Giới bổn Bhikkhu Patimokkha: 227 điều luật đối với Tỳ Khưu

Audio Việt & Pali – Giới bổn Bhikkhu Patimokkha: 227 điều luật đối với Tỳ Khưu 

Hôm nay Chủ nhật, ngày 15 cuối kỳ trăng tròn (rằm), theo thông lệ qui định trong Giới Luật là ngày Phát lộ thanh tịnh, tức Lễ Bố tát – Uposatha theo cách thức sau:

1. Saṅgha-uposatha, tăng bố-tát. Tức là hội chúng có 4 vị Tỳ-kheo trở lên họp mặt nơi Sīmā làm bố-tát; Tăng bố-tát phải làm theo cách tụng giới bổn Pāṭimokkha.

2. Gaṇa-uposatha, nhóm bố-tát. Tức là hội chúng chỉ có 2 hoặc 3 vị Tỳ-kheo họp mặt làm bố-tát; Trường hợp này không tụng giới bổn Patimokkha mà chỉ làm bố-tát tỏ thanh tịnh (parisuddhi-uposatha) với nhau.

3. Puggala-uposatha, cá nhân bố-tát. Tức là chỉ đơn độc một vị Tỳ-kheo trong ngày bố-tát, không tụng giới bổn Patimokkha cũng không tỏ thanh tịnh, mà chỉ bố-tát chú nguyện (adhitthāna-uposatha).

Xin giới thiệu bản audio lời đọc, tụng Giới Bổn Patimokkha gồm 227 điều tại đây.

❈ Tiếng Việt – đọc bởi TK Dhamma Siri – Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar:

❈ Pali – Recited by Thilasara Bhikkhu – Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar:

Một vị Tỳ-khưu trong Phật giáo cần phải thông thạo các luật nghi, luật nghi về giới hạnh và luật nghi về tăng sự. Sự thông thạo về giới hạnh sẽ giúp cho vị Tỳ-khưu an trú trong pháp, trở thành khả kính trong giáo hội; thông thạo về tăng sự sẽ giúp cho tăng chúng giải quyết các vụ kiện trong giáo hội tăng già theo đúng tinh thần pháp luật của Ðức Phật đã ban hành.

Luật qui định, các vị Tỳ-khưu mỗi nửa tháng một lần, vào ngày lễ Bố tát (Phát lồ) Uposatha, chư Tỳ Khưu phải họp mặt để tụng đọc giới bổn pāṭimokkha. Ngày uposatha được ấn định là ngày 14 hoặc 15 của kỳ trăng tròn hoặc kỳ trăng khuyết theo âm lịch.

Sau khi hoàn tất các tiền sự và phận sự tiên khởi, với sự đồng ý của tỳ-khưu tăng hòa hợp và đã phát lồ tội lỗi, và sau khi vấn đáp luật xong, một vị Tỳ Khưu sẽ cầu thỉnh tụng giới bổn và bắt đầu tụng giới (pāṭimokkhuddeso):

Tụng giới, phải tụng thứ lớp năm phần uddesa là:

        1. Nidānuddesa. Thuyết giới khởi.
        2. Pārājikuddesa. Thuyết giới triệt khai.
        3. Saṅghādisesuddesa. Thuyết giới tăng tàng.
        4. Aniyatuddesa. Thuyết giới bất định.
        5. Vitthāruddesa. Thuyết giới tổng trì.

Tụng xong cả năm phần ấy mới tụng kết.

Giới Bổn Tỳ Khưu Bhikkhu Pātimokkha có tất cả 227 điều giới:

        1. Bất cộng trụ (pārājika) 4 điều
        2. Tăng tàn (sanghādisesa) 13 điều
        3. Bất định (aniyata) 2 điều
        4. Ưng xã đối trị (nyssaggiya pācittiya) 30 điều
        5. Ưng đối trị (pācittiya) 92 điều
        6. Ưng phát lộ (pāțidesanīya) 4 điều
        7. Ưng học pháp (sekhiya) 75 điều
        8. Diệt tranh (adhikarana samatha) 7 điều

“Và do duyên mười mục đích, các học pháp được thiết lập cho các đệ tử Như Lai và giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc.

Thế nào là mười?

        (1) Ðể tăng chúng được cực thiện,
        (2) để Tăng chúng được an ổn,
        (3) để chận đứng các người cứng đầu,
        (4) để các thiện Tỷ-kheo được sống an ổn,
        (5) để chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại,
        (6) để chận đứng các lậu hoặc trong tương lai,
        (7) để đem lại tịnh tín cho những người không tin,
        (8) để làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin,
        (9) để diệu pháp được tồn tại,
        (10)để luật được chấp nhận.”

Nguồn trích dẫn

  1. Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya. Chương X – Mười Pháp – IV. Phẩm Upàli Và Ananda
  2. Bản dịch tiếng Việt trong cuốn: LUẬT NGHI TỔNG QUÁT – VINAYA SAṄKHEPA. Tỳ Kheo GIÁC GIỚI. 

Audio Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala tại Thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar

  1. Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 1 – Giới Bổn Patimokkha, YoutubeArchive
  2. Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 2 – Giới Theo “Thanh Tịnh Đạo”, YoutubeArchive
  3. Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 3 – Khổ Hạnh Đầu Đà Dhutanga Theo “Thanh Tịnh Đạo”, WebFB
  4. Bài Giảng Về Giới Luật: Phần 4 – Tăng Sự, Youtube
  5. Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, YoutubeArchive
  6. Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 3 Đại Phẩm – Mahāvagga, YoutubeArchive
  7. Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 4 Tiểu Phẩm – Cullavagga, Archive