Công bằng có không? Công bằng ở đâu? (Pháp cú 161)
CÔNG BẰNG CÓ KHÔNG? CÔNG BẰNG Ở ĐÂU? (PHÁP CÚ 161)
Câu chuyện tại Kỳ Viên liên quan đến một cư sĩ tên là Mahà Kàla đã đắc THÁNH QUẢ DỰ LƯU.
Vào ngày thứ tám trong tháng, Mahà Kàla tự mình thọ trì bát quan trai giới, và ở lại tịnh xá suốt đêm nghe pháp. Có vài tên trộm sau khi ăn hàng, khua vang đồ đạc làm chủ nhà thức dậy rượt đuổi. Chúng ném hết của đã lấy rồi phân tán mạnh ai nấy chạy. Một tên lọt vào tịnh xá vào lúc sáng sớm, ném món đồ trước mặt Mahà Kàla đang rửa mặt bên bờ ao, rồi chạy mất. Chủ nhà chẳng thấy tên trộm đâu, chỉ thấy cư sĩ với tang vật, hét vào mặt anh:
– Té ra anh là người xông vào nhà tôi ăn trộm đấy hẳn! Vậy mà anh làm như suốt đêm đã nghe pháp đấy!
Anh không kịp thốt lời nào đã bị đánh tới tấp đến chết. Họ bỏ xác anh trên đường rồi đi mất.
Sáng sớm các Tỳ–kheo trẻ và Sa–di ôm bình rời tịnh xá đi lấy nước, thì phát hiện xác chết của cư sĩ. Họ đến thưa chuyện với Thế Tôn:
– Cư sĩ đã ở lại suốt đêm để nghe pháp và bị chết thảm như thế, thật ngược với công lao của anh!
Phật bảo:
– Quả đúng như vậy, này các Tỳ–kheo! Cái chết của Mahà Kàla không chính đáng nếu chỉ xét kiếp hiện tại này. Nhưng so với các nghiệp ác đã gây ở kiếp trước thì không oan uổng.
Và Ngài kể:
Chuyện quá khứ
Người Lính Và Người Có Cô Vợ Ðẹp
Thật xa xưa ở một làng ven biên giới thuộc xứ của vua Ba–la–nại, một băng trộm thường phục kích khách đi đường tại lối vào rừng. Vua phải chốt một người lính tại đó, và tùy thời người lính sẽ hộ tống khách vào rừng rồi trở ra.
Ngày kia có hai vợ chồng vào rừng trên chiếc xe nhỏ. Người lính thấy cô vợ quá đẹp nên lọt vào lưới tình. Khi họ xin được hộ tống thì người lính bảo đã quá muộn, phải chờ sáng mai. Khách nài nỉ vì mùa này trời tốt nên xin được đi ngay, nhưng người lính nhất quyết không chịu. Anh ra dấu cho người phụ tá quay đầu xe dù khách phản đối. Rốt cuộc khách phải ở lại trong nhà người lính.
Hừng đông người lính gây tiếng động làm như trộm vào nhà. Ngay sau đó viên phụ tá của anh đến báo cáo viên ngọc quí của anh bị trộm mất. Anh tức tốc ra lệnh cho người gác cổng làng khám xét mọi người ra vào. Sáng sớm khách thắng xe đi ra, bị khám và bị bắt quả tang viên ngọc giấu trong xe, viên ngọc do anh lính lén bỏ vào xe để vu oan. Họ mắng chửi khách không tiếc lời và tặng thêm một trận đòn nên thân, xong dẫn tới xã trưởng. Khách bị xử đánh đến chết, xác bị ném ra xa.
Ðó là việc làm của cư sĩ kiếp trước. Mạng chung anh bị đọa địa ngục A–tỳ, chịu cực hình khổ sở rất lâu, nhưng vì ác báo chưa dứt nên anh vẫn bị đánh như thế liên tiếp một trăm kiếp.
(Hết Chuyện Quá Khứ)
Thế Tôn dạy tiếp:
– Này các Tỳ–kheo! Trên thế gian này chỉ có chúng sanh phạm điều ác mới bị dày vò khổ não trong bốn kiếp.
Và Ngài đọc Pháp Cú:
161.Ðiều ác tự mình làm,
Tự mình sanh mình tạo,
Điều ác nghiền kẻ ngu,
Như kim cương nghiền ngọc.
161. By oneself is evil done,
it’s born of self and self–produced.
Evil grinds the unwise one
as diamond does the hardest gem
Attanā’ va kataṁ pāpaṁ –attajaṁ attasambhavaṁ
Abhimanthati dummedhaṁ –vajiraṁ v’asmamayaṁ maṇiṁ.
Bài viết liên quan
- Quả của nghiệp là công lý vũ trụ không có mắt, Web, FB
- Địa ngục có hay không, Web, FB
- Vì sao có kẻ ác lại gặp điều thiện lành, vì sao có người thiện lại gặp điều ác dữ, Web, FB
- Công bằng có không? Công bằng ở đâu? (Pháp cú 161), Web, FB
- Như bóng không rời hình, Web, FB
- Không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệt (Pháp cú 127), Web, FB
- Như nước nhỏ từng hạt, rồi bình cũng tràn đầy (Pháp cú 122), Web, FB
- Nhân & quả – cái chết của đệ nhất thần thông (Pháp cú 137 – 140), Web, FB
- Phước – tuệ đồng tu, Web, FB
- Lợi ích của bố thí cúng dường là gì, Web, FB