Bài 4.3 Có Bao Nhiêu Loại Bố Thí Dāna Theo Nhóm Ba❓[Bố Thí Pāramī (Ba–La–Mật]
Bài 4.3 CÓ BAO NHIÊU LOẠI BỐ THÍ DĀNA THEO NHÓM BA❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]
––––––––––––––––––––––––––––––
Bố thí Nhóm Ba có các loại sau:
––––––––––––––––––––––––––––––
⑴ Bố thí chia làm 3 bực: Hạ (Hīna), Trung (Majjhima) và Thượng (Paṇīta).
––––––––––––––––––––––––––––––
Mức độ của hành động thiện tùy thuộc vào sức mạnh của ý định (chanda), trạng thái tâm (citta), sự tinh tấn (viriya) và trí suy xét hay tư duy (vimaṃsā) trong hành động thiện ấy.
🔸 Khi bốn yếu tố này yếu thì sự bố thí được xem là thuộc bậc hạ.
🔸 Khi chúng ở mức trung bình thì sự bố thí thuộc bậc trung.
🔸 Khi tất cả các yếu tố đều mạnh, sự bố thí được xem là thuộc bậc thượng.
––––––––––––––––––––––––––––––
⑵ Tùy thưộc ba mục đích bố thí
––––––––––––––––––––––––––––––
🔸 Khi hành động bố thí được thúc đẩy bởi mục đích được danh tiếng và sự khen ngợi, nó thuộc bậc hạ.
🔸 Khi mục đích của sự bố thí là được cuộc sống hạnh phúc trong cõi người hoặc cõi chư thiên thì nó thuộc bậc trung.
🔸 Nếu sự bố thí được làm để tôn kính các bậc Thánh hoặc chư vị Bồ–tát về gương bố thí của các Ngài thì đó là sự bố thí thù thắng thuộc bậc thượng.
🍀 Có nhiều bài kinh trong kinh tạng Pāḷi đã nêu ra những công viên và những tịnh xá được đặt tên của thí chủ.
Ví dụ: Jetavana – khu vườn của hoàng tử Jeta; Anāthapiṇḍikārāma – tịnh xá do trưởng giả Anāthapiṇḍika dâng cúng; Ghositārāma – tịnh xá do trưởng giả Ghosita dâng cúng.
Hệ thống tôn danh này được các vị trưởng lão trong cuộc Kiết tập lần thứ nhất chấp hành, với ý định khích lệ những người khác theo gương những vị thí chủ ấy và gặt hái phước báu cũng dồi dào như vậy.
Thế nên, các thí chủ thời nay khi làm những việc bố thí như vậy, thường khắc tên của họ trên những tấm đá. Nhờ vậy, họ luôn được nhắc nhở và có chánh niệm, không phải vì muốn được danh tiếng mà để làm gương cho người khác noi theo.
––––––––––––––––––––––––––––––
⑶ Tùy thuộc ba ước nguyện bố thí
––––––––––––––––––––––––––––––
🔸 Khi thí chủ ước nguyện được cuộc sống hạnh phúc trong cõi người hoặc cõi chư thiên, sự bố thí của ông ta thuộc bậc hạ.
🔸 Khi ước nguyện là sự chứng đắc pháp Giác ngộ của vị Thinh văn Phật hay Độc giác Phật thì sự bố thí thuộc bậc trung.
🔸 Khi ước nguyện của thí chủ là Nhất thiết trí chủng trí Phật, sự bố thí của người ấy thuộc bậc thượng.
🍀 Chữ Giác ngộ – Bodhi: Trí của một trong bốn thánh đạo. Các bậc trí ngày xưa đã khuyên rằng, sự bố thí giúp thành tựu sự giải thoát luân hồi (Vivattanissita).
Ta đừng bao giờ bố thí cho qua mà không có ước nguyện đi kèm. Nên phát nguyện thành tựu một trong ba loại giác ngộ.
