Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật
✅ Chúng ta, người Phật tử đã qui y Tam Bảo, chỉ có một con đường duy nhất TU ĐÚNG theo Pháp tu đúng đắn do chính Đức Phật thực chứng và chỉ dạy. Đó chính là con đường duy nhất dẫn đến mục đích rốt ráo vô sinh, bất tử, tức chấm dứt tái sinh trong khổ đau của sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết bàn: chính là tu tập BÁT THÁNH ĐẠO, hay còn gọi là Đạo Đế: Chân lý về Con Đường dẫn đến Khổ Diệt, bao gồm GIỚI (Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng) – ĐỊNH (Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định) – TUỆ (Chánh kiến, Chánh tư duy).
Theo Bát Thánh Đạo thì trước tiên cần phải tu tập GIỚI để trở thành con người trọn vẹn giới đức, trọn vẹn thanh tịnh, đoạn tận phiền não thô thể hiện qua thân, khẩu. Đây chỉ mới là bước tu tập đầu tiên, chỉ mới là nền tảng ban đầu.
Đạo Phật không chỉ dạy về đạo đức. Từ nền tảng đạo đức vững chắc GIỚI đó phải tiến thêm một bước nữa là tu tập Tâm (ĐỊNH): tức nhiếp phục tâm, rèn luyện tâm trở thành thanh tịnh, đoạn tận phiền não vi tế thể hiện trong tâm, khiếm cho tâm trở lên mềm mại, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, định tĩnh.
Khi đó tiến lên một bước nữa, sau khi có ĐỊNH, là tu tập TUỆ sắc bén, xua tan màn đêm vô minh, chặt đứt hoàn toàn mọi gốc rễ ngủ ngầm tham sân si, dẫn đến nhàm chán mọi dục lạc, ly tham, được giải thoát, giải thoát tri kiến.
Bát Thánh Đạo chính là con đường TU ĐÚNG theo Đạo Phật.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải chỉ là “tu cho tròn đạo làm người”, tu không phải là “cố gắng sống tử tế và an vui mỗi ngày”, hay “tôn giáo của tôi là sự tử tế”… v…v…
– Đây không phải là tu theo Đạo Phật, mà là tu theo “Đạo làm người”, tu với mục đích “Sống tử tế, sống an vui”, với mục đích “trốn khổ tìm vui” v. v… của ngoại đạo. Đạo Phật Nguyên Thủy không chỉ dừng lại ở việc trở thành người tử tế, từ, bi, hỷ, xả, mà còn hơn thế, hướng đến mục đích cao thượng tột bậc là Giác Ngộ Giải Thoát Chấm Dứt Khổ Đau Trong Sinh Tử Luân Hồi, Đạt Tới Hạnh Phúc Thật Sự, Tự Do Thật Sự – Niết Bàn. Miễn bàn, miễn tranh luận với đệ tử các loại Đạo này, dẫu cho họ có khoác phủ lên mình bất cứ danh hiệu gì.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “… tu theo Đạo nào cũng được, vì Đạo nào cũng dạy làm lành lánh ác… “:
– Làm lành lánh ác là điều kiện tối thiểu, bắt buộc ai cũng cần phải tuân theo thì mới có thể có được những điều tốt đẹp trong cuộc sống thế gian, nhưng tu theo Đạo Phật thì không chỉ dừng lại ở việc tu tập có giới hạnh trong sạch như vậy, mà trên căn bản giới hạnh trong sạch cần tiếp tục tu tập vun bồi Định và Tuệ để có thể giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, chấm dứt tái sinh trong luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn. Đó mới chính là con đường duy nhất, đóng góp cao thượng nhất, chỉ có trong Đạo Phật. Tu đúng là tu Giới Định Tuệ, con đường Bát Thánh Đạo.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là để “Nhập Thế”
– Tất cả mọi chúng sinh đang hiện hữu đều là đang hiện hữu trong thế gian, bị đắm chìm trong dục lạc, bị bao phủ bởi bóng tối vô minh do tham do sân do si, đang ở trong Thế gian sao lại phải Nhập Thế? Những người hô hào khẩu hiệu “Đạo Phật Nhập Thế” chỉ là những phàm nhân hạ liệt, bị thối hỏng cả đường đời và đường Đạo, chưa từng nếm trải hương vị giải thoát Xuất thế gian, chỉ hô hào nhằm nguỵ biện, che đậy pháp học pháp hành của bản thân trái Giới Luật, phạm Giới Luật, trái ngược với lời Đức Phật, bậc Đạo sư chỉ dạy Con Đường Bát Thánh Đạo dẫn đến mục đích Xuất Thế Gian rốt ráo, cứu cánh Niết bàn, giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
❌Tu đúng Đạo Phật không phải là “học xử lý khổ đau”
– Hoàn toàn trái ngược với Chân lý do Đức Phật chỉ bày trong Tứ Thánh Đế: “Khổ đau” là chân lý, là sự thật không thay đổi dù thấy hay không thấy, dù thừa nhận hay không thừa nhận, dù trốn tránh hay không trốn tránh Vì đó là Chân lý nên không thể “học xử lý” nó, không thể bẻ cong, không thể đẽo gọt cho hợp với trí tuệ hiểu biết nông cạn sai lạc của bản thân, mà chỉ có thể bằng con đường tu tập Bát Thánh Đạo để có thể liễu tri nó, đoạn tận gốc rễ của khổ đau là tham ái, vô minh bằng trí tuệ (Đạo Tuệ). Không thể “học xử lý khổ đau” theo kiểu “chuyển hóa khổ đau”, trốn khổ tìm vui: tìm kiếm, bám víu vào an vui tạm bợ thế gian chỉ mang lại kết quả là mãi mãi khổ đau trong sinh tử luân hồi – trái với pháp tu Giới Định Tuệ (tức Bát Thánh Đạo) của Đức Phật đã tự thực chứng và truyền dạy giúp chư thiên và loài người giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết Bàn.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải chỉ là “sửa mình”.
