Virus Corona: SARS-CoV-2

“Virus Corona: Sars-Cov-2 Gây Bệnh Dịch Covid 19”: 100 Câu Hỏi Đáp Về Dịch Bệnh Covid 19 – Học Viện Quân Y, Archive

Ghi chú đối với Phật tử: “Virus không phải là vật thể sống (non–living organism), virus chứa các gene di truyền (RNA hoặc DNA) bên trong vỏ bọc protein. Vì vậy virus không phải là chúng sinh hữu tình vì chúng chỉ là một cấu trúc sinh học sơ đẳng, không có tâm thức, không thể tồn tại độc lập, nhưng có thể lây nhiễm và gây tổn hại dẫn tới cái chết cho chủ thể, cần phải được phòng tránh và đoạn trừ. Không tạo nghiệp sát sinh khi đoạn trừ virus.”

– Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala.

Note to Buddhists: “Viruses are not non–living organisms, viruses contain genetic genes (RNA or DNA) inside a protein envelope. For that Viruses are not sentient beings because they are just a basic biological structure, without consciousness, cannot exist independently, can infect and cause harm to the die for the human, need to be avoided and eradicated. There is not creating karma of killing when eradicate viruses. “

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.

– Bài viết liên quan:

  • Bài Học Covid – 19, Web Link
  • Covid 19 – Phong Tỏa Tại Gia: Chúng Ta Có Thể Làm Những Gì Góp Phần Diệt Trừ Dịch Bệnh Tự Bảo Vệ Mình, Bảo Vệ Người Khác?, Web, FB
  • Ratana Sutta – Kinh Châu Báu, Web Link
  • Stay At Home – Hãy Ở Nhà, Web Link
  • Vệ Sinh Phòng Tránh, Web Link
  • Dr. Huynh Wynn Tran, Md, Los Angeles, Hoa Kỳ. Làm Sao Để Tránh Lây Nhiễm Covid – 19, Web Link
  • Cách Tự Chăm Sóc Ở Nhà Nếu Bị Chẩn Đoán Hay Nghi Ngờ Mắc Covid-19, Web Link
  • Nhà Sinh Học Phân Tử: “Coronavirus Hành Xử Rất Lạ”, Web Link
  • Giáo Sư Bùi Huy Phú – Nguyên Trưởng Khoa Hô Hấp Bv Bạch Mai:
  • Giải Pháp Đối Phó, Phòng Ngừa Dịch Viêm Phổi Do Virus Corona Bằng Phương Pháp Trong Ngoài Kết Hợp., Youtube

Tham khảo:

⚀ Giáo sư Bùi Huy Phú – nguyên trưởng khoa hô hấp BV Bạch Mai:

  • Giải Pháp Đối Phó, Phòng Ngừa Dịch Viêm Phổi Do Virus Corona Bằng Phương Pháp Trong Ngoài Kết Hợp., Youtube

⚁ WHO khuyến cáo 10 điều cơ bản để tự vệ trước dịch bệnh Covid–19

1. Hãy làm sạch bàn tay thường xuyên bằng các dung dịch chứa cồn hoặc rửa tay với xà phòng và nước. Không chạm tay vào mặt sau khi đã chạm vào bề mặt bị ô nhiễm hoặc người bệnh là một trong những cách mà virus có thể lây truyền. Làm sạch bàn tay, có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.

2. Làm sạch bề mặt (băng ghế, bàn làm việc, nhà bếp,…) thường xuyên bằng chất khử trùng.

3. Tăng cường hiểu biết về Covid–19. Nên tiếp cận thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như cơ quan y tế công cộng của địa phương hoặc quốc gia, trang web của WHO hoặc cơ quan y tế địa phương. Mọi người cần biết về các triệu chứng – hầu hết người mắc bệnh đều bắt đầu với sốt và ho khan, không sổ mũi.

4. Tránh đi du lịch nếu bạn đang bị sốt hoặc ho, và nếu bị bệnh khi đang trên chuyến bay, hãy thông báo cho phi hành đoàn ngay lập tức. Khi về nhà, hãy liên hệ với một chuyên gia y tế và nói với họ về nơi đã đến.

5. Nếu ho hoặc hắt hơi, hãy ho vào tay áo hoặc dùng khăn giấy. Vứt khăn giấy ngay lập tức vào thùng rác kín, sau đó lau sạch tay.

6. Nếu trên 60 tuổi, hoặc nếu có bệnh tiềm ẩn như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp hoặc tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn, nên tránh các khu vực đông người hoặc tránh những nơi có thể tương tác với những người bị bệnh.

7. Đối với bất kỳ ai, nếu cảm thấy không khỏe, hãy ở nhà và gọi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế địa phương. Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về các triệu chứng của bạn, nơi bạn đã và người bạn đã tiếp xúc. Điều này sẽ giúp đảm bảo bạn nhận được lời khuyên đúng đắn, được chuyển đến đúng cơ sở y tế và sẽ ngăn bạn lây nhiễm cho người khác.

8. Nếu bị bệnh, hãy ở nhà và ăn, ngủ riêng với mọi người trong gia đình, sử dụng các dụng cụ riêng để ăn.

9. Nếu bị khó thở, hãy gọi bác sĩ và tìm kiếm sự chăm sóc ngay lập tức.

10. Điều rất bình thường và dễ hiểu khi bạn cảm thấy lo lắng, đặc biệt nếu bạn sống ở một quốc gia hoặc một cộng đồng đang có dịch bệnh Covid–19. Hãy tìm hiểu những gì bạn có thể làm trong cộng đồng, thảo luận về cách giữ an toàn tại nơi làm việc, trường học…

Nguồn: WHO, Bộ Y Tế

Bài viết trên facebook ngày 26 tháng 2, 2020