Tu Tập Định-Samādhi Minh Sát Quán-Vipassnā Ngũ Uẩn

[lwptoc]

ĀSAVĀNAṂ

 

THẾ NÀO LÀ ĐỊNH TU TẬP?

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – V. Phẩm rohitassa – (I) (41) Ðịnh

Như Thế Nào Là Tu Tập Định-Samādhi Minh Sát Quán-Vipassnā Ngũ Uẩn Để Đạt Tuệ-Paññā Đoạn Tận Lậu Hoặc-Āsavānaṃ❓, Web, FB

 

🍀 THẾ NÀO LÀ ĐỊNH TU TẬP?

Tăng chi bộ kinh – V. Phẩm rohitassa – (I) (41) Ðịnh

… Và này các Tỷ–kheo, THẾ NÀO LÀ ĐỊNH TU TẬP, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc?

(Katamā ca, bhikkhave, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṃ khayāya saṃvattati?)

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo TRÚ TÙY QUÁN SANH DIỆT TRONG NĂM THỦ UẨN (pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassī viharati):

“① Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc chấm dứt;

② đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ chấm dứt;

③ đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng chấm dứt;

④ đây là các hành, đây là các hành tập khởi, đây là các hành chấm dứt;

⑤ đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức chấm dứt.

Này các Tỷ–kheo, ĐÂY LÀ ĐỊNH TU TẬP, do tu tập, do làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các lậu hoặc.

… Do tư sát, ở đời,

Các sự vật thắng, liệt,

Không vật gì ở đời,

Làm vị ấy dao động.

An tịnh, không mờ mịt,

Không phiền não, không tham,

Ta nói vị ấy vượt,

Qua khỏi sanh và già.

––––––––––––––––––––––––––––––

🍀 THẾ NÀO LÀ ĐỊNH TƯỚNG VÀ ĐỊNH TU TẬP?

Nguồn trích dẫn: Trung bộ kinh – 44. Tiểu kinh Phương quảng

… ① thế nào là định, ② thế nào là định tướng, ③ thế nào là định tư cụ, ④ thế nào là định tu tập?

– Hiền giả Visākha,

① Nhất tâm là định,

② Bốn Niệm Xứ là định tướng,

③ Bốn Tinh cần là định tư cụ,

④ Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là định tu tập ở đây vậy.

🍀 TU TẬP ĐỊNH ĐỂ NHƯ THẬT RÕ BIẾT TỨ THÁNH ĐẾ

Nguồn trích dẫn: Tương Ưng Bộ Kinh – Chương 56: tương ưng sự thật – I: Phẩm định – 1. Ðịnh

… Này các Tỷ–kheo, hãy tu tập định (samādhi). Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có định, như thật rõ biết (pajànati).

Và như thật rõ biết gì?

① Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ”.

② Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ tập”.

③ Như thật rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”.

④ Như thật rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

Này các Tỷ–kheo, hãy tu tập định.

Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo có định, như thật rõ biết.

Do vậy, này các Tỷ–kheo,

① một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ”;

② một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ tập”;

③ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Khổ diệt”;

④ một cố gắng cần phải làm để rõ biết: “Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt”.

🍀 TU TẬP KHÔNG ĐỊNH (VÔ NGÃ), VÔ TƯỚNG ĐỊNH (VÔ THƯỜNG), VÔ NGUYỆN ĐỊNH (KHỔ) ĐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – Aṅguttara nikāya, xvi. Phẩm lõa thể – 163. Ðịnh

… Ðể thắng tri THAM ÁI, này các Tỷ–kheo, ba pháp cần phải tu tập.

Thế nào là ba?

⚀ Không định (suññata samādhi)

⚁ vô tướng định (animitta samādhi),

⚂ vô nguyện định (appaṇihita samādhi).

Ðể thắng tri tham ái, này các Tỷ–kheo, ba pháp này cần phải tu tập.

Này các Tỷ–kheo, để ① biến tri, ② biến diệt, ③ đoạn tận, ④ diệt tận, ⑤ trừ diệt, ⑤ ly tham, ⑥ đoạn diệt, ⑦ trừ khử, ⑧ từ bỏ THAM, ba pháp này, này các Tỷ–kheo, cần phải tu tập.