– Mơ hồ về mục đích rốt ráo của đời sống phạm hạnh theo con đường do Đức Phật đã chỉ dạy, mơ hồ về các pháp thực hành Giới: không rõ “sửa mình” theo tiêu chuẩn nào, để đạt được mục tiêu rốt ráo là gì, thiếu tu tập Định, thiếu tu tập Tuệ hướng tới giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn khỏi mọi khổ đau phiền não.
❌ ️Tu đúng Đạo Phật không phải chỉ là “bố thí, trì giới”.
– Đây mới chỉ là tu phước, cầu phước. Thiếu tu Định, tu Tuệ, thiếu hướng tới giác ngộ giải thoát.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải chỉ là gõ mõ, tụng kinh.
– Tâm có thể có chút yên tĩnh, nhưng thiếu pháp hành Giới, hành Định, hành Tuệ, không thể giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là trì chú, trì giới cấm thủ
Đây là những pháp tu hành của ngoại đạo nhằm đạt tới một số năng lực siêu nhiên, thần thông, khi thân hoại mạng chung thần thông đều hoại diệt, vẫn tiếp tục tái sinh chịu khổ đau phiền não của luân hồi sinh tử trong lục đạo tam giới. Không phải là con đường tu tập đúng đắn theo Bát Thánh Đạo dẫn đến chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn khổ đau trong luân hồi do Đức Phật chỉ dạy.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là suốt ngày niệm Adiđà theo đạo Tàu để được cứu thoát về cõi trời Tịnh độ.
– Tái sinh trong thiên giới Cực lạc chưa phải là giải thoát, vẫn phải tử, sinh luân hồi trong khổ đau. Đây không phải lời dạy do Đức Phật Gotama (Thích Ca Mâu Ni) trao truyền. Theo đạo Tàu, Adiđà là vị bồ tát nguyện sẽ thành Phật, chỉ mới có trong tài liệu được viết ra sau này, không phải là nhân vật lịch sử, không có Giáo Pháp, không có Tăng đoàn, không có dấu vết ghi lại trong kinh điển Tam Tạng Pali của Phật giáo Nguyên thủy Theravada.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải chỉ là nghiên cứu hoặc thông thuộc giáo lý, kinh điển, viết sách, giảng bài, hý luận.
– Thông thuộc giáo lý, kinh điển chỉ là trí nhớ về tri kiến của người khác, thiếu pháp hành Giới, Định, Tuệ: chỉ thông thạo đơn thuốc đâu có chữa khỏi bệnh, chỉ thuộc lòng bản đồ đâu có tới được đích.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải chỉ là thu thúc lục căn, chánh niệm, tỉnh giác.
– Đây là giai đoạn đầu trong tu tập. Nếu thiếu vun bồi Giới, thiếu tu tập Định không thể đạt Tuệ Giải Thoát.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là tu bất kỳ một pháp môn nào trong số 84.000 pháp môn cũng có thể giác ngộ giải thoát.
– Ngây thơ, bơ vơ không biết đường. Nói nhảm. Pháp môn ⑴ có pháp dẫn đến hạnh phúc hiện tại tạm thời; ⑵ có pháp dẫn đến hạnh phúc tái sinh trong cảnh giới Thiên hoặc Nhân tốt lành; ⑶ có pháp dẫn đến hạnh phúc giác ngộ giải thoát tối thượng Niết bàn. Pháp môn giải thoát duy nhất là Bát Thánh Đạo, chỉ có trong Phật giáo Nguyên thủy, ngoại đạo không có Bát Thánh Đạo nên không thể có các bậc giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải chỉ là tu theo “Niệm – Định – Tuệ”.
– Ai tự tiện đưa ra đạo lộ “Niệm Định Tuệ” là tà trí, phỉ báng lời Phật dạy về “Giới Định Tuệ ” trong Bát Thánh Đạo: Chánh Niệm thuộc nhóm Định, và nếu không có Giới – tức Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng làm nền tảng, cội rễ hướng đến đoạn tận lậu hoặc thì sẽ chỉ có thể có được Tà Niệm, Tà Định, Tà Tuệ.
❌ Tu không phải là ai cũng sẽ thành Phật.
– Phỉ báng Lý duyên sinh, phỉ báng Lý Nhân Quả: tùy thuộc nguyện ước, tùy thuộc thiên hướng nổi trội về trí tuệ, hay về đức tin, hay về tinh tấn, tùy thuộc có gặp hay không gặp ánh sáng giáo pháp mà một chúng sinh có thể ⑴ trở thành Phật Chánh Đẳng Giác, hay ⑵ trở thành Phật Độc Giác, hay ⑶ trở thành Alahán, tức ba hạng người chấm dứt luân hồi sinh tử, hay ⑷ trở thành bậc Thánh Nhập lưu, Nhất lai, Bất lai, tức hạng người sẽ chấm dứt luân hồi sinh tử trong tối đa là 7 kiếp hoặc 1 kiếp, hay ⑸ tiếp tục làm chúng sinh luân hồi vô lượng kiếp trong tam giới.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “đói ăn, mệt ngủ, chớ hỏi thiền – chỉ mỉm cười là kiến tánh thành Phật”.
