Bậc Thánh – Bậc Chân Nhân

[lwptoc]

BẬC THÁNH – BẬC CHÂN NHÂN

💛💛💛💛💛💛💛💛💛💛💛💛

– YĐ: Thưa sư, bậc Thánh và bậc Chân nhân khác nhau không ạ?

– TK Sumangala Viên Phúc:

⚀ BẬC THÁNH

có 4 loại là ❶ Dự lưu, ❷ Nhất lai, ❸ Bất lai, ❹ Alahán.

❶ Thánh Dự lưu

– Tu đà hoàn

(Sotāpanna)

♥♥♥♥♥

Bậc Thánh này được gọi là đã ‘Mở con mắt của Pháp’ (dharmacakkhu), chứng đắc pháp nhãn, tức là nhận ra rằng bất cứ điều gì sinh ra điều sẽ hoại diệt (vô thường).

Niềm tin của họ trong giáo pháp thực sự sẽ là không thể lay chuyển hay gọi là ‘bất hoại tín’.

Bậc thánh này cũng được gọi là Thánh quả ‘Thất lai’, tức là còn tối đa bảy lần sanh tử nữa sẽ chứng Thánh quả A La Hán.

Vị ấy đã đoạn trừ ba kiết sử đầu là:

① thân kiến (sakkāyadiṭṭhi),

② nghi (vicikicchā), và

③ giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa).

Kinh tạng Nikāya định nghĩa như sau: “Ở đây Tỷ–kheo đoạn dứt ba kiết sử, thành bậc Dự lưu, không đọa ác thú, chắc chắn đạt quả Bồ–đề.”

Tăng chi bộ kinh mô tả vị hành giả tu tập tuần tự theo giới, định, và tuệ để đoạn trừ các kiết sử, chứng đắc thánh quả dự lưu như sau:

“Ở đây, này các Tỷ–kheo,

Tỷ Kheo đối với các giới luật, hành trì toàn phần,

đối với định, hành trì một phần,

đối với tuệ, hành trì một phần.

Vị ấy không có vi phạm học pháp nhỏ nhặt nhỏ nhiệm nào, vị ấy được xem là thanh tịnh.

Vì cớ sao?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Ta không tuyên bố chúng làm cho vị ấy không có khả năng. Phàm có những học pháp nào là căn bản Phạm hạnh, tương xứng Phạm hạnh, ở đây, vị ấy kiên trì giới ấy, kiên trú giới ấy, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Vị ấy, do đoạn tận ba kiết sử, là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc đạt đến Chánh giác.”

🔷 Như vậy Bậc Thánh Dự lưu (Stream – winner):

① thực hành trọn vẹn về giới,

② định hành trì một phần,

③ tuệ hành trì một phần,

🔵 đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên và chứng đắc sơ quả.

Ở đây, bậc dự lưu chưa thể loại bỏ toàn bộ góc rễ bất thiện (akusalamula) như tham (loba), sân (dosa) và si (moha). Tuy nhiên, vị ấy là một trong những người đã muội lược những góc rễ bất thiện, đi vào dòng thánh, thành tựu phạm hạnh đoạn trừ tất cả những ác pháp, chứng đạt được hạnh phúc tột cùng (parama sukha) là Niết–bàn và không còn thối đọa.

❷ Thánh Nhất lai

– Tư đà hoàn

(Sakadāgāmi)

♥♥♥♥♥

Vị Thánh này phải còn trở lại một lần sanh tử nữa mới chấm dứt khổ đau, đạt đến quả vị vô sanh.

Những ai đoạn tận ba kiết sử như trong trường hợp của Thánh quả dự lưu, và làm muội lược hai kiết sử tiếp theo, đó là

④ Tham Dục (kāmacchando) và

⑤ Sân (byāpāda),

được gọi là Thánh Nhất lai – Tư đà hoàn (Sakadāgāmi).