Này các Tỷ–kheo, để biến tri, biến diệt, đoạn tận, diệt tận, trừ diệt, ly tham, đoạn diệt, trừ khử, từ bỏ sân… từ bỏ si… từ bỏ phẫn nộ… từ bỏ hận… từ bỏ giả dối… từ bỏ não hại… từ bỏ tật đố… từ bỏ xan lẫn… từ bỏ man trá… từ bỏ phản bội… từ bỏ ngoan cố… từ bỏ bồng bột nông nổi… từ bỏ mạn, từ bỏ tăng thượng mạn… từ bỏ kiêu… từ bỏ phóng dật, ba pháp này, này các Tỷ–kheo, cần phải tu tập.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Ghi chú:

Chánh định là Tứ Thiền trong Bát Thánh Đạo, ngoài Bát Thánh Đạo thì tứ thiền chỉ là Hiện tại lạc trú, không phải là Chánh định.

Chánh định là Tứ Thiền, nhưng ngược lại Tứ thiền không phải là Chánh định. Ví dụ như Mặt trời thì nóng và sáng, nhưng nóng và sáng của bóng đèn điện thì không phải là mặt trời.

– Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

LÀM THẾ NÀO PHÁT TRIỂN TUỆ MINH SÁT?

Mahasi Sayadaw

Nguồn trích dẫn: Mahasi Sayadaw

Câu trả lời là: Phải phát triển tuệ minh sát bằng cách quán niệm ngũ uẩn thủ (pancupàdànakkhandha, năm nhóm bám níu. Năm nhóm gọi là ngũ uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức, làm đối tượng cho sự dính mắc, luyến ái bám chặt vào, tức chấp thủ).

Những tính chất tinh thần và vật chất bên trong chúng sanh là ngũ uẩn thủ. Ta có thể bám níu năm nhóm nầy với tâm hoan hỉ vì lòng tham ái, gọi là “trần cảnh thủ”, sự bám níu vào trần cảnh, tức luyến ái duyên theo những đối tượng của giác quan. Ta cũng có thể lầm lạc bám níu vào những quan kiến sai lầm, gọi là “tà kiến thủ”, luyến ái bám níu, vì tà kiến. Hành giả phải quán niệm, quan sát và thấy những bám níu nầy đúng theo thực tướng của nó, như thật sự nó là vậy. Nếu không chuyên cần chú niệm và quan sát, hành giả sẽ bám chặt vào nó với tâm tham ái và tà kiến. Một khi hành giả đã thấy rõ thực tướng của nó thì không còn bám níu nó nữa và bằng cách ấy, hành giả phát triển tuệ minh sát. Chúng ta sẽ thảo luận về ngũ uẩn thủ với chi tiết.

Ngũ Uẩn

Năm uẩn đối tượng của sự bám níu là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Nó là gì? Năm uẩn ấy là những gì mà ta luôn luôn kinh nghiệm. Không cần phải đi tìm ở đâu. Nó ở ngay bên trong chúng ta. Khi ta thấy, nó ở trong sự thấy. Khi nghe, nó ở trong sự nghe. Khi hửi, nếm, sờ đụng hoặc suy tư, nó ở trong mùi, vị, xúc chạm, và tư tưởng. Khi ta co vào, duỗi ra, hoặc cử động chân tay, năm uẩn ở trong sự co vào, duỗi ra, hoặc cử động. Chỉ có điều là ta không biết rằng nó là ngũ uẩn. Bởi vì ta không hành thiền, không quán niệm và không hiểu biết đúng như thật sự nó là vậy. Vì không hiểu biết thực tướng của nó nên chúng ta bám níu vào với lòng tham ái và tà kiến.