– Khoe khoang, ảo tưởng đã đắc Thánh Quả + phỉ báng Chánh tinh tấn, phỉ báng Bát Thánh Đạo, phỉ báng ba mươi bẩy phẩm trợ đạo, trái lời Phật dạy “Không thiền không trí tuệ, không trí tuệ không Niết bàn.” Không có yếu tố Chánh Tinh Tấn thuộc con đường siêu thế Bát Thánh Đạo thì chắc chắn không phải là lời Phật dạy.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “vô phân biệt, vô chấp”.
– Ảo tưởng + tu lộn lấy Quả làm Nhân: vô chấp, vô phân biệt là kết quả của tu Tuệ – chứng đắc Đạo Quả Alahán – chứ không phải cứ hô khẩu hiệu mà có được. Không phải Nhân để tu. Không phân biệt Phật thật Phật giả; không phân biệt Chánh pháp Tà Pháp; không phân biệt Thiện pháp Bất thiện pháp… thì biết lối nào mà đi? Đường nào mà tu? Chấp ‘không’ một cách ngây thơ, nông cạn. Thà chấp ‘Có’ to như núi Tu di còn hơn chấp ‘Không’ chỉ như hạt cải.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “thấy vọng thì buông, thấy phiền não thì bỏ”.
– Ảo tưởng + tu lộn lấy Quả làm Nhân: buông bỏ vọng tưởng, buông bỏ phiền não là kết quả tu Tuệ chứ không phải cứ muốn là được, không phải cứ hô khẩu hiệu là được, không phải là Nhân để tu. Chỉ có thể tu tập Bát Thánh Đạo mới có thể đoạn tận vọng tưởng, phiền não.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “không làm gì cả”, “chẳng cần cố gắng làm gì”, chỉ cần “lấy cái tâm tự nhiên trong sáng để quán sát”.
– Ảo tưởng + tu lộn lấy Quả làm Nhân: Lấy đâu ra “tâm tự nhiên, trong sáng” khi mà Tham, Sân, Si tràn ngập tâm chúng sinh, trói buộc chúng sinh, nhấn chìm chúng sinh trong vô lượng kiếp luân hồi. Tâm trong sáng thanh tịnh là kết quả tinh tấn tu tập Giới và Định chứ không phải tự nhiên có được. Ảo tưởng này phỉ báng Tứ chánh cần, phỉ báng 37 Phẩm trợ đạo.
Không có yếu tố Chánh Tinh Tấn thuộc con đường siêu thế Bát Thánh Đạo thì chắc chắn không phải là lời Phật dạy.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “chẳng cần cố gắng gì”, “chả phải thay đổi gì”, “chả cần thêm bớt gì”, “chỉ sống tự nhiên thuận Pháp”, “để Pháp tự vận hành vì Pháp vốn dĩ hoàn hảo”.
– Ảo tưởng ngầm khoe đã đắc Thánh Quả Alahán, hoặc u mê lầm tưởng sống tự nhiên giống trâu bò là đã giác ngộ giải thoát: phỉ báng Tứ chánh cần, phỉ báng Bát Thánh Đạo; mơ hồ, tự huyễn hoặc, tu lộn lấy Quả làm Nhân. Không có yếu tố Chánh Tinh Tấn thuộc con đường siêu thế Bát Thánh Đạo thì chắc chắn không phải là lời Phật dạy.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “để trở về cái thấy cái biết, trở về Phật tính, trở về chân tâm, trở về bản tâm, tính thấy ‘vốn sẵn có, thường hằng, không sinh không diệt'”.
– Ảo tưởng + tà kiến về “thường hằng”, tức “thường kiến”, phỉ báng Lý duyên khởi: Tính thấy biết là đặc tính của tâm, cùng sinh cùng diệt với tâm khi căn và trần tiếp xúc, không phải là thường hằng, vĩnh cửu. Tu tập Bát Thánh Đạo để để có thể liễu tri bản chất vô thường, khổ, vô ngã của danh và sắc, tức của thân và tâm. Tất cả các pháp hữu vi trong tam giới đều có cùng bản chất là vô thường, khổ, vô ngã.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “chuyển hóa nghiệp chướng”.
– Tà kiến về Nghiệp và Quả của Nghiệp, phỉ báng Lý Nhân Quả: Không thể quay về quá khứ để xóa Nhân đã tạo, chỉ có thể gieo Nhân mới trong hiện tại. Tu đúng là tu theo Giới Định Tuệ thuộc Bát Thánh Đạo để tạo thiện nghiệp, tạo các nhân lành dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não. Chỉ vô dư y bát Niết Bàn của bậc Alahán mới có thể vô hiệu hóa tất cả mọi nghiệp đã tạo ra trong quá khứ.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là lễ bái cầu khấn, sám hối tiêu trừ nghiệp, giải trừ nghiệp.
– Tà kiến về Nghiệp và Quả của Nghiệp, phỉ báng Lý Nhân Quả: Không thể cầu xin, lễ bái, sám hối để có thể quay về quá khứ xóa bỏ tiêu trừ, giải trừ Nghiệp Nhân đã tạo, chỉ có thể làm thiện nghiệp trong hiện tại để gieo Nhân mới thiện lành dẫn đến hạnh phúc tạm thời trong thế gian và đạt tới hạnh phúc tối thượng Niết bàn.