––––––––––––––––––––––––––––––
⑷ Lại nữa có ba hình thức bố thí khác, đó là Nô lệ bố thí (Dāna–dāsa), Bằng hữu bố thí (Dāna–sahāya) và Cung kỉnh bố thí (Dāna–sāmi).
––––––––––––––––––––––––––––––
🔸 Trong đời sống hằng ngày, người ta thường dùng những thứ tốt và cho người hầu kẻ hạ những thứ xấu hơn. Cũng thế, nếu người ta bố thí những thứ có phẩm chất kém hơn thứ mà người ta dùng cho chính mình thì sự bố thí ấy thuộc bậc hạ – Nô lệ bố thí (Dāna–dāsa).
🔸 Trong đời sống hằng ngày, người ta thường tặng bạn bè những thứ mà họ đang sử dụng, nếu bố thí những thứ có phẩm chất bằng với những món đồ mình đang sử dụng thì sự bố thí ấy thuộc bậc trung – Bằng hữu bố thí (Dāna–sahāya).
🔸 Trong đời sống hằng ngày, người ta dâng tặng đến những bậc trưởng thượng các món quà có phẩm chất tốt hơn những thứ họ thường dùng. nếu người ta dâng vật thí có phẩm chất như thế thì sự bố thí ấy thuộc bậc thượng – Cung kính bố thí (Dāna–sāmi).
––––––––––––––––––––––––––––––
⑸ Có ba loại pháp thí – Dhamma–dāna (sự phân loại dựa vào ý nghĩa của chữ pháp Dhamma dành cho mỗi loại)
––––––––––––––––––––––––––––––
🔸Loại pháp thứ nhất – “Dhamma” được kết hợp với Āmisa dhamma–dāna, tức là Pháp thí.
Đó là những cuốn sách chứa lời kinh hay những ngọn lá bối có ghi lời kinh. Trong sự phân loại này, “Pháp” chính là những bài kinh, là giáo pháp (Pariyatti Dhamma) được Đức Phật giảng dạy và được ghi lại trên những lá cọ hay những cuốn sách.
Do đó, Pháp thí ở đây có nghĩa là sự giảng dạy những bài kinh hoặc trao kiến thức trong những lời dạy của Đức Phật đến mọi người.
Pariyatti là vật thí, là cái được cho đi, người nghe là người thọ lãnh và người thuyết giảng là người bố thí.
🔸 Trong loại pháp thí thứ hai, chữ “dhamma” ám chỉ đến pháp được bao gồm trong sự phân loại của tạng Abhidhamma về các sự bố thí thành sáu loại, đó là rūpa–dāna, sadda–dāna, gandha–dāna, rasa–dāna, phoṭṭhabba–dāna, và dhamma–dāna.
Chữ dhamma trong trường hợp đặc biệt này được giải thích là tất cả mọi thứ hình thành đối tượng của tâm, gọi là cảnh pháp.
Cảnh pháp gồm có: (1) ngũ căn (pasāda–rūpa), (2) mười sáu loại sắc vi tế (sukhuma–rūpa), (3) tám mươi chín loại tâm (citta), (4) năm mươi hai sở hữu tâm (cetasika), (5) Niết bàn và (6) các khái niệm hay pháp chế định (paññatti).
Trong kinh Pariyatti dhamma, chữ dhamma nghĩa là “cao quí hay thánh thiện”. Ở đây nó có nghĩa là “sự thực cùng tột”.
Pháp thí thuộc loại này được làm bằng cách giúp đỡ những người có vấn đề về các căn.
Ví dụ: Thị lực yếu, thính lực yếu, giúp người ta phục hồi thị lực là cakkhu (dhamma) dāna, giúp họ phục hồi thính lực là sota (dhamma) dāna, v.v…
Sự bố thí nổi bậc nhất trong loại này là jīvita–dāna – làm Tăng tuổi thọ cho kẻ khác.