“Tỷ–kheo đoạn dứt ba kiết sử và làm nhẹ bớt tham, sân, si, thành bậc Nhứt lai, còn phải sanh lại trong đời này một lần nữa trước khi diệt hẳn khổ đau.” –Trường bộ kinh.

🔷 Với tam vô lậu học, Thánh quả Nhất lai (Once–returner)

① thực hành trọn vẹn về giới,

② định hành trì toàn phần,

③ tuệ hành trì một phần,

🔵 đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên và làm muội lược tham, sân, si.

❸ Thánh Bất lai

– A Na Hàm

(Anāgami)

♥♥♥♥♥

Thánh Bất lai–A Na Hàm là vị đã đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử (orambhagiya saṃyojana), sau khi thân hoại mạng chung sẽ được tái sinh cõi Phạm thiên, và không bao giờ tái sinh trở lại nữa.

Đức Phật dạy: “Vị Tỷ–kheo đã đoạn dứt năm hạ phần kiết sử, thành vị hóa sanh, nhập Niết–bàn tại đây, không còn phải trở lại thế giới này nữa.”

🔷 Thánh Bất lai (Non–returner):

① thực hành trọn vẹn về giới,

② định hành trì toàn phần,

③ tuệ hành trì một phần,

🔵 đoạn tận năm hạ phần kiết sử được hóa sanh, tại đấy nhập Niết–bàn, không còn phải trở lui đời này nữa.

Như vậy, bậc A Na Hàm chỉ loại bỏ năm hạ phần kiết sử và đặc biệt là tận diệt ham muốn tham dục (kāmacchando) và sân (byāpāda), còn ba hạ phần kiết sử (① thân kiến, ② nghi và ③ giới cấm thủ) đã được loại bỏ từ trước.

❹ Thánh A La Hán

(Arahant)

♥♥♥♥♥

🔵 Alahán có 3 loại là

⑴ Alahán – Thanh văn,

⑵ Alahán – Phật Độc giác,

⑶ Alahán – Phật Chánh đẳng giác.

Alahán Phật Chánh Đẳng Giác luôn luôn kết hợp với toàn giác trí hay nhất thiết chủng trí (Sabbannuta ñāṇa).

🔵 Alahán Thanh văn cũng chia làm 3 loại:

⑴ Thượng thủ Thanh văn (Aggasāvaka bodhi)

⑵ Đại Thanh văn (Mahāsāvaka bodhi)

⑶ Thanh văn thường (Pakatisāvaka bodhi)

Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, tức

⑥ hữu ái,

⑦ vô hữu ái,

⑧ mạn,

⑨ trạo cử và

⑽ vô minh,

một vị A–na–hàm sẽ chứng A–la–hán, nghĩa là có giới hạnh đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo, chấm dứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi phiền não. Không một thần Thánh thiên tử nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A–la–hán được nữa.

🔵 Với tam vô lậu học, Thánh A La Hán (Arahant),

① thực hành trọn vẹn về giới,

② định hành trì toàn phần,

③ tuệ hành trì toàn phần,

🔷 đoạn tận 10 kiết sử.

Thanh Tịnh đạo giải thích:

“Lý do đắc quả Dự lưu và Nhất lai là Giới, quả Bất hoàn là Định và quả A–la–hán là Tuệ.

Vì bậc Dự lưu được gọi là người ‘thành tựu viên mãn các phẩm loại của giới’, bậc Nhất lai cũng vậy, bậc Bất hoàn được gọi là ‘viên mãn định’ và A–la–hán là bậc ‘tuệ viên mãn’.

Giải thoát hoàn toàn khổ đau sinh tử luân hồi là bậc A la hán, vị ấy: “sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn tái sinh trở lui lại nữa.”