❌ Tu đúng Đạo Phật không phải là “chuyển hóa khổ đau”, không phải là “chế tác hạnh phúc”.
– Tìm kiếm, bám víu vào hạnh phúc, an lạc tạm bợ của thế gian trong hiện tại chỉ là tâm ảo tưởng đảo điên, kiến ảo tưởng đảo điên vì đó vẫn chỉ là tìm kiếm và bám víu vào bản chất Khổ của tất cả các pháp mà thôi. Do tà kiến coi khổ là Vui nên không thể có Chánh kiến về Khổ đế – Chân lý về Khổ, và về Tập đế – Chân lý về Nguyên nhân Khổ. Đây chỉ là miếng mồi dụ dỗ những người ngây thơ, cả tin, tham dục, liệt trí.
❌ Tu đúng Đạo Phật lại càng không phải là để “làm chủ già, bệnh, chết”.
– Ảo tưởng + tà kiến về Ngã chấp, cho rằng thân tâm này là ta, là của ta, là tự ngã của ta. Hoàn toàn trái ngược với đặc tính vô ngã của tất cả các pháp do Đức Phật chỉ dạy.
❌ Tu đúng Đạo Phật lại càng không phải là “suốt cuộc đời đi tìm lỗi của mình”.
– Đây là cách tu lệch lạc cực đoan của những kẻ ngớ ngẩn, điên rồ, liệt trí. Cần Chánh tinh tấn không chỉ ngăn chặn và đoạn diệt các ác pháp bất thiện pháp, mà còn phải làm phát sinh và phát triển các phẩm tính tốt đẹp và cao thượng của Tâm như Tín Tấn Niệm Định Tuệ, thành tựu viên mãn Bát Thánh Đạo, chứng đắc Đạo Quả, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết bàn.
… v… v…
Trên đây là những tà kiến, hiểu biết sai lạc của số đông ngoại đạo, số đông tín hữu đạo Tàu và cả các tín hữu đạo Phật thiếu hiểu biết và chấp thủ, thường quảng bá, tuyên truyền hiện nay.
Trong Phật giáo, việc sửa mình, tu tập GIỚI hạnh đạo đức thanh tịnh hướng tới đời sống phạm hạnh thiểu dục tri túc, thu thúc lục căn, hướng tới chân thiện mỹ là hoàn toàn cần thiết, bắt buộc phải thực hành.
Nhưng đây mới chỉ là giai đoạn KHỞI ĐẦU – đoạn trừ phiền não thô nơi thân và khẩu, tạo nền tảng vững chắc cho sự tu tập CHẶNG GIỮA là chánh niệm tỉnh giác, tinh tấn, nhất tâm phát triển hoàn thiện ĐỊNH lực.
Với ĐỊNH – sau khì đoạn trừ năm triền cái (chướng ngại), tức đoạn trừ tâm phiền não vi tế nơi ý căn, phải tiến lên tu tập GIAI ĐOẠN CUỐI là thành tựu viên mãn TUỆ giác (minh sát tuệ).
Với TUỆ, tức với minh sát tuệ chín muồi dẫn đến Đạo tuệ và Quả tuệ đoạn trừ tận gốc rễ mọi phiền não ngủ ngầm, dẫn đến giác ngộ và thể nhập Tứ Thánh Đế, tức chân lý mà chư Phật đều tự mình giác ngộ và đem ra chỉ dạy cho chúng sinh.
Đó là chân lý về Khổ (Khổ Đế), chân lý về Nguyên Nhân của Khổ (Tập Đế), chân lý về sự Chấm Dứt Khổ (Diệt Đế), chân lý về Con Đường Dẫn Đến Chấm Dứt Khổ (Đạo Đế) – giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết Bàn – chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn sự tái sinh, sự luân hồi sinh tử trong Tam Giới, bình an mãi mãi.
Pháp tu đúng đắn duy nhất – con đường duy nhất dẫn đến mục đích rốt ráo vô sinh, bất tử: chấm dứt tái sinh trong khổ đau của sinh tử luân hồi, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự – Niết bàn chính là tu tập BÁT THÁNH ĐẠO, hay còn gọi là Đạo Đế, bao gồm GIỚI (Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng) – ĐỊNH (Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định) – TUỆ (Chánh kiến, Chánh tư duy).
Xa rời lời chỉ dạy của Đức Phật Gotama, – bậc trí tuệ và từ bi tối thượng, bậc Chánh đẳng giác, duy nhất, không hai, không có so sánh, không có tương đương, không có ngang bằng… – rồi tự suy diễn theo hiểu biết nông cạn, hạn hẹp của mình, tùy tiện giảng dạy các cách tu khác, đi theo các con đường khác ngoài Bát Thánh Đạo là hoàn toàn vô ích, làm hại mình và làm hại người khác, làm lãng phí thời gian công sức, lãng phí cơ hội quí hiếm được làm người, lãng phí cơ hội quí hiếm được gặp Chánh pháp còn tỏa sáng trên đời, không thể đạt được giác ngộ giải thoát khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết Bàn.
Hãy tránh càng xa càng tốt nọc độc phá hoại tín tâm nơi Tam Bảo Phật Pháp Tăng.
