Bài 4.4 Có Bao Nhiêu Loại Bố Thí Dāna Theo Nhóm Bốn, Nhóm Năm❓[Bố Thí Pāramī (Ba–La–Mật]

Bài 4.4 CÓ BAO NHIÊU LOẠI BỐ THÍ DĀNA THEO NHÓM BỐN, NHÓM NĂM❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224974418213063&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

https://archive.org/…/dhamma–in–photo–balamat44–20231027

––––––––––––––––––––––––––––––

BỐ THÍ NHÓM BỐN

––––––––––––––––––––––––––––––

🔷 Tạng Luật có liệt kê bốn loại vật dụng được xem như là những vật thí của thí chủ dâng cúng:

1. Cīvara–dāna – Vật thí về y phục

2. Pindapāta–dāna – Vật thí về đồ ăn

3. Senāsana–dāna – Vật thí về chỗ ngụ

4. Bhesajja–dāna – Vật thí về thuốc chữa bệnh.

🔷 Bố thí cũng có thể phân thành bốn loại tùy theo sự trong sạch của thí chủ và người thọ thí.

(1) Sự bố thí mà trong đó thí chủ là người có giới còn người thọ thí thì không.

(2) Sự bố thí mà trong đó người thọ thí có giới còn người bố thí thì không.

(3) Sự bố thí mà trong đó cả thí chủ và người thọ thí đều không có giới.

(4) Sự bố thí người trong đó cả thí chủ và người thọ thí đều có giới.

––––––––––––––––––––––––––––––

BỐ THÍ NHÓM NĂM

––––––––––––––––––––––––––––––

🔷 Năm loại bố thí hợp thời được kể đến trong bài kinh Kāladāna trong phẩm Sumana–vagga, Pañcaka Nipāta, Aṅguttara Nikāya, như sau.

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Bố thí cho khách mới đến.

2. Bố thí đến người sắp đi xa.

3. Bố thí đến người bịnh.

4. Bố thí trong thời kỳ khan hiếm.

5. Bố thí những thứ trong vụ mùa mới thâu họach đến những bậc có giới đức.

🔷 Asappurisa–dāna – Năm loại Ác tri thức thí.

––––––––––––––––––––––––––––––

Có năm loại bố thí được làm bởi những người không có giới đức:

1. Dāna được làm mà không có sự xem xét cẩn thận rằng vật thí được dâng, có sửa soạn đúng pháp hay không, có tươi sạch và bổ dưỡng không.

2. Dāna một cách hời hợt, hay thiếu tôn kính đúng mức.

3. Dāna không được trao bằng chính tay của mình (Ví dụ: Sự bố thí của vua Pāyāsi là sự bố thí không có mặt vua, cho vị quan hầu là Uttara đứng ra dâng cúng).

4. Dāna như quăng bỏ đồ thừa, và 5. Dāna không có trí hiểu biết rằng, việc thiện được làm bây giờ chắc chắn sẽ cho quả lành trong tương lai (kammassakata ñāṇa).

🔷 Sappurisa–dāna – Năm loại Thiện tri thức thí.

––––––––––––––––––––––––––––––

Có năm loại vật thí được làm bởi những người có giới đức:

1. Dāna được xem xét cẩn thận và đúng pháp, tươi sạch và bổ dưỡng.

2. Dāna được thực hiện với sự tôn kính đúng mức.

3. Dāna được thực hiện bằng chính đôi tay của mình.

4. Dāna được thực hiện với sự quan tâm đúng mức, không phải như hành động quăng bỏ đồ thừa, và 5. Dāna được thực hiện với sự hiểu biết rằng, việc thiện được làm bây giờ chắc chắn sẽ cho quả lành trong tương lai.

Hai nhóm bố thí năm chi này được mô tả trong bài kinh thứ bảy của phẩm Tikaṇḍa Vagga, Pañcaka Nipāta, Aṅguttara Nikāya.

🔷 Năm loại bố thí khác của bậc thiện tri thức (Sappurisa–dāna)

––––––––––––––––––––––––––––––

1. Saddhā–dāna là bố thí được thực hiện với niềm tin nhân quả.

2. Sakkacca–dāna là bố thí được thực hiện sau khi xem xét cẩn thận rằng vật thí được dâng cúng có chuẩn bị đúng pháp, tươi sạch và bổ dưỡng.

3. Kāla–dāna là bố thí được thực hiện đúng lúc, hợp thời (vật thực bố thí được dâng cúng vào giờ ăn, y được dâng cúng trong mùa Kaṭhina).