Những sự bố thí còn lại cũng tương tự như vậy, như gandha, rasa, phoṭṭhabba và dhamma.
🔸 Trong loại pháp thí thứ ba, chữ dhamma ở đây ám chỉ Pháp bảo trong Tam bảo, tức là Phật, Pháp và Tăng.
Như ở loại pháp thí thứ hai, Pháp ở đây nghĩa là lời dạy của Đức Phật.
Trong khi đó ở loại thứ hai, “Pháp” là vật thí, người nghe pháp là kẻ thọ lãnh.
Ở loại thứ ba này, Pháp là một phần trong Tam bảo, là người thọ nhận những lễ vật cúng dường như hương hoa, dầu, đèn, v.v… Khi Phật bảo và Tăng bảo trở thành những người thọ nhận, thì Pháp bảo cũng trở thành người thọ nhận những lễ vật cúng dường.
🍀 Câu chuyện sau đây là một ví dụ: Thuở Đức Phật ngụ tại Jetavana tịnh xá trong thành Savatthi.
Lúc bấy giờ, một vị trưởng giả nọ có niềm tin với Giáo pháp, ông ta tự nghĩ: “Ta đã thường xuyên cúng dường vật thực, y phục, v.v… đến Đức Phật và chư Tăng, nhưng ta chưa bao giờ dâng lễ vật cúng dường đến Pháp bảo. Bây giờ là lúc để ta cúng dường Pháp.” Với ý nghĩ như vậy, ông ta đi đến Đức Phật và hỏi cách cúng dường Pháp.
Đức Thế Tôn đáp lại rằng: “Nếu ông muốn cúng dường Pháp, ông nên dâng vật thực, y phục, v.v… đến vị tỳ khưu đã rành mạch trong Pháp mà vị ấy đã giác ngộ.”
Khi vị trưởng giả hỏi Đức Thế Tôn xem vị tỳ khưu nào thích hợp để thọ lãnh sự cúng dường như vậy, Đức Phật bảo ông ta hãy hỏi chư Tăng.
Chư Tăng bảo ông ta cúng dường đến tôn giả Ānanda. Thế nên, ông ta thỉnh tôn giả Ānanda về nhà để cúng dường vật thực, y phục, v.v… với ý nghĩ cúng dường Pháp mà tôn giả Ānanda đã giác ngộ.
Câu chuyện này được mô tả trong phần giới thiệu Bổn sanh Bhikkhāparampara, Bổn sanh thứ mười ba của Pakinnaka Nipāta.
Theo câu chuyện ấy, vị trưởng giả là thí chủ, vật thực, y phục, v.v… là vật thí và Pháp ở trong người tôn giả Ānanda là kẻ thọ nhận vật thí.
Vị gia chủ này không chỉ là người duy nhất đã cúng dường như vậy.
🍀 Trong thời của Đức Phật, với tâm nghĩ đến pháp là người thọ nhận lễ vật cúng dường, Kinh tạng cũng có kể về đại đức Sirī Dhammāsoka (Asoka), là người đã tỏ sự tôn kính pháp bằng cách xây dựng 84 ngàn tịnh xá, mỗi tịnh xá cúng dường đến một pháp môn (Dhammakkhandha) trong 84 ngàn pháp môn hình thành Giáo pháp của Đức Phật.
Sau khi nghe cuộc bố thí vĩ đại của vua Asoka, nhiều người ao ước bắt chước nhà vua trong việc cúng dường như vậy.
Theo gương nhà vua một cách phù hợp là quan trọng, động cơ thật sự của vị vua này không chỉ cúng dường các tịnh xá mà còn là việc đảnh lễ nhóm Pháp bảo một cách cá nhân.
Đối với nhà vua xây dụng tịnh xá chỉ là cách cúng dường vật thí. Những đại thí chủ ước theo gương của nhà vua Asoka, nhớ rằng khi xây dựng tịnh xá không chỉ cúng dường vật thí hay ý muốn danh tiếng – mục đích duy nhất là đảnh lễ Tam bảo.