Ở Việt nam hiện nay, các Phật tử tại gia và xuất gia vì lợi ích giải thoát của bản thân, vì đức tin bất động nơi Tam bảo, ngoài việc đương nhiên là phải tránh thật xa mọi lễ đàn cầu vong, giải vong, giải sao, giải hạn, bùa, chú, ngải, cầu xin ma, quỉ, thần, thánh… của tà giáo, ngoại đạo, mê tín, dị đoan, mà còn cần tuyệt đối tránh xa các nỗ lực truyền dạy những điều Phi Pháp, Phi Luật của các phần tử đội lốt Phật giáo Nguyên thủy Theravada, trái với những lời Phật giảng dạy được ghi lại trong Tam Tạng Kinh điển Nikaya, Vinaya, Abidhamma dưới đây:
⚀ Phỉ báng Pháp Bảo: ⑴ tuyên thuyết tà kiến cho khổ là lạc khi đảo điên cho rằng “cuộc sống là tốt đẹp không khổ đau, chỉ các tham ái chấp thủ thì mới là khổ” – trái với Tứ Thánh Đế, trái với bản chất vô thường, khổ, vô ngã của tất cả các pháp do chính Đức Phật tự giác ngộ và truyền dạy suốt cả cuộc đời; ⑵ tuyên thuyết thường kiến về “tánh biết trường tồn bất sanh bất diệt”, trái với Lý duyên sinh và tam tướng Vô thường Khổ Vô ngã đã được ghi lại trong Tạng Kinh Nikaya; ⑶ tuyên thuyết tà đạo cho rằng không cần tinh tấn tu tập thiền định – một thành phần tối quan trọng không thể thiếu trong Tam học Giới – Định – Tuệ của Bát Thánh Đạo, mà vẫn có thể giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau phiền não.
⚁ Gây nghi ngờ Pháp Bảo, phá hoại Tam Bảo: tuyên bố rằng trong Đạo Phật không có Giáo lý, Đức Phật không truyền dạy Giáo lý, Giáo lý là do sau này mới được đặt ra, hoặc tuyên bố rằng trong Tạng kinh Nikaya nhiều bài kinh của Bà la môn chứ không phải lời Phật dạy, còn Tạng Vi Diệu Pháp Abhidhama, đã được ghi lại trong Tam Tạng kinh điển Pali đã được chấp thuận phê chuẩn của hàng nghìn bậc Thánh Alahán qua các kỳ kết tập là không phải do Đức Phật Gotama truyền dạy, mà là của Đại đệ tử Xá Lợi Phất… v. v…… .
⚂ Chia rẽ, phá hoại Tăng Bảo: tái lập và cổ vũ tái lập Ni đoàn trái với Giới Luật đã được ghi lại trong Luật Tạng Vinaya.
Như Đức Thế Tôn đã từng cảnh tỉnh trong Tăng chi bộ kinh, chương năm pháp:
🍀 NĂM PHÁP NÀY, NÀY CÁC TỶ-KHEO, ĐƯA ĐẾN DIỆU PHÁP HỖN LOẠN, BIẾN MẤT. THẾ NÀO LÀ NĂM?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo
⚀ không cẩn trọng nghe pháp;
⚁ không cẩn trọng học thuộc lòng pháp;
⚂ không cẩn trọng thọ trì pháp;
⚃ không cẩn trọng quan sát ý nghĩa các pháp được thọ trì;
⚄ không cẩn trọng thực hành pháp và tùy pháp sau khi hiểu ý nghĩa và hiểu pháp.
🍀 Như Đức Phật đã nhắc nhở, cảnh tỉnh ngay khi Ngài còn tại thế:
… Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật:
– “Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi”.
[ Nguồn trích dẫn: Trường Bộ Kinh -1. Kinh Phạm võng – Tụng phẩm thứ nhất]
… Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”. Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì.
[Trường Bộ Kinh – 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn]
… Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi pháp là phi pháp, các Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
(Như số 1 trên, chỉ khác: “nêu rõ pháp là pháp”)…
Những Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, nêu rõ phi luật là phi luật…
… luật là luật…
… Như Lai không nói lên, tuyên bố là Như Lai không nói lên, …
… Như Lai có nói lên, tuyên bố là Như Lai có nói lên, …
… Như Lai không thực hành, tuyên bố là Như Lai không thực hành, …
… Như Lai có thực hành, tuyên bố là Như Lai có thực hành, …
… Như Lai không chế đặt, tuyên bố là Như Lai không chế đặt, …
… Như Lai có chế đặt, tuyên bố là Như Lai có chế đặt…
Các vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, sở hành như vậy, đem lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số, đem lại hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. Và hơn nữa, này các Tỷ-kheo, các Tỷ-kheo ấy tạo phước đức và an trú diệu pháp này.
[Tăng chi bộ kinh – aṅguttara nikāya XI. Phẩm thứ mười một – 1–10. Phi Pháp]
Hãy bám thật chắc vào con đường tu tập đúng đắn Bát Thánh Đạo cho đến đích rốt ráo cuối cùng là Niết bàn tối thượng. Khi chưa tới bờ bên kia của an ổn Niết bàn thì chớ buông bỏ Chánh pháp như con thuyền giúp chúng sinh vượt biển cả khổ đau luân hồi sinh tử, chớ có ngớ ngẩn mà lảm nhảm với khẩu hiệu vô chấp, vô phân biệt để rồi bơ vơ, lạc lối, không nơi nương tựa, không ánh sáng dẫn đường trong mịt mù bão tố giữa biển cả bao la.
Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ
TK Viên Phúc Sumangala.
