Myanmar – một trong hai quốc gia rộng lượng nhất thế giới

MYANMAR – MỘT TRONG HAI QUỐC GIA RỘNG LƯỢNG NHẤT THẾ GIỚI

Myanmar được xếp hạng là một trong hai quốc gia rộng lượng nhất thế giới trong danh mục 135 quốc gia rộng lượng năm 2014. Theo cuộc khảo sát do Quỹ Hỗ trợ Từ thiện có trụ sở tại Hoa Kỳ thực hiện, Myanmar chia sẻ vị trí dẫn đầu cùng với Hoa Kỳ.

Cuộc khảo sát dựa trên ba tiêu chí, đó là: Đóng góp tiền cho các tổ chức từ thiện, thời gian hoạt động tình nguyện, và giúp đỡ người xa lạ. Trong lời mở đầu bài báo cáo năm nay, Giám đốc điều hành Quỹ Hỗ trợ Từ thiện, Tiến sĩ John Low, nói: “Các chỉ số cho thấy mức độ cao về sự rộng lượng ở những quốc gia phải đối mặt với tình trạng hỗn loạn – phản ánh một mô hình của sự bố thí, giúp đỡ tại các quốc gia vừa trải qua xung đột, người ta giúp đỡ người khác vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất. Và nó cho thấy bản tính của con người là muốn giúp đỡ người khác, ngay cả tại các quốc gia không có bất cứ điều gì giống như mức sống đang có ở phương Tây”.

Theo Jessica Durando của báo USA Today, Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất được xếp hạng trong mười quốc gia có số điểm cao nhất trong cả ba tiêu chí, với số điểm tăng từ 61% trong danh mục năm trước lên đến 64% trong danh mục lần này. Còn điểm số cao 91% của Myanmar là từ việc cúng dường mà có được. Báo cáo của Quỹ Hỗ trợ Từ thiện phát biểu rằng, tính rộng lượng của người dân Myanmar – một quốc gia có 500.000 Tăng sĩ – xuất phát từ việc thực tập hạnh bố thí, hiến tặng của người đệ tử Phật, và “vị trí của Myanmar trong bảng xếp hạng cũng cho chúng ta thấy được tầm quan trọng trong sự khác biệt văn hóa của mỗi quốc gia là ở lòng nhiệt thành của người dân quốc gia đó đối với công việc từ thiện.

Phóng viên Esther Htusan của tờ Associated Press viết rằng, Myanmar có đến nửa triệu tu sĩ Phật giáo, chiếm gần 1% dân số của đất nước, và việc cúng dường vật thực, tiền tài đến chư Tăng là một cách để tạo công đức. Chư Tăng, những người dành phần lớn thời gian của họ trong việc thiền định và tụng niệm, làm các việc phước thiện để đáp lại sự tín nhiệm của quần chúng, để giữ cho chu kỳ của sự rộng lượng được tồn tại.

Bài báo cáo cũng ca ngợi người nữ trên toàn thế giới, những người thường kiếm được ít tiền hơn so với nam giới. “Từ năm 2009, phụ nữ đã trở thành người bố thí, hiến tặng nhiều hơn so với nam giới và đã đóng góp nhiều cho các tổ chức từ thiện có quy mô toàn cầu. Điều này bất chấp cả khoảng cách và sự đóng góp kinh tế tồn tại giữa những người nam và nữ trên toàn thế giới. Phản ánh sự khác biệt trên toàn cầu, phụ nữ là những người chắc chắn bố thí, cúng dường ở các nước có thu nhập cao; ở các nước có thu nhập trung bình và thấp thì nam giới thường bố thí, hiến cúng nhiều hơn người nữ”.

Ông Patrick Rooney, Phó Trưởng ban Nghiên cứu và Học thuật tại Trường Đại học Indiana Lilly Family cho rằng, việc ủng hộ từ thiện ở các tiểu bang đã tăng lên đáng kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đấy là một tin tốt lành. Và người dân Hoa Kỳ là những người rất nhân đạo.

Các quốc gia khác thuộc mười quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng, theo thứ tự là: Canada, Ireland, New Zealand, Australia, Malaysia, Anh Quốc, Sri Lanka, Trinidad và Tobago. Thái Lan, một trong ba quốc gia lớn theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy được xếp hạng thứ 21. Theo báo cáo của Quỹ Hỗ trợ Từ thiện, chỉ có 5 trong số các nước G20 nằm trong nhóm 20 quốc gia đứng đầu trong năm nay, và 11 quốc gia được xếp vào nhóm 50 quốc gia đứng đầu; và có 3 quốc gia thậm chí còn nằm ngoài nhóm 100 quốc gia.

Minh Phú (theo Buddhist Door)

Myanmar has been ranked one of the two most generous nations in the 2014 World Giving Index, which included 135 countries.

Myanmar shared the top position with the United States according to the survey, which was conducted by the UK-based Charities Aid Foundation (CAF) based on three criteria: donating money to charity, volunteering time, and helping strangers. In his foreword to this year’s report, CAF’s chief executive Dr. John Low states: “The index shows high levels of generosity in countries facing turmoil – reflecting a pattern of giving in post-conflict nations as people help others through the most difficult of times. And it shows people’s innate desire to help others, even in nations which do not have anything like the standard of living enjoyed in the West.”

According to Jessica Durando of USA Today, the US is the only country ranked in the top ten in all three factors, with a score increase from 61 per cent in the previous index to 64 per cent. Myanmar’s high score of 91 per cent, on the other hand, comes from donating money alone. The CAF report states that the munificence of Myanmar—it has 500,000 Buddhist monks—stems from the Theravada Buddhist practice of dana, or generosity, and that “the position of Myanmar reminds us how important each country’s distinctive culture is in the predilection of its people to be charitable.” Esther Htusan of the Associated Press writes that the half million Buddhist monks make up of almost one per cent of the country’s total population, and donating money and food to them is a way of earning merit. The monks, who spend most of their time meditating and praying, do charitable deeds in return, which keeps the giving cycle alive.

The report also praises women all over the world, who often earn less than their male counterparts. “Since 2009, women have become more likely than men to donate money to charity at a global level – this is despite the gap in economic participation that still exists between men and women worldwide. Reflecting this global disparity, women are only more likely to give money in high income countries; in middle and low income countries men are more likely to donate,” it states.

Patrick Rooney, associate dean for research and academic affairs at the Indiana University Lilly Family School of Philanthropy, told Jessica Durando that giving in the States has grown at a reasonable rate since the Great Recession. “The good news is that giving didn’t fall off the map during the Great Recession. The bad news is as we’ve recovered it’s continued to grow but more slowly than we hoped for,” he said, adding that Americans are “very philanthropic.”

Other countries among the top ten, in order, are Canada, Ireland, New Zealand, Australia, Malaysia, the United Kingdom, Sri Lanka, and Trinidad and Tobago. Thailand, one of the three major Theravada countries, was ranked 21st. According to the CAG report, only 5 of the G20 countries are in the top 20 this year, and 11 were ranked outside the top 50; 3 were even outside the top 100.

Source: BuddhistDoor.com