Ý nghĩa của những Pháp thí này sẽ rất bổ ích nếu người ta nhớ đến tầm quan trọng của Pháp.
🍀 Nhà Chú giải vĩ đại, đại đức Mahā Buddhaghosa đã kết luận trong tác Phẩm Aṭṭhasālinī của Ngài, Chú giải của bộ Dhamma–saṅganī, bộ sách thứ nhất của tạng Abhidhamma, bằng nguyện vọng: “Cầu mong Chánh pháp tồn tại lâu dài. Cầu mong tất cả chúng sanh đều tôn kính Chánh pháp – Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo, dhamme hotu sagāravā, sabbepi sattā.”
Ngài ước nguyện như vậy vì Ngài đã biết rất rõ vai trò quan trọng của chánh pháp.
Ngài giác ngộ ra rằng chừng nào Giáo pháp còn tồn tại thì lời dạy của Đức Phật không thể bị phai mờ quên lãng và mọi người tôn kính Pháp sẽ tỏ sự tôn kính Giáo pháp và thực hành theo.
🍀 Và Đức Phật đã dạy rằng: “Chỉ những ai thấy Pháp mới thấy Như Lai.”
Và gần cuối cuộc đời, Đức Phật đã dạy rằng: “Sau khi Như Lai viên tịch, giáo pháp sẽ là Đạo sư của các ngươi – So vo mamaccayena satthā.”
Do đó mọi người nên cố gắng trau dồi loại Bố thí pháp (Dhamma–dāna) thứ ba này.
––––––––––––––––––––––––––––––
⑹ Ba loại bố thí khác là Dukkara–dāna – Nan hành thí (sự bố thí khó làm); Mahā–dāna – Đại thí ; Sāmaññā–dāna – Bình thường thí những sự bố thí không quá khó làm cũng không quá phi thường).
––––––––––––––––––––––––––––––
🔸 Sự bố thí của Dārubhaṇḍaka Tissa là ví dụ về Dukkara–dāna được kể lại trong Chú giải của phẩm thứ 28 thuộc Ekadhammajhāna, Ekakanipāta, Tăng chi bộ.
🍀 Câu chuyện về sự bố thí của Dārubhaṇḍaka
Có một người đàn ông nhà nghèo nọ sống tại ngôi làng Mahāgāma của nước Sri Lanka, và kiếm sống bằng nghề đốn củi. Tên của ông ta là Tissa, nhưng vì ông ta sống bằng nghề đốn củi nên người ta gọi ông ta là Dārubhaṇḍaka Tissa (Tissa, người có tài sản duy nhất là củi).
Một hôm nọ, ông ta nói với vợ rằng: “Cuộc sống của chúng ta quá nghèo khổ, thấp thỏi. Dầu Đức Phật đã giảng dạy về những lợi ích của sự bố thí đều đặn (nibaddha–dāna) nhưng chúng ta không làm sao có thể thực hành cho được.
Tuy nhiên, chúng ta có thể làm được một việc là bố thí định kỳ mỗi tháng hai lần, và khi chúng ta có khả năng nhiều hơn thì chúng ta sẽ cúng dường vật thực tốt hơn bằng thẻ (salākabhatta).”
Vợ của ông ta đồng ý với đề nghị của chồng và họ bắt đầu bố thí vật thực trong ngày hôm sau theo khả năng của họ.
Thời ấy người ta cúng dường vật thực tốt đến các vị tỳ khưu rất dồi dào. Một số tỳ khưu trẻ và Sa–di nhận vật thực từ hai vợ chồng ông Dārubhaṇḍaka Tissa, nhưng ngay sau đó họ quăng nó đi trước mặt hai vợ chồng.
Người vợ nói với chồng: “Họ đã quăng bỏ vật thực cúng dường của chúng ta rồi.” Nhưng bà ta không bao giờ có ý nghĩ phật lòng đối với sự kiện ấy.
