Hạnh ðầu-đà (khổ hạnh) = Hạnh rũ bỏ

HẠNH ÐẦU-ĐÀ (KHỔ HẠNH) = HẠNH RŨ BỎ

(Dhutanga-niddesa)

1. Khi một thiền giả theo đuổi con đường giới, vị ấy nên khởi sự thực hành khổ hạnh để kiện toàn các đức đặc biệt ít muốn, biết đủ v.v… nhờ đó giới được thanh tịnh.

Vì khi Giới của vị ấy đã được thanh lọc khỏi các cấu uế bằng những thứ nước thiểu dục, tri túc, viễn ly, độc cư, ở những trú xứ vắng, tinh cần, ít nhu cầu, thì giới sẽ trở nên hoàn toàn thanh tịnh, vị ấy sẽ thành tựu, tất cả những ước nguyện của mình.

Và khi toàn thể con người đã được thanh lọc bằng công đức giới và nguyện vào đã an trú trong ba thánh tài đầu tiên, vị ấy bây giờ có thể xứng đáng đạt đến gia tài thứ tư gọi là “sự hân hoan trong tu tập” (Tăng chi ii, 27).

2. Mười ba khổ hạnh

Ðức Thế Tôn đã cho phép thực hành 13 khổ hạnh cho những thiện nam tử đã từ bỏ những chuyện xác thịt và không kể thân mạng, mong muốn tu tập phù hợp với cứu cánh giải thoát. Mười ba khổ hạnh là:

  • ① hạnh phấn tảo y
  • ② hạnh ba y
  • ③ hạnh khất thực
  • ④ hạnh khất thực từng nhà
  • ⑤ hạnh nhất tọa thực
  • ⑥ hạnh ăn bằng bát
  • ⑦ hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong)
  • ⑧ hạnh ở rừng
  • 9 hạnh ở gốc cây
  • ⑩ hạnh ở giữa trời
  • ⑪ hạnh ở nghĩa địa
  • ⑫ hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong
  • ⑬ hạnh ngồi (không nằm)

Tất cả những hạnh kể trên gọi là hạnh (anga) cùa một tỳ kheo theo khổ hạnh (dhuta, đầu-đà) bởi vì vị ấy đã rũ bỏ (dhuta) cấu uế bằng cách thọ trì một trong những khổ hạnh ấy. Gọi là “đầu-đà” (dhuta) vì nó rũ sạch (niddhunana) chướng ngại, gọi là hạnh (anga) vì nó là con đường (patipatti).

3. Những pháp khổ hạnh: là 5 pháp câu hữu với khỗ hạnh: 1. ít muốn, 2. biết đủ, 3. viễn ly, 4. độc cư, và 5. cái có được nhờ các thiện pháp ấy. (Tăng chi iii, 219)

  • Ít muốn và
  • biết đủ là vô tham.
  • Viễn ly thuộc về vô tham.
  • Độc cư thuộc vô si.
  • “Cái có được nhờ các thiện pháp ấy” là trí, cái trí nhờ đó một người thực hành khổ hạnh, và kiên trì trong các đức tính khổ hạnh (idamatthità: imehi kusaladhammehi atthi: idam-atthi).
  • Ở đây, nhờ vô tham mà một người rũ bỏ tâm tham đối với những vật bị cấm chỉ.
  • Nhờ vô-si, vị ấy rũ bỏ cái mặt nạ lừa dối khoác ở ngoài những vật ấy để che lấp sự nguy hiểm của chúng.
  • Và nhờ vô tham, vị ấy rũ bỏ đam mê khoái lạc giác quan khi sử dụng những vật dụng hợp pháp.
  • Nhờ vô si, vị ấy rũ bỏ sự say mê khổ hạnh khi thực hành khổ hạnh.

(Thanh Tịnh Đạo – Trưởng Lão Phật Âm Buddhaghosa)

Bài viết liên quan

  • “Chỉ thọ dụng vật thực do đi khất thực, ăn ngày một bữa, với ba y, một bát” là khổ hạnh đầu đà – dhutanga, không phải là giới, Web, FB

Từ Minh

Mahābodhi-Myaing sayadaw Video

Đại trưởng lão Mahābodhi-Myaing sayadaw một vị thực hành hạnh đầu-đà hằng ngày vào làng trì bình khất thực (Pindapātika) hài lòng với những gì được cho; vị rành rẽ Luật tạng (Vinayadhara), và vị trì luật nghiêm nhặt. Ngài nổi tiếng với sự giải thích Phật ngôn bằng nhiều thí dụ minh hoạ dễ hiểu.

Hãy nhìn những bước chân thong thả và đều đặn của Ngài bước trên mặt đường cho thấy một khả năng chánh niệm hùng hậu. Dầu lúc đi vào xóm để khất thực hay lúc trở về Ngài luôn giữ khoảng cách và tốc độ bước chân đều đặn như vậy. Ở Miến Điện người ta kể với nhau một điều đặc biệt về Ngài là khi Ngài đi vào xóm để khất thực và lúc trở về chỗ cư ngụ, Ngài luôn bước chính xác trên những dấu chân đã để lại lúc bước ra đi.

Ngài còn được người dân gọi là Mahābodhi-Myaing sayadaw sống ở rừng vì Ngài sống ẩn cư trên triền núi của khu rừng Myaing, Mou-meik, Mandalay. Vì có quá nhiều người đến viếng, nên Ngài đã rời đi nơi khác. Nghe nói hiện Ngài đang sống ở Kaw-lin, Sagaing.

– Saṅghassa namāmi. _(¡)_

Bài viết trên Facebook,4 tháng 1, 2018