācā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói lời chia rẽ.

6– Pharusavācā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

7– Samphappalāpā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói lời vô ích.

8– Micchājīvā veramaṇi sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa cách sống tà mạng.

NĐĐ: Tisaraṇena saha ājīvaṭṭhamakasīlaṃ dhammaṃ sādhukaṃ katvā, appamādena sampādetha.

(Các con đã thọ trì phép quy y Tam Bảo cùng giới ājīvaṭṭhamakasīla xong, các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh, bằng pháp không dể duôi, thực hành Tứ niệm xứ).

CSN: Āma, Bhante.

(Dạ, xin vâng! Kính bạch Ngài).

NĐĐ: Sīlena sugatiṃ yanti.

Sīlena bhogasampadā.

Sīlena nibbutiṃ yanti.

Tasmā sīlaṃ visodhaye.

Chúng sinh tái sinh cõi trời, nhờ giữ giới.

Chúng sinh đầy đủ của cải, nhờ giữ giới.

Chúng sinh giải thoát Niết Bàn, nhờ giữ giới.

Vậy, các con giữ giới, cho được trong sạch!

CSN: Sādhu! Sādhu!

(Lành thay! Lành thay!).

Youtube – Thiền Sư Viên Phúc – Thiền Viện Tharmanaykyaw Mahagandayon Monastery Yangon Myanmar

Các Bài Pháp Thoại Về Giới Luật, Youtube
Audio Bài Giảng: Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada – Thiền Sư Viên Phúc Sumangala, Youtube
Audio Bài Giảng – Phần 1: Giới Bổn Patimokkha – “Giới & Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada.” – Thiền Sư Viên Phúc Sumangala, Youtube
Danh sách các bài pháp thoại chủ đề Giới Bổn Patimokkha – “Giới & Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada.”:
(01) Phạm Tội Apatti, Youtube
(02) Bậc Sa Môn Chân Chánh, Youtube
(03) Vatta 14 Pháp Hành, Youtube
(04) Giới Bổn Patimokkha 227 Điều, Youtube
(05) Bất Cộng Trụ Pārājika, Youtube
(06) Bất Cộng Trụ Pārājika P2, Youtube
(07) Tăng Tàn P1 Di Tinh, Youtube
(08) Tăng Tàn P2 Xúc Chạm Phụ Nữ, Youtube
(09) Tăng Tàn P3, Youtube
(10) Bất Định, Ưng Xả Đối Trị 10, Youtube
(11) Ưng Xả (Nissaggiya) 20, Youtube
(12) Ưng Xả (Nissaggiya) 30, Youtube
(13) Ưng Đối Trị (Pācittiya) 1 Nói Dối, Youtube
(14) Ưng Đối Trị (Pācittiya) 2 Thảo Mộc, Youtube
(15) Ưng Đối Trị (Pācittiya) 3, Youtube
(16) Ưng Đối Trị (Pācittiya) : Phẩm Lõa Thể, Uống Rượu, Youtube
(17) Ưng Đối Trị (Pācittiya) Ba Phẩm Cuối, Youtube
(18) Ưng Phát Lộ (Pāṭidesanīya) & Ưng Học Pháp (Sekhiya), Youtube
(19) Pháp Diệt Tranh (Adhikaraṇasamathādhammā), Youtube
(20) Tứ Thanh Tịnh Giới, Youtube
(21) Các Bổn Phận Khác Của Tỳ Khưu, Youtube
Audio Bài Giảng – Phần 2: Giới Theo Thanh Tịnh Đạo – “Giới & Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada.” – Thiền Sư Viên Phúc Sumangala, Youtube
Danh sách các bài pháp thoại chủ đề Giới Theo Thanh Tịnh Đạo – “Giới & Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada.”:
(22) 01-Dẫn Nhập: Giới Trong Tam Học, Youtube
(23) 02-Giới Phân Loại 1, 2, 3, Youtube
(24) 03-Giới Phân Loại 4, Youtube
(25) 04-Giới Phân Loại 4, 5, Youtube
(26) 05-Thế Nào Là Giới Ô Nhiễm, Giới Thanh Tịnh?, Youtube
(27) 06-Khổ Hạnh “Đầu Đà – Dhutanga” 1, Youtube
(28) 07-Khổ Hạnh “Đầu Đà – Dhutanga” 2, Youtube

AUDIO BÀI GIẢNG – Phần 3: Tăng sự – “Giới & Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada.” – Thiền sư Viên Phúc Sumangala Youtube