4. Anuggaha–dāna là bố thí được thực hiện với tâm tế độ, giúp đỡ.

5. Anupaghāta–dāna là sự bố thí không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của chính mình và kẻ khác.

Tất cả năm loại bố thí này đều làm sanh khởi của cải to lớn, sự giàu có và phát đạt.

Saddha–dāna cho kết quả là sắc đẹp, duyên dáng.

Sakkacca–dāna khiến cho có tùy tùng trung thành, biết vâng lời.

Kāla–dāna khiến cho quả phước trổ đúng thời và dồi dào.

Anuggaha–dāna làm cho người ta thích hưởng quả phước của mình và có thể hưởng một cách trọn vẹn. Kết quả của Anupaghāta–dāna là tài sản có được sẽ được bảo vệ một cách vững chắc, không bị năm đại họa tiêu diệt (nước, lửa, vua quan, trộm cướp và kẻ thù). Sự phân chia năm loại bố thí này từ bài kinh thứ tám của bộ kinh trên.

🔷 [Năm pháp bố thí đối nghịch]

––––––––––––––––––––––––––––––

Những pháp bố thí đối nghịch với năm loại này không thấy kể ra trong các bộ kinh, nhưng có thể nói rằng năm pháp bố thí đối nghịch do những người không có giới đức làm gồm có như sau:

(1) Asaddhiya–dāna: Dāna mà không tin luật nhân quả, chỉ bắt chước làm theo kẻ khác hoặc để khỏi bị chỉ trích, chê bai (những sự bố thí như vậy cũng đem lại của cải và sự giàu sang cho thí chủ nhưng không đem lại sắc đẹp).

(2) Asakacca–dāna: Dāna không xem xét cẩn thận rằng vật thí có được dâng hợp pháp hay không, có tươi sạch và bổ dưỡng không (của cải và sự thịnh đạt sẽ phát sanh từ những sự bố thí như vậy nhưng thí chủ sẽ không nhận được sự kính nể và vâng lời của người dưới).

(3) Akāla–dāna: Dāna phi thời sẽ đem lại của cải nhưng lợi ích không dồi dào và sẽ không trổ quả vào lúc cần đến.

(4) Ananuggaha–dāna: Dāna như là trách nhiệm, không có tác ý giúp đỡ hay tôn kính người thọ nhận. Người bố thí có thể được giàu sang do những sự bố thí như vậy, nhưng người này sẽ không thích thọ hưởng của cải của mình.

(5) Upaghātadāna–dāna: Dāna làm tổn thương chính mình và kẻ khác. Sự giàu sang có thể phát sanh từ những sự bố thí như vậy nhưng chúng sẽ bị tiêu diệt bởi năm loại kẻ thù.

Giải thích về sự Bố thí Phi thời, ví dụ: vào lúc ban ngày, trời còn sáng mà đốt đèn cúng dường ánh sáng đến Đức Phật, hoặc dâng cúng vật thực đến các vị tỳ khưu sau giờ ngọ.

🔷 Năm loại Bố thí Phi đạo đức

––––––––––––––––––––––––––––––

Bộ Parivāra của tạng Luật nêu ra năm loại bố thí mà người ta quen gọi là những việc phước, nhưng đó chỉ là những hình thức bố thí tai hại và tổn đức. Đó là:

1. Majja–dāna – Bố thí chất say.

2. Samajja–dāna – Tổ chức tiệc nhậu.

3. Iṭṭhi–dāna – Nữ thí.

4. Usabha–dāna – Cho bò đực đến với bò cái.

5. Cittakamma–dāna – Vẽ hoa hoặc cho những bức tranh khiêu dâm, hội họa thí.

Đức Phật mô tả những sự bố thí này là phi đạo đức, tội lỗi bởi vì chúng không thể có ý định tốt đi kèm.

Một số người nghĩ rằng cho thuốc phiện đến người nghiện sắp chết là hình thức cai nghiện, là cho sự sống, là việc phước. Thực tế thì đây không phải là việc phước, vì tánh chất của thuốc phiện là kéo dài sự nghiện ngập, chính tâm bất thiện thúc đẩy người ta cho thuốc phiện.

Chú giải Bổn sanh có nêu ra chi tiết về chuyện cho rượu của Bồ–tát Vessantara như là một đại thí – Mahā–dāna. Một số người cố gắng thanh minh rằng, việc bao gồm những chất say là những vật thí của Bồ–tát Vessantara, cho rằng Bồ–tát không có ý định cho rượu đến những người nghiện rượu. Rằng Thái tử Vessantara không muốn ai uống chất say nên ý định bất thiện không có trong đó.