A–la–hán được gọi là Sandhicchedo, nghĩa đen, người đã phá dỡ nhà, nghĩa là người đã chặt đứt mọi ràng buộc, tức là người đã phá tan căn nhà do tham ái thiết kế và do nghiệp xây dựng. Do vậy, Sau khi chứng đắc lậu tận trí dưới cội bồ đề, Đức Phật đã thốt lên bài kệ pháp với ý nghĩa tương tự: “Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồi, Như Lai miên man đi, đi mãi. Như Lai đi tìm mãi mà không gặp người thợ cất cái nhà này. Lặp đi lặp lại đời sống quả thật là phiền muộn. Này hỡi người thợ làm nhà, Như Lai đã tìm được ngươi. Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa. Tất cả sườn nhà đều gãy, cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan! Như Lai đã chứng quả vô sanh bất diệt và Như Lai đã tận diệt mọi ái dục” (Kinh Pháp Cú)

A–la–hán cũng được gọi là Hatāvakāso, nghĩa đen, người từ bỏ mọi cơ hội hay những dịp may có thể được lợi v.v… Bởi lẽ các Bậc A–la–hán không tạo cơ hội cho sự kéo dài mãi của hệ lụy, nên các Ngài được gọi là người hủy diệt mọi cơ hội. Sau khi đã tẩy trừ mọi tham ái bằng đạo tuệ Siêu Thế cao nhất (A–la–hán đạo), và nhờ đó trở thành một Bậc không tin tưởng mù quáng, Bậc thông hiểu vô sanh, Bậc phá hủy ngôi nhà gọi là luân hồi, và Bậc đã giết chết mọi cơ hội; vị ấy xứng đáng là Bậc tối thượng nhân (Uttamapuriso), Bậc vô dục (Vitaraga), tức là người không còn đi tìm bất cứ cái gì để làm thỏa mãn các giác quan.

Đức Phật cũng là bậc A La Hán, nhưng là A La Hán chánh đẳng giác. Ngài đã đoạn tận mọi lậu hoặc.

Tưng Ưng Bộ Kinh III, phẩm ‘Tham Luyến’, phần ‘Chánh Đẳng giác’ định nghĩa:

“Như Lai, này các Tỷ–kheo, là bậc A–la–hán, Chánh Đẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Đẳng Giác.”

A–la–hán thánh đạo của các vị đệ tử Thanh văn đôi khi kết hợp với tứ tuệ phân tích (Patisambhidā ñāṇa); đôi khi kết hợp với Sáu Thắng Trí hay Lục Thông (Abhinnā). Đôi khi kết hợp với Tam Minh (Tevijja); hoặc có khi chỉ là A–la–hán Thánh đạo thuần túy: Câu Phần Giải thoát (Ubhatobhāga vimutta) hoặc Tuệ Giải thoát (Pannā vimutta). Nhưng không bao giờ kết hợp với Toàn Giác Trí (Sabbannuta Ñāṇa).

Như vậy, cho dù là Thượng Thủ Thanh Văn, Alahán như tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên cũng không kết hợp với Toàn Giác Trí.

Ngược lại, A–la–hán thánh đạo của đức Phật không những kết hợp với Toàn Giác Trí, mà còn với tất cả các trí khác, cũng như các đức đặc biệt của một vị Phật.

Một điều khác nữa là, do các ba la mật đã thành thục của ngài, mà chư Phật tự mình đắc Đạo, Quả, và Toàn Giác Trí, không cần một vị thầy.

Trong khi một vị Thanh văn đệ tử chỉ có thể đắc các Đạo, Quả tuệ do nghe pháp (Dhamma) liên hệ đến Tứ Thánh Đế nơi một vị Phật, hoặc đệ tử của một vị Phật, chứ họ không thể tự mình thực hành mà không có thầy chỉ dẫn được. Đây là những điểm khác nhau.

⚁ BẬC CHÂN NHÂN

(Bậc có ngũ giới trở lên)

XXI. Phẩm Bậc Chân Nhân

(I) (201) Các Học Pháp

1.– Này các Tỷ–kheo, Ta sẽ giảng cho các Thầy về ❶ người không Chân nhân và ❷ người không Chân nhân hơn cả người không Chân nhân; về ❸ bậc Chân nhân và ❹ bậc Chân nhân hơn cả bậc Chân nhân. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

… Và này các Tỷ–kheo, thế nào là bậc Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người ① từ bỏ sát sanh, ② từ bỏ lấy của không cho, ③ từ bỏ tà hạnh trong các dục, ④ từ bỏ nói láo, ⑤ từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Người này, này các Tỷ–kheo, được gọi là bậc Chân nhân.