Danh sách các bài pháp thoại chủ đề Tăng Sự – “Giới & Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada.”:
(29) 00 – Lễ Xuất Gia Sa Di, Tỳ Khưu, Youtube
(30) 01 – Hành Sự Lễ Bố Tát Uposatha, Lễ Tự Tứ Pavāraṇā, Youtube
(31) 02 – Giao Y Kathina, Kết Giới Sima, Youtube
(32) 03 – Gián Nghị, Xây Cất, Lìa Tam Y, Youtube
(33) 04 – Xử Lý Tăng Tàn, Sám Hối, Nhập Hạ, Y Bát, Youtube
Audio Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 3 – Đại Phẩm – Mahāvagga, Youtube
Danh sách các bài pháp thoại chủ đề ‘Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 3 – Đại – Phẩm – Mahāvagga do Thiền Sư Viên Phúc giảng tại Thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar:
V01:-Giác-Ngộ,-Chuyển-Pháp-Luân, Youtube
V02:-Vô-Ngã-Tướng, Youtube
V03:-Tất-Cả-Đều-Bốc-Cháy, Youtube
V04:-Thầy-Tế-Độ-Và-Đệ-Tử, Youtube
V05:-Tiêu-Chuẩn-Thầy-Tế-Độ-&-Thầy-Nương-Nhờ, Youtube
V06:-Sống-Nương-Nhờ,-Không-Nên-Cho-Tu-Nên-Bậc-Trên, Youtube
V07:-Phép-Tu-Nên-Bậc-Trên, Youtube
V08:-Phép-Hành-Sự-Uposatha,-Định-Ranh-Giới, Youtube
V09:-Tiền-Phận-Sự,-Hành-Sự-Uposatha, Youtube
V10:-Hành-Sự-Uposatha,-Các-Chế-Định-Khác, Youtube
V11Tạng-Luật—Đại-Phẩm:-An-Cư-Mùa-Mưa, Youtube
V12:-Lễ-Tự-Tứ-Pavarana-P1, Youtube
V13:-Lễ-Tự-Tứ-Pavarana-P2, Youtube
V14:-Da-Thú,-Giày-Dép,-Vùng-Biên-Địa, Youtube
V15:-Dược-Phẩm-7-Ngày-&-Suốtđời,-10-Loại-Thịt, Youtube
V16:-Ba-Loại-Thịt,-Lợi-Ích-Giữ-Giới,-Bất-Động-Hành, Youtube
V17:-Bốn-Pháp-Dung-Hòa,-Thời-Hạn-Vật-Thực, Youtube
V18:-Kathina, Youtube
V19:-Y-Phục-P1, Youtube
V20:-Y-Phục-P2, Youtube
V21:-Campa,-Các-Hành-Sự-Đúng-Pháp-Luật, Youtube
V22:-Campa-2—Các-Hành-Sự-Đúng-Pháp-Luật, Youtube
V23:-Kosambi-1–Hội-Chúng-Chia-Rẽ, Youtube
V24:-Kosambi-2—Hợp-Nhất-Hội-Chúng, Youtube

Audio Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 4 – Tiểu Phẩm Cullavagga, Youtube

Danh sách các bài pháp thoại chủ đề ‘Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 4 – Tiểu Phẩm Cullavagga’ do Thiền Sư Viên Phúc giảng tại Thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar:
V25: Khiển Trách, Chỉ Dạy, Xua Đuổi, Youtube
V26: Hành Sự Án Treo, Youtube
V27: Chương Parivasa – Phận S, Youtube
V28: Chương Tích Lũy Tộ, Youtube
V29: Hình Phạt Parivasa, Youtube
V30: Hình Phạt Manata, Youtube
V31: Chương Dàn Xếp, Youtube
V32: Cách Giải Quyết Tranh Tụng, Youtube
V33: Chương Tiểu Sự, Youtube
V34: Chương Tiểu Sự P2, Youtube
V35: Chương Sàng Tọa, Youtube
V36: Chương Sàng Tọa P2, Youtube
V37: Chương Chia Rẽ Hội Chúng, Youtube
V38: Chương Phận Sự, Youtube
V39: Chương Đình Chỉ Giới Bổn Patimokkha, Youtube
V40: Chương Tỳ Kheo Ni, Youtube
V41: Chương 500 Vị Và Chương 700 Vị, Youtube

Audio Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 5 Tập Yếu – Parivāra, Youtube

Danh sách các bài pháp thoại chủ đề ‘Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 5 Tập Yếu – Parivāra’ do Thiền Sư Viên Phúc giảng tại Thiền viện Tharmanaykyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar:
V42: Đại Phân Tích – Qui Định Tại Đâu, Youtube
V43: Chương Pacittiya, Youtube
V44: Chương Patidesaniya, Youtube
V45: Phần Bao Nhiêu Tội, Youtube
V46: Sự Trùng Lặp Liên Tục, Youtube
V47: Phân Tích Cách Dàn Xếp, Youtube
V48: Các Câu Hỏi Tăng Dần 1 3, Youtube
V49: Tăng Dần Nhóm 4 Và 5, Youtube
V50: Tăng Dần Nhóm 6 Đến 11, Youtube
V51 Tạng Luật -Tập Yếu: Uposatha Cho Đến Hết Chương, Youtube
V52 Tạng Luật -Tập Yếu: Xung Đột, Youtube
V53 Tạng Luật -Tập Yếu: Nhóm Năm Về Upali, Youtube
V54: Nhóm Năm Về Upali, Trình Bày Quan Điểm, Youtube
V55: Nhóm Năm Về Upali Nguồn Sanh Khởi, Youtube
V56: Bài Kệ Làm Xuất Mồ Hôi, Youtube
V57: Chương Năm Phẩm, Youtube