Điều gì xảy ra khi ta co tay vào? Trước tiên, có ý định co vào. Sau đó, có những hình thức co vào liên tục tiếp nối. Ý định co vào gồm bốn uẩn thuộc về danh, phần tâm linh. Cái tâm có ý định co tay vào là thức uẩn. Khi nghĩ đến co tay vào và sau đó, cử động co tay vào, ta có thể cảm nhận thọ lạc hay thọ khổ, hoặc thọ vô ký (không lạc không khổ). Nếu co tay vào một cách thoải mái dễ chịu thì đó là thọ lạc. Nếu cảm nghe khó chịu hay bực mình thì đó là thọ khổ. Nếu không cảm nghe thoải mái cũng không khó chịu thì đó là thọ vô ký. Như vậy, khi nghĩ đến sự co tay vào, có “thọ” uẩn. Rồi tiếp theo là tri giác, cái uẩn hay biết cử động co tay vào, đó là tưởng uẩn. Rồi có trạng thái tâm giục ta co tay vào. Ta cảm nghe như có lời thúc giục, “Hãy co tay vào! Hãy co tay vào!” Đó là hành uẩn. Như vậy trong ý định co tay vào có đủ tất cả bốn uẩn của danh: thọ, tưởng, hành, thức. Cử động co tay vào là phần vật chất, hay hình sắc. Đó là sắc uẩn. Như vậy ý định co tay vào cùng với cử động co tay vào bao gồm tất cả năm uẩn.

Trong một cử động co tay vào có đủ ngũ uẩn. Ta cử động một lần, có ngũ uẩn phát sanh một lần. Ta cử động một lần nữa, có ngũ uẩn phát sanh một lần nữa. Mỗi cử động khơi mào cho ngũ uẩn phát sanh một lần. Nếu ta không hành thiền, không suy niệm về ngũ uẩn và không hiểu biết ngũ uẩn một cách chân chánh, khỏi cần phải nói chuyện gì xảy ra. Chính ta sẽ tự biết lấy.

Đúng vậy, ta nghĩ, “Tôi có ý định co tay vào” và “Tôi co tay vào”. Có phải vậy không? Mỗi người đều hiểu như vậy. Hỏi một em bé, em sẽ trả lời như vậy. Hỏi một người đứng tuổi mà không biết đọc biết viết, người ấy cũng trả lời y như vậy. Bây giờ, hỏi một người biết đọc, biết viết. Nếu ông ta thành thật nói ra đúng như ông thật sự nghĩ thì câu trả lời cũng giống như vậy. Nhưng ông là người có học vấn, ông có thể chế tạo một câu trả lời thích hợp với kinh điển. Ông sẽ nói đó là “danh–sắc”. Trả lời như vậy không phải vì ông am hiểu như vậy, mà vì ông cố tạo nên một câu trả lời thích hợp với những gì mình học trong kinh điển. Sâu kín trong thâm tâm, ông ta vẫn nghĩ, “Chính ‘Tôi’ có ý định co tay vào”, “Chính ‘Tôi’ co tay vào”, “Chính ‘Tôi’ muốn cử động”, “Chính ‘Tôi’ cử động”. Ông cũng nghĩ, “Cái ‘Tôi’ ấy đã có hiện hữu trước kia, đến nay vẫn còn đang hiện hữu, và sẽ còn hiện hữu trong tương lai. Ta tồn tại mãi mãi.” Lối suy tư ấy được gọi là ý niệm thường còn. Không có ai nghĩ rằng “Cái ý định co tay vào chỉ hiện hữu trong hiện tại”. Người tầm thường luôn luôn nghĩ, “Cái tâm nầy trước kia đã có hiện hữu. Cũng cái tâm trước kia đã có hiện hữu nầy, bây giờ đang nghĩ đến việc co tay vào”. Họ cũng nghĩ, “Cái ‘Tôi’ mà đang suy tư, đang hiện hữu trong hiện tại, sẽ còn tiếp tục hiện hữu trong tương lai.”

Khi co vào hoặc cử động tay chân ta nghĩ, “Chính tay chân nầy đã có hiện hữu trước kia, và hiện giờ đang cử động. Chính cái ‘Tôi’ nầy đã hiện hữu và hiện đang cử động”. Sau khi cử động tôi lại nghĩ trở lại, “Tay chân nầy, cái ‘Tôi’ nầy, luôn luôn tồn tại”. Ta không hề nghĩ rằng tất cả những cái ấy đều phải hoại diệt. Đó cũng là ý niệm thường còn. Đó là bám níu vào những gì vô thường mà xem là trường tồn, bám níu vào những gì vô ngã, không có thực chất, mà xem là bản ngã, là cái ‘Tôi’ vĩnh cửu.

