Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 4/5: Việc bị thu hồi và sám hối)

[ FROM: MỘT CUỘC ĐỜI KHÔNG BỊ TIỀN BẠC TRÓI BUỘC – KIẾN THỨC VỀ NHỮNG GIỚI LUẬT SỬ DỤNG TIỀN BẠC CHO TU SĨ PHẬT GIÁO

Tỳ khưu Dhamminda – Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi (TK Dhamminda) về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật). Bởi một tân Tỳ khưu ít có cơ hội được đọc những luận giảng mà tôi đã phiên dịch nhiều đề mục từ trong đó. Tôi hy vọng là trong bài viết này có đầy đủ kiến thức để giúp các Tỳ khưu hiểu rõ cách tuân thủ những giới luật này. ]

PHẦN 4. VIỆC BỊ THU HỒI VÀ SÁM HỐI

Nếu một Tỳ khưu đã nhận vàng, bạc, hay tiền thì trước tiên, theo những giới luật của Tạng Luật, ngay giữa Tăng đoàn ông phải bị thu hồi những vật dụng không được phép nhận và sau đó sám hối vi phạm đó. Nếu ông đã mua thứ gì đó với vàng, bạc, hay tiền thì những món đồ đã được mua đó cũng phải bị thu hồi và sau đó phải sám hối việc vi phạm. Nếu vào lúc xảy ra việc thu hồi một cư sĩ có mặt ở đó thì được phép giải thích cho người ấy những gì đã xảy ra. Nếu cư sĩ đó nhận số tiền và nói: ‘Con nên mua cái gì với số tiền này?’ Khi ấy Tỳ khưu có thể nói: ‘Món nào đó được phép nhận (sữa trâu, bơ, v.v..) Ông ta không thể nói: ‘Hãy mua món nào đó.’ Như vậy nếu cư sĩ mua món nào đó và dâng nó cho Tăng đoàn thì tất cả các Tỳ khưu, ngoại trừ người đã nhận số tiền đó, có thể sử dụng nó. Nếu không có cư sĩ hiện diện ở đó thì Tăng đoàn có thể chỉ định một Tỳ khưu nhận tiền và ném nó đi.

Đức Phật đã dạy rằng chẳng có cách nào để một Tỳ khưu có thể được lợi lạc sau khi nhận tiền hay mua những đồ vật bằng số tiền đó. Nhưng nếu tiền được thu hồi phù hợp với những giới luật của Tạng Luật thì những người khác trong Tăng đoàn có thể được lợi lạc. Nếu những vật phẩm và tiền không bị thu hồi thì không có Tỳ khưu hay samanera (Sa di) nào có thể sử dụng những món đó.

Nếu một Tỳ khưu không thu hồi hay ném bỏ tiền hay những món đồ được mua bằng tiền đó thì cho dù ông ta sám hối bao nhiêu lần chăng nữa ông vẫn được coi là đã vi phạm. Như vậy nếu ông ta nghe trì tụng Giới bổn Tỳ khưu (Giới bổn Ba–la–đề–mộc–xoa) hay tuyên bố là mình trong sạch thì ông ta cũng vi phạm việc nói dối có ý thức. Giới bổn Tỳ khưu nói:

‘Bất kỳ Tỳ khưu nào được chất vấn ba lần, biết rằng mình vi phạm nhưng vẫn không bộc lộ điều đó thì đó là một người nói dối có ý thức. Các Sư, Đức Thế Tôn đã dạy rằng nói dối có ý thức là một chướng ngại cho việc thành tựu.’

PHẦN 5. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÂN TIẾN

Có nhiều phương pháp mà hiện nay các tu sĩ dùng để thâu thập và sử dụng những ngân quỹ to lớn. Nếu quý vị là một tu sĩ quý vị sẽ trải qua những phương pháp khác nhau ở những tu viện khác nhau. Hầu hết những phương pháp này không tuân theo những thủ tục được sắp xếp trong những bản văn. Cách tốt nhất là tránh những thực hành đáng ngờ và không rõ ràng và hãy thực hành phù hợp với những thủ tục (trình tự) được đưa ra trong các bản văn.

Chẳng hạn như các bản văn không chỉ cho một tu sĩ cách dạy cho một người khi họ nỗ lực cúng dường tiền, chỉ bày cho họ cách cúng dường những vật dụng cần thiết được cho phép. Các bản văn chỉ dẫn rằng nếu tiền được mang với ý hướng bất tịnh nhằm cúng dường cho tu sĩ thì tu sĩ đó không thể chỉ rõ một kappiya (xem ở trên). Tuyệt nhiên không được phép cúng dường tiền. Tu sĩ không bao giờ được sở hữu tiền bạc. Tu sĩ không bao giờ có thể cho ý kiến về việc phải làm gì với số tiền trong một ngân quỹ dành để mua những vật dụng cần thiết, mà chỉ có thể yêu cầu những vật dụng ấy. Những vấn đề này thật tế nhị và hầu hết các tu sĩ không hiểu rõ chúng hoặc bởi thiếu nghiên cứu, bởi truyền thống, hay do ảnh hưởng vi tế của việc khao khát một số tiền.