Sau đó, Dārubhaṇḍaka Tissa lại bàn với vợ: “Chúng ta quá nghèo, không thể dâng vật thực làm hài lòng các bậc Thánh. Chúng ta phải làm gì để làm thỏa mãn các Ngài.”
“Những người có con cái thì không nghèo.” Bà vợ nói như vậy để an ủi, khích lệ người chồng và khuyên ông ta cho cô con gái đi làm thuê để kiếm ít tiền, Dārubhaṇḍaka nghe lời khuyên của vợ.
Ông ta nhận được mười hai đồng tiền vàng và với số tiền ấy, ông ta đã mua một con bò sữa. Do tác ý thiện lành của họ, con bò đã cho rất nhiều sữa.
Vào buổi chiều, họ lấy sữa đem nấu thành sữa và bơ, còn sữa lấy được vào buổi sáng thì vợ ông ta nấu cháo sữa và đem món cháo ấy cùng sữa đặc và bơ, họ cúng dường đến chư Tăng.
Bằng cách này, họ cúng dường được món vật thực mà chư Tăng rất hoan hỷ thọ nhận.
Từ dạo đó trở đi, vật thí salākabhatta của Dārubhaṇḍaka chỉ dành cho các bậc Thánh có pháp chứng cao.
Một hôm Dārubhaṇḍaka nói với vợ rằng: “Nhờ đứa con gái của chúng ta mà chúng ta kiếm được một số tiền từ sự tủi nhục này.
Chúng ta đã trở thành hạng thí chủ cúng dường vật thực đến các bậc Thánh, đem sự hài lòng lớn đến các Ngài. Bây giờ đừng quên phận sự cúng dường vật thực đều đặn suốt thời gian tôi vắng nhà. Tôi sẽ đi kiếm việc làm. Tôi sẽ trở về sau khi chuộc lại đứa con gái của chúng ta.”
Rồi ông ta đi làm việc sáu tháng ở một nhà máy đường và dành dụm được mười hai đồng đem về chuộc lại đứa con gái.
Khi khởi sự lên đường vào lúc sáng sớm, ông ta trông thấy đại đức Tissa đang trên đường đến hành lễ ở một ngôi chùa tại làng Mahāgāma. Vị tỳ khưu này thực hành hạnh đầu đà đang đi khất thực.
Dārubaṇḍhaka chạy theo vị tỳ khưu, đi sau lưng vị ấy và nghe vị ấy nói pháp.
Khi đến ngôi làng, Dārubaṇḍhaka trông thấy một người đàn ông đang đi và xách theo một mo cơm. Dārubaṇḍhaka đề nghị ông ta bán mo cơm với giá một đồng.
Người đàn ông nhận ra rằng chắc phải có một lý do đặc biệt nào đó, khiến người đàn ông kia mua mo cơm của mình với giá một đồng mà đáng ra nó không đáng giá một phần mười sáu của một đồng, nên từ chối không bán với giá một đồng.
Dārubaṇḍhaka trả lên hai đồng, ba đồng và cứ thế cuối cùng ông ta trả hết số tiền có được, nhưng người đàn ông kia vẫn làm ra vẻ chưa chịu bán (nghĩ rằng Dārubaṇḍhaka vẫn còn tiền trong người).
Cuối cùng, Dārubaṇḍhaka giải thích với người đàn ông kia rằng:
“Tôi không còn đồng nào ngoài vỏn vẹn mười hai đồng tiền này. Nếu tôi có nhiều hơn thì tôi cũng cho ông luôn. Tôi mua mo cơm này không phải cho tôi. Vì muốn cúng dường để bát, tôi đã thỉnh vị tỳ khưu chờ tôi ở dưới bóng cây kia. Vật thực này sẽ được dâng đến vị tỳ khưu ấy. Hãy bán mo cơm cho tôi với giá mười hai đồng tiền này và ông cũng sẽ được phước.”