Rồi, bởi vì ta co tay chân vào hay duỗi ra theo ý muốn, ta nghĩ rằng như vậy là rất tốt đẹp. Thí dụ như khi cảm nghe cánh tay bị tê cứng, ta xếp cánh tay lại, di động theo một chiều khác, và nghe hết tê. Ta cảm thấy thoải mái dễ chịu và nghĩ rằng như vậy là rất tốt đẹp. Ta nghĩ rằng đó là vui sướng, hạnh phúc. Những nhà khiêu vũ thiện nghệ hay tài tử, nhảy múa, co tay co chân vào rồi duỗi ra và nghĩ rằng thật là tốt đẹp. Họ lấy làm thỏa thích và tự mãn. Khi trò chuyện với nhau chúng ta thường quơ tay và cử động đầu. Chúng ta thỏa thích nghĩ rằng đó là hạnh phúc. Khi viên mãn hoàn tất một công trình ta cũng thấy là tốt đẹp và cảm nghe hạnh phúc. Đó là hoan hỉ, thỏa thích do tham ái và bám níu vào sự vật. Cái vô thường tạm bợ ta xem là thường còn và hoan hỉ thọ hưởng. Cái không phải là hạnh phúc, không phải là tự ngã vĩnh tồn mà chỉ là những nhóm thành phần vật chất hay tinh thần (những uẩn), ta xem là hạnh phúc, là tự ngã và hoan hỉ thỏa thích. Chúng ta thỏa thích với nó, bám sát vào nó, lầm tưởng rằng nó là chính ta, là tự ngã của ta, và chặt chẽ dính mắc vào nó.

Vậy, khi co vào, duỗi ra, hoặc cử động tay chân ta có ý nghĩ, “Tôi sẽ co vào” là uẩn thủ. Cử động co vào là uẩn thủ. Ý nghĩ duỗi ra là uẩn thủ. Sự duỗi ra là uẩn thủ. Ý nghĩ, “Ta sẽ cử động” là uẩn thủ. Sự cử động là uẩn thủ. Khi nói hành thiền về ngũ uẩn thủ chúng ta chỉ đề cập đến những sự việc như vậy.

Sự việc cũng xảy diễn cùng một thế ấy khi ta thấy, nghe, hửi v.v… Khi thấy, nền tảng của sự thấy hiển nhiên là mắt. Đối tượng của sự thấy cũng biểu lộ hiển nhiên. Cả hai – mắt và đối tượng của sự thấy – là phần vật chất (sắc), tự chính nó không có khả năng hay biết. Nhưng nếu không chú niệm trong khi thấy ta sẽ dính mắc vào nó. Ta nghĩ rằng toàn thể thân nầy, cùng với mắt, là thường còn, là hạnh phúc, là tự ngã của ta, và bám níu vào nó, nghĩ rằng toàn thể thế gian vật chất, cùng với đối tượng của sự thấy nói trên, là thường còn, đẹp đẽ, tốt lành, hạnh phúc, là bản ngã của ta, và bám níu vào nó. Như vậy, mắt (nhãn căn) và đối tượng của sự thấy (nhãn trần) là những uẩn thủ (những nhóm đối tượng của sự bám níu).