(II) (202) Người Có Lòng Tin

… Và này các Tỷ–kheo, thế nào là bậc Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người ① có lòng tin, ② có xấu hổ, ③ có sợ hãi, ④ nghe nhiều, ⑤ siêng năng tinh cần, ⑥ có niệm, ⑦ có trí tuệ.

Người này, này các Tỷ–kheo, được gọi là bậc Chân nhân.

(III) (203) Kẻ Tàn Hại Chúng Sanh

… Và này các Tỷ–kheo, thế nào là bậc Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người ① từ bỏ sát sanh, ② từ bỏ lấy của không cho, ③ từ bỏ tà hạnh trong các dục, ④ từ bỏ nói láo, ⑤ từ bỏ nói hai lưỡi, ⑥ từ bỏ nói lời thô ác, ⑦ từ bỏ nói lời phù phiếm.

Người này, này các Tỷ–kheo, được gọi là bậc Chân nhân.

(IV) (204) Mười Hạnh

(Như kinh 203, thêm vào ba pháp sau là ⑧ không có tham, ⑨ không có sân và ⑩ chánh kiến cho bậc Chân nhân).

(V) (205) Con Ðường Tám Ngành

… Và này các Tỷ–kheo, thế nào là bậc Chân nhân?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, có người ① có chánh tri kiến, ② có chánh tư duy, ③ có chánh ngữ, ④ có chánh nghiệp, ⑤ có chánh mạng, ⑥ có chánh tinh tấn, ⑦ có chánh niệm, ⑧ có chánh định.

Người này, này các Tỷ–kheo, được gọi là bậc Chân nhân.

(VI) (206) Con Ðường Mười Ngành

… (Như kinh 205, thêm ⑨ chánh trí, ⑩ chánh giải thoát cho bậc Chân nhân)

Bài viết liên quan

  1. Audio Pháp Thoại Tại Thiền Viện Tharmanakya, Yangon Myanmar – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc:
  2. Bốn Dự Lưu Phần, Youtube
  3. 969 Ân Đức Tam Bảo & Giới Thanh Tịnh Dẫn Chúng Ta Tới Đâu?, WebFB
  4. Mục Tiêu Đã Được Xác Quyết, WebFB
  5. A Stream Enterer: Ta Là Vị Thánh Dự Lưu, Không Còn Thối Đọa, Chắc Chắn Đạt Đến Chánh Giác., WebFB
  6. Lợi Ích Của Quả Thánh Dự Lưu Tu Ðà Huờn: Làm Cạn Biển Khổ Luân Hồi Trong Tam GiớiNgười Đạt Quả Tu Ðà Huờn Không Còn Bị Tái Sinh Vào Bốn Đường Ác Địa Ngục – Súc Sinh – Ngạ Quỷ – Atula., WebFB
  7. Giới Cấm Thủ – Sīlabbata-Parāmāsa Là Gì?, WebFB
  8. 969 Là Gì, WebFB
  9. Phật Tử Nhí Tụng 9 Ân Đức Phật 6 Ân Đức Pháp 9 Ân Đức Tăng, WebFB
  10. Buddha – Đức Phật Là Ai? (P1), WebFB
  11. Buddha – Đức Phật Là Ai? (P2), WebFB
  12. Hâm Mộ Ngoại Đạo, WebFB
  13. Phật Nào? Pháp Nào? Tăng Nào? – Nương Tựa Nơi Đâu?, WebFB
  14. Giả Và Thật, WebFB
  15. Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, WebFB
  16. Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, WebFB
  17. Gương Chánh Pháp (Pháp Kính) Là Gì?, WebFB