Cuối cùng, người đàn ông đồng ý bán mo cơm và Dārubaṇḍhaka cầm mo cơm đi đến vị tỳ khưu với lòng tràn đầy sung sướng.
Khi cầm lấy bát từ tay vị tỳ khưu, Dārubaṇḍhaka đặt phần cơm vào trong đó, nhưng vị trưởng lão chỉ nhận một nửa phần cơm.
Dārubaṇḍhaka khẩn nài vị tỳ khưu: “Bạch đại đức, phần ăn này chỉ đủ cho một người mà thôi. Con sẽ không ăn chút nào đâu. Con mang phần ăn này với ý định dâng hết cho Ngài. Xin Ngài mở lòng bi mẫn nhận hết phần vật thực này.”
Nghe vậy, vị trưởng lão để cho Dārubaṇḍhaka trút hết phần vật thực vào trong bát.
Sau khi vị trưởng lão thọ thực xong, họ cùng nhau đi tiếp và vị tỳ khưu hỏi thăm về Dārubaṇḍhaka.
Ông ta kể lại mọi chuyện về ông ta với vị tỳ khưu một cách rất thật thà. Vị trưởng lão rất kinh cảm trước lòng tịnh tín mãnh liệt của Dārubaṇḍhaka và vị ấy tự nghĩ: “Người này đã thực hiện Dukkara–dāna (nan hành thí – sự bố thí khó làm).
Sau khi đã dùng bữa ăn do ông ta dâng cúng trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy, ta đã nợ ông ta rất nhiều và để đáp lại ta phải tỏ lòng tri ân. Nếu ta có thể tìm một nơi thích hợp, ta sẽ cố gắng hành pháp để chứng đắc đạo quả A–la–hán trong oai nghi ngồi. Dầu cho tất cả da thịt, máu của ta khô cạn hết, ta sẽ không rời khỏi tư thế ngồi này cho đến ta chứng đắc mục tiêu.”
Khi họ đến ngôi làng Mahāgāma thì mỗi người đi theo con đường riêng của họ.
Khi đến tại tịnh xá Tissa Mahāvihāra, trưởng lão được chỉ định một căn phòng. Ở đó trưởng lão thể hiện sự tinh tấn vượt bực của mình, quyết tâm không đứng dậy khỏi chỗ ngồi cho đến khi Ngài đoạn diệt tất cả ô nhiễm và trở thành vị A–la–hán.
Vị ấy không đứng dậy đi khất thực, kiên quyết chuyên tu cho đến rạng sáng của ngày thứ bảy và trở thành bậc A–la–hán với đầy đủ bốn Tuệ phân tích (Patisambhidā).
Rồi trưởng lão tự nghĩ: “Thân của ta đã yếu quá rồi. Ta không biết còn sống được bao lâu.” Bằng năng lực thần thông, Ngài biết rằng danh sắc cấu tạo nên tấm thân này sẽ không còn tiếp tục được bao lâu.
Khi sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trong chỗ ngụ, Ngài ôm bát và Tăng–già–lê đi đến Tăng đường ở trung tâm của tịnh xá và đánh trống triệu tập các vị tỳ khưu.
Khi tất cả chúng tỳ khưu cu hội lại, vị Tăng trưởng dò hỏi ai đã triệu tập chúng Tăng.
Đại đức Tissa, người thực hành pháp đầu đà (chỉ đi khất thực), đáp: “Bần Tăng đã đánh trống, thưa Ngài.”
“Tại sao hiền giả làm như vậy?”
“Bần Tăng chẳng có mục đích nào khác, nhưng có vị tỳ khưu nào trong chúng Tăng mà nghi ngờ các pháp chứng về Đạo và Quả, bần Tăng mong họ hãy nêu ra câu hỏi với bần Tăng.”
Vị Tăng trưởng bảo với đại đức Tissa rằng không có câu hỏi nào cả và hỏi lại lý do nào khiến đại đức nhiệt tâm kiên trì, liều cả thân mạng của mình để thành đạt pháp chứng.