💜💙💛💚♥
Phần còn lại là Ghi chú và Danh mục các bài viết liên quan dành cho những người thực sự quan tâm muốn học hỏi đầy đủ, có đầu có đuôi. Phần ghi chú và danh mục này của Bài viết không có chủ đích phục vụ làm hài lòng, thỏa mãn tất cả mọi người mọi đối tượng, nhất là những đối tượng hời hợt không quan tâm tới lời Phật dạy theo kinh điển, chỉ ưa lời hý luận; mà phần này là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham tìm hiểu nhưng chưa biết cách lần mò trong biển kiến thức bao la, có thể có được nguồn Chánh kinh trực tiếp khi cần thiết một cách thuận tiện và nhanh chóng.
GHI CHÚ: [CHÁNH KINH]
🍀 TỨ THÁNH ĐẾ
Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi. Bốn Thánh đế ấy là gì?
⚀ Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.
⚁ Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Tập Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.
⚂ Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.
⚃ Này các Tỷ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Ðạo Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm,
Ta và các Ngươi. Này các Tỷ-kheo khi ⚀ Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi ⚁ Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi ⚂ Khổ Diệt Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi ⚃ Khổ Diệt Ðạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.
– Kinh Đại Niết Bàn (Trường Bộ Kinh, 16)
🍀 BÁT THÁNH ĐẠO – TRUNG ĐẠO
– Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai?
❶ Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích.
❷ Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích.
Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn?
Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là:
❶ chánh tri kiến,
❷ chánh tư duy,
❸ chánh ngữ,
❹ chánh nghiệp,
❺ chánh mạng,
❻ chánh tinh tấn,
❼ chánh niệm,
❽ chánh định.
Ðây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.
*
⚀ Ðây là Thánh đế về Khổ, này các Tỳ-khưu.
① Sinh là khổ, ② già là khổ, ③ bệnh là khổ, ④ chết là khổ, ⑤ sầu, ⑥ bi, ⑦ khổ, ⑧ ưu, ⑨ não là khổ, ⑩ oán gặp nhau là khổ, ⑫ ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ.
Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
⚁ Ðây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỳ-khưu, chính là ái này đưa đến tái sinh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là ① dục ái, ② hữu ái, ③ phi hữu ái.
⚂ Ðây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỳ-khưu, chính là ① ly tham, ② đoạn diệt, ③ không có dư tàn khát ái ấy, ④ sự quăng bỏ, ⑤ từ bỏ, ⑥ giải thoát, ⑦ không có chấp trước.
⚃ Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt, này các Tỳ-khưu, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là ① chánh tri kiến, ② chánh tư duy, ③ chánh ngữ, ④ chánh nghiệp, ⑤ chánh mạng, ⑥ chánh tinh tấn, ⑦ chánh niệm, ⑧ chánh định.
– Kinh Chuyển Pháp Luân (Tương Ưng, LVI-11)
🍀 BÁT THÁNH ĐẠO – CON ĐƯỜNG DUY NHẤT DẪN TỚI GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt ⚀ đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt ⚁ đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt ⚂ đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt ⚃ đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚀ đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚁ đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚂ đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt ⚃ đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt ⚀ đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt ⚁ đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt ⚂ đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt ⚃ đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát.
Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát.
– Kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214
❶ CHÁNH TRI KIẾN
“Này các vị tỳ-khưu, thế nào là chánh tri kiến? Đó là
⚀ sự thông hiểu về khổ,
⚁ sự thông hiểu về nguyên nhân của khổ,
⚂ sự thông hiểu về sự diệt khổ, và
⚃ sự thông hiểu về con đường diệt khổ.
❷ CHÁNH TƯ DUY
Thế nào là chánh tư duy? Đó là
⚀ tư duy về sự xuất ly,
⚁ tư duy về vô sân,
⚂ tư duy về vô hại.
❸ CHÁNH NGỮ
Thế nào là chánh ngữ? Đó là
⚀ từ bỏ nói láo,
⚁ từ bỏ nói hai lưỡi,
⚂ từ bỏ nói lời độc ác,
⚃ từ bỏ nói lời phù phiếm.
❹ CHÁNH NGHIỆP
Thế nào chánh nghiệp? Đó là
⚀ từ bỏ sát sanh,
⚁ từ bỏ lấy của không cho,
⚂ từ bỏ hành động tà dâm.
❺ CHÁNH MẠNG
Thế nào là chánh mạng? Đó là
⚀ đoạn trừ tà mạng,
⚁ nuôi sống với chánh mạng.
❻ CHÁNH TINH TẤN
Thế nào là chánh tinh tấn? Đó là
⚀ tinh tấn ngăn chận không cho khởi sanh các bất thiện pháp chưa sanh,
⚁ tinh tấn trừ diệt các bất thiện pháp đã sanh,
⚂ tinh tấn phát khởi các thiện pháp chưa sanh, và
⚃ tinh tấn duy trì các thiện pháp đã sanh.
❼ CHÁNH NIỆM
Thế nào là chánh niệm? Đó là
⚀ sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời;
⚁ sống quán thọ trên thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời;
⚂ sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời;
⚃ sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, điều phục mọi tham ưu trên đời.
❽ CHÁNH ĐỊNH
Thế nào là chánh định? Đó là
⚀ ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền-na thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ;
⚁ rồi làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền-na thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm;
⚂ rồi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú vào Thiền-na thứ ba;
⚃ rồi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào Thiền-na thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.”
