2019 India – Nepal. B

Tháp Vishwa Shanti (tháp Hòa Bình) là một ngôi tháp do phái Liên Hoa (Nipponzan Myohoji) của Nhật xây. Kiến trúc theo mô hình tháp Sanchi. Trong tháp có thờ một phần xá-lợi của Đức Phật được tìm thấy ở Vesali.


Cây bồ đề tại Tháp Vshwa Shanti (tháp Hòa Bình) là một ngôi tháp do phái Liên Hoa (Nipponzan Myohoji) của Nhật xây. Kiến trúc theo mô hình tháp Sanchi. Trong tháp có thờ một phần xá-lợi của Đức Phật được tìm thấy ở Vesali.


Boddh Stupa, Kesariya, nơi Đức Phật trao tặng cho dân Licchavi bình bát khất thực của mình để làm kỷ niệm và khuyên họ hãy trở về nhà chớ đừng vì thương tiếc Ngài mà cứ đi theo Ngài đến tận Kusinaga, nơi Đức Phật sẽ nhập Niết Bàn. Đây là stupa – tháp lớn nhất trên thế giới tại thời điểm đó.


Tụng kinh, thiền tọa dưới Cột đá Ashoka tại Tháp bảo nơi Đức Phật thông báo Ananda 3 tháng sau sẽ Bát Niết Bàn, và giải đáp thắc mắc của ngài Anada tại sao trái đất rung chuyển như bị động đất. Khi Đức Phật tuyên bố nhập Niết Bàn, Ananda không để ý đến tầm quan trọng của tin này nên đã bỏ qua ba cơ hội mỗi khi Đức Phật nhắc lại điều này, để có thể đưa ra lời cầu xin Đức Phật với Phật lực của mình kéo dài thọ mạng, có thêm thời gian ở lại thêm vài chục năm nữa để có thể truyền dạy cho đệ tử của Đúc Phật. Khi đó trái đất rung chuyển làm Anada thắc mắc và Đức Phật đã giải thích về 7 trường hợp trái đất rung chuyển.


Tháp niết bàn (Mahaparinirvana Stupa): Ngôi tháp niết bàn to lớn mà chúng ta thấy hiện nay có chiều cao khoảng 45m, đường kính khoảng 10m. Đây là một ngôi tháp có màu trắng, xây kín xung quanh, không có cửa ra vào. Tháp được xây trên một nền gạch cao khoảng 2,7m; tháp có hình tròn trụ, với mái hình vòm tròn, phía trên vòm tròn ấy được xây một khối hình trụ nhọn dần lên tận đỉnh, hình trụ ấy gồm ba tầng, cao khoảng 5,5m.
Tháp niết bàn được xây tại thánh tích này để tôn thờ xá lợi của đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào niết bàn bất diệt.


Các Phật tử Malaysia đắp y cúng dường tượng Phật Bát Niết Bàn trong nhà tưởng niệm.


Chụp ảnh cả đoàn bên Nhà tưởng niệm và Tháp niết bàn (Mahaparinirvana Stupa): Ngôi tháp niết bàn to lớn mà chúng ta thấy hiện nay có chiều cao khoảng 45m, đường kính khoảng 10m. Đây là một ngôi tháp có màu trắng, xây kín xung quanh, không có cửa ra vào. Tháp được xây trên một nền gạch cao khoảng 2,7m; tháp có hình tròn trụ, với mái hình vòm tròn, phía trên vòm tròn ấy được xây một khối hình trụ nhọn dần lên tận đỉnh, hình trụ ấy gồm ba tầng, cao khoảng 5,5m.
Tháp niết bàn được xây tại thánh tích này để tôn thờ xá lợi của đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào niết bàn bất diệt.


Di tích Tháp Trà Tỳ (Angrachaya Stupa) -Tháp kỷ niệm nơi hỏa thiêu báo thân của Đức Phật.


Vị Bồ-tát khi sanh ra, Ngài đứng vững, thăng bằng trên hai chân, mặt hướng phía Bắc, bước đi bảy bước, một lọng trắng được che trên. Ngài nhìn khắp cả mọi phương, lớn tiếng như con ngưu vương, thốt ra lời như sau:

‘Aggohamasmi lokassa,
Jeṭṭhohamasmi lokassa,
Seṭṭhohamasmi lokassa,
Ayamantimā jāti,
Natthidāni punabbhavo’ti.

“Ta là bậc tối thượng ở trên đời.
Ta là bậc tối tôn ở trên đời.
Ta là bậc cao nhất ở trên đời.
Nay là đời sống cuối cùng.
Không còn phải tái sanh ở đời này nữa”.


Gặp Ngài Pannasami Sayadaw, thiền sư tại Úc châu, hệ thống thiền viện quốc tế Panditarana.


Thánh Địa Lumbini, Nepal, nơi Đức Bồ tát đản sinh: Tháp bảo, Cột đá Ashoka, Hồ nước tắm.


Chụp ảnh chung cả đoàn tại Thánh Địa Lumbini, Nepal, nơi Đức Bồ tát đản sinh.


Tọa thiền quán tưởng về các câu chuyện và lời Phật dạy ngay bên trong Đền thờ nơi Đức Phật Bát Niết Bàn Parinibana tại Thánh Địa Phật giáo Kushinagar, India.

Bài viết trên Facebook, 2019 India – Nepal