Đại đức Tissa kể lại tất cả mọi chuyện đã xảy ra và công bố rằng Ngài sẽ viên tịch trong ngày hôm ấy: “Tôi nguyện quan tài của tôi sẽ ở yên bất động cho đến khi người thí chủ dâng cúng vật thực của tôi, ông Dārubaṇḍhaka, đến và nhấc nó lên bằng đôi tay của ông ta.” Sau đó trưởng lão viên tịch.
Đức vua Kākavaṇṇatissa quang lâm và truyền lịnh cho những người mai táng của hoàng gia đặt thi thể vào quan tài và khiêng nó lên giàn hỏa táng ở bãi thiêu xác, nhưng họ không thể di dời được nó.
Sau khi dò hỏi nguyên nhân, đức vua cho mời Dārubaṇḍhaka đến, cho ông ta mặc y phục xinh đẹp và bảo ông ta nhấc quan tài lên.
Câu chuyện đã kể rõ đầy đủ chi tiết về cách mà Dārubaṇḍhaka dùng thân nhấc bổng quan tài đưa lên đầu và quan tài tự bay bổng lên và đáp xuống giàn hỏa.
Sự bố thí của Dārubaṇḍhaka bao gồm sự hy sinh mười hai đồng tiền một cách dứt khoát, số tiền mà đáng ra được dùng để chuộc lại đứa con gái khỏi thân phận nô tỳ và phải mất sáu tháng mới kiếm được số tiền ấy, quả thật là một việc khó làm và sự bố thí ấy được gọi là Nan hành thí – Dukkara–dāna.
🍀 Một ví dụ khác về loại bố thí này được tìm thấy trong câu chuyện về sa–di Sukha, ở phẩm thứ mười của Chú giải Pháp cú.
Trong một kiếp quá khứ, Sukha là một dân làng nghèo muốn ăn một bữa ăn hảo hạng của một vị phú hộ. Vị phú hộ Gandha bảo ông ta làm công trong ba năm để đổi lấy một bữa ăn như vậy.
Do vậy, ông ta đã làm công cho vị phú hộ ròng rã ba năm và có được bữa ăn mà ông ta rất khao khát.
Khi ông ta sắp ăn thì Đức Phật Độc giác xuất hiện. Chẳng chút do dự, ông ta dâng bữa ăn quí giá ấy đến Đức Phật Độc giác, một bữa ăn mà ông ta đã từng rất thèm khát và phải bỏ ra ba năm làm công để đổi lấy nó.
🍀 Một ví dụ khác được rút ra từ Bổn sanh Ummādantī của bộ Paññāsa Nipāta.
Đó là câu chuyện về một cô gái nghèo làm việc trong ba năm để kiếm một bộ áo quần hoa mà nàng rất ao ước.
Khi nàng sắp mặc vào người thì một đệ tử của Đức Phật Kassapa đi ngang qua, vị tỳ khưu ấy chỉ che trên người bằng một mớ lá vì y của vị ấy đã bị bọn cướp lấy mất.
Nàng đã dâng đến vị tỳ khưu kia bộ y phục mà nàng rất thích, bộ y phục mà nàng phải đi làm công ba năm mới kiếm được. Sự bố thí ấy được gọi là Dukkara–dāna – Nan hành thí.
🔸 Những sự bố thí có tầm cỡ lớn, làm khởi dậy sự kinh cảm, đó là Đại thí – Mahā–dāna.
Sự bố thí tám mươi bốn ngàn tịnh xá của đại đế Sirīdhammasoka để cúng dường tám mươi bốn ngàn pháp môn trong giáo pháp của Đức Phật được xem là Đại thí.
🍀 Về vấn đề này, đại đức Mahāmoggaliputta Tissa đã nói rằng: “Trong thời kỳ giáo pháp của Đức Phật hoặc ngay cả lúc Đức Phật còn tại tiền, không có ai ngang bằng đại vương về sự bố thí bốn món vật dụng. Sự bố thí của đại vương là vĩ đại nhất.”