Thái tử chỉ muốn tránh những lời đàm tiếu của những người nghiện rượu, cho rằng đại thí của thái tử mà không có những vật thí bao gồm chất say.

Nhưng lý luận như vậy không đứng vững. Các bậc đại nhân như vua Vessantara không quan tâm đến sự phê phán của kẻ khác, đặc biệt là sự phê phán lại không đúng.

Vấn đề là lỗi lầm là việc uống. Nếu chất say ấy được dùng làm thuốc thoa bóp thì không có tội. Do vậy, chúng ta nên nghĩ rằng sự bố thí của vua Vessantara mà bao gồm cả chất say, chỉ nhằm mục đích như vậy thôi.

Năm loại Mahā–dāna – Đại thí Trong bài kinh thứ chín của Phẩm thứ tư thuộc Aṭṭhaka Nipāta, Aṅguttara Nikāya, có nêu ra đầy đủ về năm điều học bắt đầu bằng những chữ “Pañcimāni bhikkhave dānāni mahādānāni”, mô tả năm điều học như là năm loại Đại thí.

Nhưng đừng hiểu lầm rằng sīla (giới) là dāna (bố thí) chỉ vì năm điều học được mô tả như là năm loại đại thí trong bài kinh trên.

Đức Phật không có ý nói rằng sīla không khác với dāna hoặc cả hai là một. Sīla là sự thu thúc thân và khẩu, còn dāna là sự cho đi vật thí, và không nên xem hai pháp trên là một.

Khi một người thọ trì giới không sát sanh, từ bỏ sự sát sanh, vị ấy thực sự bố thí đến chúng sanh Pháp vô uý (abhaya–dāna). Bốn giới còn lại cũng được ứng dụng theo cách như vậy.

Như vậy khi tất cả năm giới được thọ trì một cách hoàn hảo bằng sự thu thúc ấy, người có giới đang cho đến chúng sanh vật thí là sự vô hại, sự thoát khỏi tai họa, lo sợ và những điều phiền toái khác. Chính trong ý nghĩa này mà Đức Phật dạy ở đây rằng sự thọ trì Ngũ giới hình thành năm Đại thí.

Chấm dứt Bố thí nhóm Năm.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: CHƯƠNG 6: CÁC PHÁP BA–LA–MẬT (PĀRAMĪ) – ĐẠI PHẬT SỬ – MINGUN SAYADAW

––––––––––––––––––––––––––––––

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

––––––––––––––––––

BÀI 1: PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT) LÀ GÌ❓

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224859382897252&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

https://archive.org/details/dhamma–in–photo–balamat–20231011

BÀI 2: QUÁN XÉT VỀ CÁC PHÁP PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT) NHƯ THẾ NÀO❓

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224865248563890&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

https://archive.org/details/Dhamma–in–photo–balamat2–20231012

BÀI 3: ĐẶC TÍNH, CHỨC NĂNG, SỰ HIỆN KHỞI VÀ NGUYÊN NHÂN GẦN CỦA CÁC PHÁP PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT) LÀ GÌ❓

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224876200237675&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

https://archive.org/details/dhamma–in–photo–balamat3–20231014

BÀI 4.1: BỐ THÍ BA–LA–MẬT (DĀNA PĀRAMĪ)

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224884022193219&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

https://archive.org/details/dhamma–in–photo–balamat41–20231015

Bài 4.2.1 CÓ BAO NHIÊU LOẠI DĀNA THEO NHÓM HAI❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224927983812232&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

Bài 4.2.2 BỐ THÍ PUGGALIKA–DĀNA (CÁ NHÂN THÍ) VÀ SANGHIKA–DĀNA (TĂNG THÍ) NHƯ THẾ NÀO❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224948022673191&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

Bài 4.3 CÓ BAO NHIÊU LOẠI BỐ THÍ DĀNA THEO NHÓM BA❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224956249958868&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

https://archive.org/…/dhamma–in–photo–balamat43–20231025

Bài 4.4 CÓ BAO NHIÊU LOẠI BỐ THÍ DĀNA THEO NHÓM BỐN, NHÓM NĂM❓[BỐ THÍ PĀRAMĪ (BA–LA–MẬT]

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10224974418213063&id=1394710113&mibextid=Nif5oz

https://archive.org/…/dhamma–in–photo–balamat44–20231027