Như vậy làm thế nào một tu sĩ không nhận tiền có thể có được những vật dụng cần thiết? Có một vài phương pháp được Đức Phật cho phép để có được những vật dụng cần thiết. Cách thức dễ dàng nhất là hỏi một người nào đó ai là người thân thuộc hay ai đã đưa ra một lời mời các Tỳ khưu yêu cầu những vật dụng cần thiết. Thường thì một Tỳ khưu không thể yêu cầu những vật dụng cần thiết từ một người không đưa ra lời mời và không phải là người thân thuộc. Làm như thế là cách kiếm sống tà vạy. Tuy nhiên nếu một Tỳ khưu bị bệnh thì ông ta có thể yêu cầu người nào đó cung cấp thuốc hay thực phẩm. Cũng thế, nếu những bộ y hay chén bát của Tỳ khưu bị mất cắp hay bị hư hỏng thì ông có thể hỏi xin một người khác (Nissaggiya Pacittiya 6 & 21). Một Tỳ khưu cũng có thể yêu cầu nhân công hay mượn các dụng cụ. Ông có thể yêu cầu người nào đó lấy nước từ một nguồn nước công cộng chẳng hạn như một con sông hay một con đập, nhưng ông không thể hỏi xin nước uống là sở hữu riêng tư của một căn nhà của người nào đó. Một tu sĩ cũng có thể lấy gỗ, đá, hay những vật liệu xây dựng từ những vùng đất hoang vu không có người sở hữu và được pháp luật cho phép.

Trước khi thọ giới làm một sa di hay tu sĩ, một người có thể chuẩn bị một ngân quỹ để cung cấp những vật dụng cần thiết khi ông ta trở thành một tu sĩ hay sa di. Một ngân quỹ như thế có thể được để lại cho một người thân hay người bạn và những người này nên được hướng dẫn để dâng cúng những vật dụng cần thiết cho tu sĩ ấy sau khi ông đã thọ giới. Tân tu sĩ hay tân sa di có thể yêu cầu những vật dụng cần thiết từ một người giữ ngân quỹ nếu họ là một thân nhân ruột thịt, nhưng trước hết tu sĩ hay sa di cần được cho một lời mời trước khi ông có thể yêu cầu một người bạn. Điều này nên được giải thích cho người bạn trước khi thọ giới.

Khi một người đã được thọ giới xuất gia, nếu người ấy vẫn còn tiền trong ngân hàng từ khi còn là một cư sĩ, thì người ấy không thể đảm nhận bất kỳ sự dàn xếp nào về số tiền ấy vì lợi ích của riêng ông. Ông có thể để lại số tiền đó trong ngân hàng cho tới khi ông giải y và không sử dụng số tiền đó trong khi ông thọ giới xuất gia. Ông có thể tặng số tiền đó cho cha mẹ, những người thân, hay bạn hữu của ông để họ sử dụng, nhưng không thể tặng cho bất kỳ tu sĩ, sa di, hay tu viện nào.

Việc nhận hay sử dụng tiền trợ cấp trong khi đang thọ giới xuất gia cũng không được cho phép. Những người muốn xuất gia trong Tăng đoàn nên thực hiện những chuẩn bị thích hợp liên quan tới tiền trợ cấp của họ trước khi đắp y tu sĩ.

KẾT LUẬN

Những giới luật liên quan tới tiền bạc thật phức tạp khi giải thích nhưng không khó thực hành; mọi sự một Tỳ khưu cần làm là từ chối nhận tiền. Đối với những người giữ những giới luật một cách chân thành thì họ sẽ đạt được một sự hiểu biết sâu xa về Pháp. Họ sẽ có thể chứng ngộ những trái quả của Tạng Luật là những gì không tìm thấy trong chữ nghĩa của các giới luật mà được khám phá trong tâm của những người thực hành nó.

OVADA PATIMOKKHA DHAMMACETI

Nhẫn nại là thực hành tối thượng,

Chư Phật nói Niết bàn là Pháp tối thượng,

Kẻ giết hại người khác không phải là người thực sự lên đường,

Kẻ làm hại chúng sinh không phải là một Samana (Sa môn) đích thực.

Đừng làm mọi ác hạnh,

Hãy phát triển những phẩm tính tốt đẹp,

Tịnh hóa bổn tâm,

Đây là lời chư Phật dạy.

Đừng lăng mạ, sỉ nhục hay làm hại người khác,

Hãy tự chế phù hợp với những giới luật của

Giới bổn Tỳ khưu,

Ăn uống điều độ,

Ẩn dật nơi hẻo lánh,

Và nỗ lực định tâm,

Đây là lời chư Phật dạy.

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên.

Có thể đọc bản Anh ngữ “A Life Free From Money

Bài viết liên quan

  • Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 1/5:- Những Điều Cư Sĩ Hộ Tăng Cần Biết), Web, FB
  • Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 2/5: Sai Lầm Trong Việc Nhận Tiền), Web, FB
  • Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 3/5: Những Giới Luật Liên Quan Tới Tiền Bạc), Web, FB
  • Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 4/5: Việc Bị Thu Hồi Và Sám Hối), Web, FB
  • Tu Sĩ Và Tiền Bạc (Phần 5/5: Hỏi Và Đáp Với Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw), Web, FB

Audio Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala Tại Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada:, Youtube, Archive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 3 Đại Phẩm – Mahāvagga, Youtube, Archive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 4 Tiểu Phẩm – Cullavagga, Archive
  • Giới Thiệu Chi Tiết Tạng Luật – Vinayapiṭaka: Phần 5 Tập Yếu – Parivāra, Archive