Dầu đại đức Mahāmoggaliputta Tissa đã nói như vậy, nhưng những sự bố thí của vua Asoka được làm theo sự chủ động của vị ấy, không có sự thi đua nên không cần phải phân loại chúng là Sadisa–dāna hoặc Asadisa–dāna.
Sự bố thí của vua Pasenadi Kosala được làm để thi đua với những người dân trong thành Xá vệ, nên nó được gọi là Asadisa–dāna (Vô song thí).
🔸 Tất cả những sự bố thí khác có tánh chất bình thường, không khó làm cũng không có quy mô lớn, chỉ là những sự bố thí thông thường, được gọi là Samañña–dāna.
––––––––––––––––––––––––––––––
⑺ Lại nữa, có ba loại pháp thí khác được mô tả trong các bộ luật Vinaya Parivāra và Chú giải của các bộ ấy.
––––––––––––––––––––––––––––––
🔸 Cúng dường đến Tăng những vật thí với lời tác bạch dâng cúng đến Tăng.
🔸 Dâng đến chùa những vật thí với lời tác bạch dâng cúng đến chùa.
🔸 Cúng dường đến cá nhân những vật thí với lời tác bạch dâng cúng đến cá nhân.
Những sự bố thí này được gọi là Dhammika–dāna – Những vật thí được dâng cúng liên quan đến Pháp.
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: CHƯƠNG 6: CÁC PHÁP BA–LA–MẬT (PĀRAMĪ) – ĐẠI PHẬT SỬ – MINGUN SAYADAW
––––––––––––––––––––––––––––––
Mọi bài viết, hình ảnh trên FB Sumangala Bhikkhu Viên Phúc và Website: http://ehipassiko.info có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép.
Ở cuối mỗi bài viết đều có các đường dẫn links đến các bài viết liên quan và tới nhóm đề tài hữu ích đối với các quý đạo hữu thực sự tầm cầu pháp học pháp hành.
Nguyện mong cho Chánh pháp của Đức Phật Gotama được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chư thiên và loài người sớm giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn.
––––––––––––––––––––––––––––––
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
––––––––––––––––––
BÀI 1: PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT) LÀ GÌ❓
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224859382897252&id=1394710113&mibextid=Nif5oz
https://archive.org/details/dhamma–in–photo–balamat–20231011
BÀI 2: QUÁN XÉT VỀ CÁC PHÁP PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT) NHƯ THẾ NÀO❓
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224865248563890&id=1394710113&mibextid=Nif5oz
https://archive.org/details/Dhamma–in–photo–balamat2–20231012
BÀI 3: ĐẶC TÍNH, CHỨC NĂNG, SỰ HIỆN KHỞI VÀ NGUYÊN NHÂN GẦN CỦA CÁC PHÁP PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT) LÀ GÌ❓
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224876200237675&id=1394710113&mibextid=Nif5oz
https://archive.org/details/dhamma–in–photo–balamat3–20231014
BÀI 4.1: BỐ THÍ BA–LA–MẬT (DĀNA PĀRAMĪ)
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224884022193219&id=1394710113&mibextid=Nif5oz
https://archive.org/details/dhamma–in–photo–balamat41–20231015
Bài 4.2.1 CÓ BAO NHIÊU LOẠI DĀNA THEO NHÓM HAI❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224927983812232&id=1394710113&mibextid=Nif5oz
Bài 4.2.2 BỐ THÍ PUGGALIKA–DĀNA (CÁ NHÂN THÍ) VÀ SANGHIKA–DĀNA (TĂNG THÍ) NHƯ THẾ NÀO❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224948022673191&id=1394710113&mibextid=Nif5oz
Bài 4.3 CÓ BAO NHIÊU LOẠI BỐ THÍ DĀNA THEO NHÓM BA❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]