Hội nghị lần thứ 20 hệ phái Shwegyin, Miến Điện

HỘI NGHỊ LẦN THỨ 20 HỆ PHÁI SHWEGYIN, MIẾN ĐIỆN

Khoảng 800 nhà sư Phật giáo khắp đất nước tham dự hội nghị, ba năm một lần, lần thứ 20 hệ phái Shwegyin Nikaya tại tu viện Dhammaduta Jetawana Tawya Monastery, ở thị trấn Hmawbi, ngoại ô Yangon từ ngày 29 tới 31 tháng 1 năm 2018.

Giáo pháp chủ thứ 15, hệ phái Shwegyin, Trưởng Lão Đại sư Sayadaw Abhidaja Maharattha Aggamaha Pandita Bhaddanta Vijota, chủ trì hội nghị, tập trung vào việc thanh lọc, bảo tồn và truyền bá Phật giáo Theravada.

Hai vị phó giáo pháp chủ của hệ phái Shwegyin là Trưởng Lão Đại sư Bhaddanta Marnita Thiri Biwuntha từ tu viện Mattaya Thahtay và Trưởng Lão Đại sư Sitagu Sayadaw Ashin Nyanissara.

Mặc dù mong mỏi đến tham dự hội nghị, Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw đã không thể tham dự vì vấn đề sức khoẻ. Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Tôn giáo Quốc gia Thura U Aung Ko đã xin lỗi các nhà sư thay mặt tổng thống trong lễ khai mạc.

Bộ trưởng Bộ Tôn giáo và Văn hoá – Thura U Aung Ko và Bộ trưởng Yangon – U Phyo Min Thein đã tham dự lễ khai mạc hội nghị.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Thura U Aung Ko bày tỏ vui mừng hoan hỉ về việc hội tụ các nhà sư Phật giáo để đưa ra các quyết định và đề nghị thanh lọc và bảo vệ Phật giáo.

Ngài cũng cam kết rằng chính phủ sẽ làm việc cùng với các Thành viên của Tăng đoàn để bảo vệ Phật giáo Nguyên Thủy.

Trong phiên họp đầu tiên của hội nghị, Bộ trưởng U Phyo Min đã trao tặng K3 triệu Kyats do Tổng thống U Htin Kyaw và Đệ nhất phu nhân Daw Su Su Lwin trao tặng thông qua Bộ trưởng Liên bang Thura U Aung Ko.

CHÚ THÍCH

Shwegyin Nikaya (cũng được đánh vần là Shwekyin Nikaya) là tên của hệ phái lớn thứ hai của các nhà sư ở Miến Điện. Khoảng 10% (năm mươi nghìn) các nhà sư Miến Điện thuộc về hệ phái này. Đây là một trong chín hệ phái (nikāya) trong nước, theo Luật 1990 về Các tổ chức Tăng già.

Shwegyin Nikaya được thành lập vào giữa thế kỷ XIX bởi một nhà sư trụ trì của ngôi chùa ở làng Shwegyin. Nó chính thức tách khỏi Thudhamma Nikaya dưới thời trị vì của vua Mindon Min, và cố gắng hòa hợp hai phe của vị vua cuối cùng của Miến Điện, Thibaw Min, đã không thành công. Các nhà sư của Shwegyin Nikaya đã không tham gia vào phong trào dân tộc và chống thực dân Anh ở Miến Điện vào đầu những năm 1900. Không giống như Thuddama Nikaya, Shwegyin từ chối tham gia vào chính trị quốc gia vì lý do chính trị là thế sự của người dân chứ không phải các nhà sư. Điều này góp phần vào sự độc lập ngày càng tăng của Shwegyin.

Mặc dù có số lượng nhỏ, Shwegyin nổi tiếng với các nhà sư có kinh nghiệm sâu rộng về văn học tôn giáo. Hơn nữa, họ nổi tiếng về việc tuân giữ nghiêm ngặt Giới Luật và tu tập nghiêm mật Định, Tuệ.

Shwegyin Nikaya là một hệ phái chính thống hơn, chặt chẽ hơn Thudhamma Nikaya, liên quan đến tuân thủ nghiêm ngặt Giới Luật, và sự lãnh đạo của nó là tập trung và có thứ bậc. Shwegyin không cho phép các thành viên của mình hút thuốc, nhai trầu, ăn sau bữa ăn trưa, không tham gia các hình thức giải trí phổ biến, không cầm và giữ tiền bạc … . Các hình thức truyền thống của niềm tin Phật giáo, như niềm tin vào thiên giới, chư thiên và địa ngục, tiếp tục là một phần của thế giới quan của họ.

Ngày nay các phương pháp Thực hành Thiền Quán Vipassana và Thiền Chỉ Samatha có hiệu quả và thành công được dạy rộng rãi không chỉ ở Myanmar mà ở nhiều trung tâm trên thế giới bởi các bậc thầy Shwegyin như Mahasi Sayadaw, Paauk Sayadaw …

Người đứng đầu của Shwegyin Nikaya được gọi là Sangha Sammuti, có thẩm quyền về học thuyết và thực hành tôn giáo được coi là tuyệt đối.