Và trong khi thấy, sự “trông thấy” (nhãn thức) cũng hiển nhiên. Đó là bốn uẩn thuộc về danh, phần tâm linh. Hay biết có sự thấy – chỉ có sự thấy suông, chỉ thấy thôi mà không biết thấy gì – là thức uẩn. Thỏa thích hay bất mãn khi thấy là thọ uẩn. Cái gì nhận ra đối tượng của sự thấy là tưởng uẩn. Cái gì hướng sự chú ý đến đối tượng của sự thấy là hành uẩn. Đó là bốn uẩn cấu thành phần tâm linh. Nếu không niệm trong khi thấy ta có khuynh hướng nghĩ rằng cái thấy nầy “trước đây đã có hiện hữu và hiện thời đang hiện hữu”. Hoặc nữa, khi thấy điều tốt đẹp ta có thể nghĩ, “Sự thấy là tốt đẹp”, và khi suy tư như vậy ta theo đuổi, bám níu vào những sự việc tốt đẹp và kỳ diệu biểu hiện trong sự thấy. Ta bỏ tiền ra để xem múa hát hay xem chớp bóng, lắm khi phải mất ngủ và tổn hại đến sức khỏe, vì ta nghĩ rằng làm như vậy là tốt, là đúng. Nếu không nghĩ là tốt ắt ta không tiêu phí tiền bạc, thì giờ và chịu để sức khỏe bị hao mòn. Ta nghĩ rằng cái gì xem múa hát là “Ta”. “Ta Xem”, “Ta Thỏa Thích”. Đó là bám níu (thủ) với tham ái và tà kiến. Vì ta dính mắc, luyến ái, bám chặt vào danh và sắc biểu lộ trong sự thấy, nên gọi đó là uẩn thủ, những nhóm đối tượng của sự bám níu.

Cùng một thế ấy, ta bám níu trong sự nghe, sự hửi, sự nếm v.v… Ta cũng bám níu chặt chẽ hơn vào cái tâm nghĩ ngợi, tưởng tượng, suy tư, xem đó là “Ta”, là “Tự Ngã” chắc thật của ta. Như vậy, ngũ uẩn thủ không phải gì khác hơn là chấp thủ vào những gì tự biểu hiện nơi sáu cửa (lục căn, hay lục nhập) mỗi khi ta thấy, nghe, thọ cảm, hoặc hay biết. Ta phải cố gắng thấy rõ các uẩn ấy đúng theo thực tướng của nó. Hành thiền về ngũ uẩn và nhận thấy rõ ràng như đúng thực nó là vậy, thấu triệt thực tướng của ngũ uẩn, là tuệ minh sát.

 

… “And what is the development of concentration that, when developed & pursued, leads to the ending of the effluents?

There is the case where a monk remains focused on arising & falling away with reference to the five clinging–aggregates:

① ‘Such is form, such its origination, such its passing away.

② Such is feeling, such its origination, such its passing away.

③ Such is perception, such its origination, such its passing away.

④ Such are fabrications, such their origination, such their passing away.

⑤ Such is consciousness, such its origination, such its disappearance.’

This is the development of concentration that, when developed & pursued, leads to the ending of the effluents.

… ‘He who has fathomed

the far & near in the world,

for whom there is nothing

perturbing in the world—

his vices evaporated,

undesiring, untroubled,

at peace—

he, I tell you, has crossed over birth

aging.’”

[aṅguttara nikāya – 4. book of the fours – 41. Concentration]

 

… Katamā ca, bhikkhave, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṃ khayāya saṃvattati?

Idha, bhikkhave, bhikkhu pañcasu upādānakkhandhesu udayabbayānupassī viharati:

① ‘iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo;

② iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo;

③ iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo;

④ iti saṅkhārā, iti saṅkhārānaṃ samudayo, iti saṅkhārānaṃ atthaṅgamo;

⑤ iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti.

Ayaṃ, bhikkhave, samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā āsavānaṃ khayāya saṃvattati.

‘Saṅkhāya lokasmiṃ paroparāni,

Yassiñjitaṃ natthi kuhiñci loke;

Santo vidhūmo anīgho nirāso,

Atāri so jātijaranti brūmī’”ti.

[aṅguttara nikāya 4 – 5. rohitassavagga – 41. Samādhibhāvanāsutta]

Bài viết liên quan

  • Mở Rộng Hiểu Biết Về Chánh Định Là Gì?, Web, FB
  • Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
  • Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, FB
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ!, Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Mahasi Sayadaw – Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’=’Định Minh Sát’, Web, FB
  • U Pandita Sayadaw – Các Tầng Thiền Minh Sát (Vipassnā Jhāna), Budsas
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lộ Trình Thực Hành Tu Tập Dẫn Đến “Định Samādhi”, Tức Thể Nhập Các Tầng “Thiền Jhāna”
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB

Bài viết trên Facebook,9 tháng 9 2020