– Tương Ưng, V-8
🔴 NHỮNG CÂU HỎI VỀ TƯ TƯỞNG CỦA SƯ VIÊN MINH VỀ THIỀN, DO NGÀI CHÁNH MINH TRẢ LỜI.
https://www.facebook.com/su.minhthong/videos/3528694607355201
https://www.facebook.com/su.minhthong/videos/3540303272861001
Bài viết liên quan
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào, Web, FB
- Cả Tin, Dễ Dãi, Nông Cạn, Hồ Đồ, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, Web, FB
- Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
- Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
- Anata – Vô Ngã Là Gì, Web, FB
- Who Am I, Ta Là Ai, Web, FB
- Điều Này Không Thể Xảy Ra, Web, FB
- Ý nghĩa Quy Y Tam Bảo là gì, Web, FB
- Qui Y Tam Bảo (Tisaraṇagamana), Web, FB
- Phó Thác Sinh Mạng Như Thế Nào, Web, FB
- Ngày Đầu Năm Mới Canh Tý Tốt Lành, Web, FB
- Bố Thí Cúng Dường Tại Gia, Web, FB
- Các Chi Phần Của Ngũ Giới Và Bát Quan Trai Giới, Web, FB
- Quả Báu Đại Thiện Nghiệp Trì Ngũ Giới, Web, FB
- Sát Sinh, Web, FB
- Cá Và Thịt Có Được Phép Thọ Dụng Không, Ba Điều Tuyệt Đối Thanh Tịnh Là Gì, Mười Loại Thịt Không Được Phép Thọ Dụng Là Gì, Web, FB
- Ăn Chay Là Tu, Web, FB
- 4 Loại Thức Ăn Đưa Đến Tồn Tại Và Chấp Thủ Tái Sinh Cho Các Loại Hữu Tình Là Gì? Chúng Cần Phải Được Nhận Xét Như Thế Nào?, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- 969 Ân Đức Tam Bảo & Giới Thanh Tịnh Dẫn Chúng Ta Tới Đâu?, Web, FB
- Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
- Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, Web, FB
- Tại Sao Không Có Hai Đức Phật Xuất Hiện Một Lần?, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 1, Web, FB
- Buddha – Đức Phật – Như Lai Phần 2, Web, FB
- Phê Phán Ngoại Đạo Có Nên Chăng?, Web, FB
- Tại Sao Không Thể Tin Tưởng, Nương Tựa Vào Thần Linh Đấng Tạo Hóa, Đấng Sáng Thế. Nơi Đâu Là Nơi Nương Tựa Vững Chắc Nhất, Web, FB
- Hâm Mộ Ngoại Đạo, Web, FB
- Giả Và Thật, Web, FB
- Phân biệt Tà với Chánh, Web, FB
- Chớ Lầm Đường Lạc Lối, Kẻo Hoài Phí Đời Người, Web, FB
- Hồi Hướng Công Đức Phước Báu Tới Thân Nhân Quá Vãng Như Thế Nào?, Web, FB
- Địa Ngục Có Hay Không, Web, FB
- Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp, Web, FB
- Như Bóng Không Rời Hình, Web, FB
- Như Nước Nhỏ Từng Hạt, Rồi Bình Cũng Đầy Tràn., Web, FB
- Vì Sao Có Kẻ Ác Lại Gặp Điều Thiện Lành? Vì Sao Có Người Thiện Lại Gặp Điều Ác Dữ?, Web, FB
- Công Bằng Có Không? Công Bằng Ở Đâu?, Web, FB
- Nhân & Quả – Cái Chết Của Đệ Nhất Thần Thông Ðại Mục-Kiền-Liên, Web, FB
- Không Chỗ Nào Trên Đời, Trốn Được Quả Ác Nghiệp., Web, FB
- Sám Hối Như Thế Nào? Để Làm Gì, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức:, Web, FB
- Phước Thiện – Puñña, Web, FB
- Nhà Bao Việc, Web, FB
- Thời Gian: Ai Cũng Chỉ Có 24H Mỗi Ngày!, Web, FB
- 10 Thiện Nghiệp Là Gì, Web, FB
- Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào?, Web, FB
- Cúng Dường Là Gì, Web, FB
- Lợi Ích Của Bố Thí Cúng Dường Là Gì?, Web, WebLink
- Mọi Việc Rồi Sẽ Qua, Web, FB
- Từ Thiện – Bố Thí – CúNg DườNg – Dāna Với Sự Hiểu Biết, Web, FB
- Thỉnh Mời Chư Tăng Tới Cúng Dường, Trai Tăng Tại Gia Để Làm Gì? Nên Như Thế Nào?, Web, FB
- Suy Xét Làm Phước Thiện Bố Thí, Web, FB
- Xây Chùa, Tháp, Dựng Tượng Phật Có Thuộc Vào Thí Sự Không?, Web, FB
- Bỏ Công Trực Tiếp Bố Thí Có Lợi Ích Gì?, Web, FB
- Sai Khác Giữa Có Bố Thí Và Không Bố Thí?, Web, FB
- Bố Thí Xứng Bậc Chân Nhân, Web, FB
- Bố Thí Ba-La-Mật, Web, FB
- Bố Thí Là Việc Dễ Làm, Song Bố Thí Để Tạo Được Phước Thiện Không Phải Là Việc Dễ, Mà Được Phước Thiện Vô Lượng Càng Khó Hơn…, Web, FB
- Video 2A/4: Dāna – Charity – Bố Thí Cúng Dường, Web, FB
- Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
- Quả Báu Và Phân Loại Phước Nghiệp Bố Thí Cúng Dường, Youtube
- Tích Truyện Về Quả Báu Phước Nghiệp Bố Thí, Youtube
- Ngu Thì Khổ, Web, FB
- Làm Thế Nào Để Thoát Chuyện Buồn Phiền Ngang Trái?, Web, FB
- Tôi Chấp Nhận Hay Tôi Buông Bỏ Có Phải Là Giải Thoát, Web, FB
- Cuộc Đời Là Đau Khổ Hay Không Đau Khổ?, Web, FB
- Có Lối Thoát Hay Không Có Lối Thoát?, Web, FB
- Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
- Khổ – Dukkha, Web, FB
- Dukkha Là Gì? Phải Chăng “Đời Là Bể Khổ?”(Tứ Thánh Đế – Bài 1/4), Web, FB
- Dukkha Samudaya: Chân Lý Về Nguyên Nhân Của Khổ Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 2/4), Web, FB
- Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt: Chân Lý Về Sự Chấm Dứt Khổ – Niết Bàn Là Gì? (Tứ Thánh Đế – Bài 3/4), Web, FB
- Magga – Con Đường: Chân Lý Thứ Tư – Đạo Đế: Con Đường Chấm Dứt Khổ Là Gì?(Tứ Thánh Đế – Bài 4/4), Web, FB