Nhiều Trưởng Lão Đại sư Shwegyin được chính phủ Myanmar trao tặng Danh hiệu cao quí tột bậc – “Bậc Tối Thắng Đại Trí Giả – Agga Maha Pandita” và được kính trọng bậc nhất trong nước như:

Ledi Sayadaw (1911)
Ashin Janakabhivamsa (1948)
Mahasi Sayadaw (1952)
Ambalangoda Polwatte Buddhadatta Thera (1954)
Balangoda Ananda Maitreya Thero (1955)
Sayadaw U Thittila (1956)
Anisakhan Sayadaw U Pandita
Mogok Sayadaw U Vimala (1962)
Mingun Sayadaw U Vicittasarabhivamsa (1979)
Myaungmya Sayadaw U Nyanika (1991)
Birmingham Sayadaw U Rewatadhamma
Sitagu Sayadaw Ashin Nyanissara
Sayadaw U Silananda (1993)


20th Shwegyin Nikaya Conference, Myanmar

About 800 Buddhist monks around the country attend the 20th Shwegyin Nikaya conference (is held every three years) at the Dhammaduta Jetawana Tawya Monastery, in Hmawbi township, on the outskirts of Yangon on January 29 – 31, 2018.

The 15th Head of the Shwegyin Order, Sayadaw Abhidaja Maharattha Guru Aggamaha Pandita Bhaddanta Vijota, presided over the conference, which focuses on purifying, preserving and propagating Theravada Buddhism.

Shwegyin is jointly headed by Bhaddanta Marnita Thiri Biwuntha from Mattaya Thahtay monastery and Sitagu Sayadaw Ashin Nyanissara.

Despite his eagerness to attend the meeting, President U Htin Kyaw was not able to attend due to health issues. National Minister for Religious Affairs and Culture Thura U Aung Ko apologised to the monks on behalf of the president at the opening ceremony.

Union Minister for Religious Affairs and Culture Thura U Aung Ko and Yangon Chief Minister U Phyo Min Thein attended the opening ceremony of the three-day conference.

Speaking at the opening ceremony, Union Minister Thura U Aung Ko expressed his delight for the gathering of the Buddhist monks for making decisions and suggestions for purification and preservation of Buddha Sasana.

He also pledged that the government would work together with the Members of the Sangha to preserve the Theravada Buddhism.

In the morning session of the conference, Yangon Region Chief Minister U Phyo Min Thein handed over K3 million donated by President U Htin Kyaw and First Lady Daw Su Su Lwin through Union Minister Thura U Aung Ko.

NOTE:

Shwegyin Nikaya (also spelt Shwekyin Nikaya) is the name of the second largest monastic order of monks in Burma. Approximately ten percent (fifty thousand) of Burma’s monks belong to this order. It is one of nine legally sanctioned monastic orders (nikāya) in the country, under the 1990 Law Concerning Sangha Organizations.

Shwegyin Nikaya was founded in the mid-nineteenth century by a chief abbot monk in the village of Shwegyin. It formally separated from the Thudhamma Nikaya during the reign of King Mindon Min, and attempts to reconcile the two sects by the last king of Burma, Thibaw Min, were unsuccessful. Monks of the Shwegyin Nikaya did not participate in the nationalist and anti-colonial movement in British Burma of the early 1900s. Unlike the larger Thuddama Nikaya, the Shwegyin refused to become involved in national politics on the grounds that politics was the preserve of the laity and not monks. This contributed to the growing independence of the Shwegyin.

Despite having a small number of monks, Shwegyin is famous for monks who are well-versed in religious literature. Moreover, they have a strong reputation of strictly obeying the Vinaya, and of ardently developing Samadhi (concentration) and Panna (wisdom).

Shwegyin Nikaya is a more orthodox order, stricter than Thudhamma Nikaya, with respect to adherence to the Vinaya, and its leadership is more centralized and hierarchical. Shwegyin does not allow its members to smoke, to chew betel nut, to consume foods after the midday meal, to attend popular forms of entertainment, to take or keep money.… Traditional forms of Buddhist belief, such as belief in heavens, gods and hells, continue to be part of their cosmology.

Effectively and successfully practicing meditation methods are widely teached not only in Myanmar but in many centres in the world by Shwegyin masters Mahasi Sayadaw, Paauk Sayadaw U Acina …

The head of the Shwegyin Nikaya is called the Sangha Sammuti, whose authority on doctrine and religious practice is considered absolute.

Many Shwegyin Sayadawgyis are the most respected Sayadawgyis in country as Agga Maha Pandita (The Foremost Great Wise One) Sayadaws:

Ledi Sayadaw (1911)
Ashin Janakabhivamsa (1948)
Mahasi Sayadaw (1952)
Ambalangoda Polwatte Buddhadatta Thera (1954)
Balangoda Ananda Maitreya Thero (1955)
Sayadaw U Thittila (1956)
Anisakhan Sayadaw U Pandita
Mogok Sayadaw U Vimala (1962)
Mingun Sayadaw U Vicittasarabhivamsa (1979)
Myaungmya Sayadaw U Nyanika (1991)
Birmingham Sayadaw U Rewatadhamma
Sitagu Sayadaw Ashin Nyanissara
Sayadaw U Silananda (1993)

Bài viết trên Facebook,30 tháng 1, 2018