- 4 Thánh Đế, 4 Bậc Thánh, 4 Đạo & 4 Quả, 4 Bậc Alahán, Web, FB
- Học Gì Hết Ngu, Tu Gì Hết Khổ, Web, FB
- Bát Thánh Đạo, Web, FB
- Bát Chánh Đạo Là Con Đường Tối Thượng:, Web, FB
- Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (PaṭicCaSamupPāda – Depending Arising), Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (ṬhānāṭhāNa – Possible And Impossible), Web, FB
- Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
- Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (PaṭicCaSamupPāda – Depending Arising), Web, FB
- “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web
- Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, FB
- Playlist Loạt Bài Giảng: “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube
- Kinh 7 Trạm Xe, Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Vì Sao Xuất Gia, Web, FB
- Đức Phật Đã Có Suy Nghĩ Gì Trước Khi Xuất Gia?, Web, FB
- Ai Là Bhikkhu – Tỳ Khưu, Web, FB
- Lễ Xuất Gia Thọ Giới Tỳ Khưu
Bài 1/4 – Thầy Tế Độ – Ācariyupajjhāya, Web, FB
Bài 2/4 – Xét Hỏi Sa D), Web, FB
Bài 3/4 -Tuyên Ngôn & Thành Sự Ngôn, Web, FB
Bài 4/4 – Bốn Pháp Nương Nhờ & Bốn Pháp Không Nên Hành, Web, FB - Xuất Gia Gieo Duyên, Web, FB
- Đạt Tới Cái Khó Đạt Tới, Web, FB
- Mười Pháp Mà Bậc Xuất Gia Phải Quán Tưởng Thường Xuyên., Web, FB
- Như Thế Nào Là Tỳ Khưu Giới Hạnh Đầy Đủ?, Web, FB
- Thế Nào Là Bốn Điều Đáng Sợ Hãi Chờ Đợi Những Người Xuất Gia?, Web, FB
- Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
- Vì Sao Tỳ Kheo Sinh Sống Bằng Nghề Hèn Hạ Nhất Là Nghề Khất Thực – Ăn Xin?, Web, FB
- Đã Về Đến “nhà”, Web, FB
- Tỳ Khưu Đảnh Lễ Những Ai?, Web, FB
- Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát, Web, FB
- Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
- Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
- Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định, Web, FB
- Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
- Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
- Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
- Như Thế Nào Là Tu Tập Định-Samādhi Minh Sát Quán-Vipassnā Ngũ Uẩn Để Đạt Tuệ-Paññā Đoạn Tận Lậu Hoặc-Āsavānaṃ, Web, FB
- Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
- Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng, Web, FB
- Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ., Web, FB
- Chánh Định Mới Là Điều Kiện Cần Và Đủ., FB
- Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
- Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
- Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
- Thế Nào Là Tám Pháp Đối Trị Dã Dượi Buồn Ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên) Trong Khi Hành Thiền?, Web, FB
- Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
- Hiềm Hận Cần Được Trừ Khử Như Thế Nào?, Web, FB
- Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
- Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB
- Hàng Ngày Không Quên:
- Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, FB
- Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
- Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
- Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, FB
- Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Lộn Ngược Là Thế Nào, Web, FB
- Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, FB
- Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng? Web, FB
- Như Đứa Bé Đeo Bầu Vú, Web, FB
- Video Tụng Kinh Rải Tâm Từ, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar., Web, FB
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Web, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông Sg, Web, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Lễ Nhập Kỳ An Cư Mùa Mưa 2019, Web, FB
- Lễ Nhập Kỳ An Cư Mùa Mưa 2016, FB
- Cúng Dường Nhân Dịp An Cư Mùa Mưa 2014, FB
- Thực Hành 3 Khổ Hạnh Đầu Đà Trong Kỳ An Cư Mùa Mưa, FB
- Pháp Thượng Nhân – Uttarimanussadhammo, FB
- Có Cần Học Thuộc Lòng Kinh Điển Không?, Web, FB
- Phải Tự Mình Bước Đi, Sau Khi Đã Được Chỉ Đường, Thì Mới Có Thể Tới Đích, Web, FB
- Pháp Học, Pháp Hành Và Pháp Thành, Web, FB
- Những Ai Là Vô Cùng Ít Ỏi? Những Ai Là Nhiều Vô Số Kể?, Web, FB
- Như Đứa Bé Đeo Bầu Vú, Web, FB
- Bài Giảng Trên Youtube, Web, FB
- Thiền Minh Sát Vipassana: Lý Thuyết & Thực Hành, Youtube
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Web, Youtube
“It Is More Than Enough Suffering In Samsara!
Please Don’t Waste Even A Second!”
– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc.