Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Vipassana

Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Vipassana

Rất nhiều người không hề biết, còn một số người chỉ biết một cách phiến diện và sai lầm rằng phương pháp thực hành thiền minh sát Vipassana do Thiền sư Mahasi truyền dạy là thiền “Quán Thân”, còn được gọi là thiền “Phồng xẹp”.

Ngài Mahasi Sayadaw đã từng nhiều lần nói trong các bài pháp thoại giảng dạy cho thiền sinh về thiền minh sát Vipassana:

“Đức Phật dạy Tứ niệm xứ là Thân Thọ Tâm Pháp. Đức Phật không dạy một niệm xứ, hai niệm xứ, hay ba niệm xứ. Một niệm xứ, hai niệm xứ, ba niệm xứ đều không đầy đủ và lệch lạc. “

Phương pháp thiền minh sát Vipassana do ngài Mahasi Sayadaw truyền dạy không phải là thiền “Quán Thân”. Phương pháp thiền minh sát Vipassana do ngài Mahasi Sayadaw truyền dạy hoàn toàn dựa trên những lời Phật dạy, có đầy đủ quán niệm bốn xứ Thân, Thọ, Tâm, Pháp.

Dưới đây là danh mục các bài giảng của Thiền sư Mahasi và của các vị Thiền Sư minh sát Vipassana Miến điện lỗi lạc khác (U Silananda, U Pandita, U Janaka, U Kundala) tiếp nối truyền thống vị Thầy Mahasi Sayadaw, truyền dạy phương pháp thực hành thiền Tứ niệm xứ vô cùng hiệu quả này.

Nguyện cho Hồng Ân Tam Bảo gia trì cho quí vị luôn có được Tín tâm bất động nơi Tam Bảo: Phật – Pháp – Tăng, và tinh tấn dũng mãnh trên con đường giác ngộ giải thoát cao thượng dẫn đến tự do thật sự, hạnh phúc thật sự.

TK Viên Phúc Sumangala.

––––––––––––––––––––––––––––––

Update 5/9/2021

Để vun bồi tín tâm đối với Pháp học và Pháp hành, một trong những điều kiện tiên quyết để có thể thành tựu con đường giác ngộ giải thoát thì nên tìm hiểu kỹ về tiểu sử và những cuốn sách giảng giải của Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, một trong những vị Thiền sư lỗi lạc nhất của Myanmar trong thời cận đại, được tôn vinh và kính trọng bởi các vị Trưởng Lão Thánh tăng Myanmar khác suốt đời theo đuổi pháp học pháp hành, bằng việc bầu chọn Ngài Mahasi vào một trong hai vị trí quan trọng nhất tại Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo Nguyên thủy Theravada lần thứ 6 tại Myanmar 1956: đó là vị trí Người thay mặt toàn thể Đại hội nêu ra những câu hỏi cần giải đáp.

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

Trong tâm từ,

Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

Tài liệu tham khảo:

Thiền Sư Mahasi – Hướng Dẫn Thực Tập Thiền Minh Sát Phần 1, Web, FB

Địa chỉ các Trung Tâm Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassanā Satipaṭṭhānā theo hướng dẫn của Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw

PDF

Word

––––––––––––––––––––––––––––––

Chánh kinh:

“Này các Tỷ–kheo, đây là con đường độc nhất: đưa đến ❶ thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi ❷ sầu, ❸ não, diệt trừ ❹ khổ, ❺ ưu, thành tựu ❻ chánh trí, chứng ngộ ❼ Niết–bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế nào là bốn?

⚀ Này các Tỷ–kheo, ở đây Tỷ–kheo sống quán thân trên thân, ① nhiệt tâm, ② tỉnh giác, ③ chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;

⚁ sống quán thọ trên các thọ, ① nhiệt tâm, ② tỉnh giác, ③ chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;

⚂ sống quán tâm trên tâm, ① nhiệt tâm, ② tỉnh giác, ③ chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;

⚃ sống quán pháp trên các pháp, ① nhiệt tâm, ② tỉnh giác, ③ chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.”

Trung Bộ Kinh – Majhima Nikaya, 10. Kinh Niệm xứ (Satipatthàna sutta), budsas.net

Trường Bộ Kinh – Digha Nikaya, 22. Kinh Ðại Niệm xứ, (Mahàsatipatthana sutta), budsas.net

”””””””””””””””””””

Con đường duy nhất

Những lời giảng dạy về Thiền Minh Sát

được trích từ các bài Pháp của Hòa Thượng Mahasi

Tỳ khưu Khánh Hỷ và Tỳ khưu Pháp Luân dịch

Hòa Thượng Kim Triệu hiệu đính

budsas.net

”””””””””””””””””””

Thực tập Thiền minh sát

Thời Pháp do Ngài Mahàsi Sayàdaw

thuyết giảng cho một nhóm đệ tử mới, tại Thiền Viện Sàsana Yeiktha, Rangoon, Miến Ðiện.

U Nyi Nyi phiên dịch từ Miến sang Anh ngữ

Phạm Kim Khánh chuyển dịch từ Anh sang Việt ngữ

budsas.net

””””””””””””””””””””

PHỎNG VẤN THIỀN SƯ MAHASI SAYADAW (VỀ TỨ NIỆM XỨ)

Tharmanaykyaw Sayadaw, phatphapchanthatthuvienhoasen

””””””””””””””””””””

Căn bản Thiền minh sát

Một loạt những thời Pháp

do Ngài MAHASI SAYADAW thuyết giảng

nhân dịp Đầu Năm Miến Điện 1320 (1959 D.L)

Maung Tha Noe dịch từ tiếng Miến Điện sang Anh

Phạm Kim Khánh dịch từ Anh sang Việt, budsas.net

””””””””””””””””””””

Thực Tập Thiền Quán

Hòa thượng Mahasi Sayadaw

Dịch Giả: Tỳ khưu Khánh Hỷ (Trần Minh Tài)

Hiệu Đính: Tỳ khưu Kim Triệu, budsas.net. 

””””””””””””””””””””

Ba bài pháp về Thiền Quán

Thiền Sư Mahasi Sayadaw

Bình Anson dịch Việt, budsas.net

”””””””””””””””””””

Giáo huấn cao thượng của Đức Phật

Hòa thượng Mahasi

Tỳ Khưu Khánh Hỷ soạn dịch

Hòa Thượng Kim Triệu hiệu đính, budsas.net

””””””””””””””””””””

Những Giai Đoạn Tiến Triển của Thiền Minh Sát

Một khái luận về Thiền Tứ Niệm Xứ do Ngài Mahàsi Sàyadaw viết ra bằng tiếng Miến Điện và dịch sang cổ ngữ Pàli.

Ngài Nyànaponika Thera chuyển ngữ từ Pàli sang Anh và chú giải.

Phạm Kim Khánh dịch từ Anh sang Việt, budsas.net

””””””””””””””””””””

Lợi ích chữa bệnh trong Thiền Quán

Thiền sư MAHASI SAYADAW

Dịch Anh ngữ: Tỷ kheo Aggacitta

Dịch Việt ngữ: Tỷ kheo Tăng Ðịnh

Phật lịch 2544 – Thường lịch 2000, budsas.net

””””””””””””””””””””

Kinh Vô Ngã Tướng, (Anattalakkhaṇa Sutta), Thiền sư Mahasi Sayadaw, Phạm Kim Khánh dịch, budsas.net

Pháp Duyên Khởi, Paticcasamuppàda, Nguyên tác: Ðại Trưởng Lão Mahàsi Sayadaw, Việt Dịch: Tỳ kheo Minh Huệ (1999), budsas.net

Vấn Ðáp về Thiền Minh Sát, Sayadaw U Silananda, Tỳ kheo Khánh Hỷ & Lưu Bình chuyển dịch, budsas.net

Khái Niệm và Thực Tại, (hoặc Tục đế và Chân đế), Thiền Sư U Silananda, Dịch Việt: TNDT – Hiệu đính: NK & BA, budsas.net

Tâm Ðịnh và Thiền Quán Vipassana, Thiền Sư U Silananda, Dịch Việt: TNDT – Hiệu đính: NK & BA,  budsas.net

Lợi ích của Thiền hành, Hòa thượng U Silananda, (Bình Anson dịch), budsas.net

Phương Cách Làm Phát Triễn các Thiện Pháp

Thiền sư U Silananda, budsas.net

Sự quan trọng của Chánh Niệm, Kinh Đại Niệm Xứ, Thiền Sư U Silananda, Nita Truitner dịch Việt, budsas.net

Những Bài Học Từ Sự Chết, Hòa Thượng Silananda, Tỳ Kheo Khánh Hỷ soạn dịch, budsas.net

Giới thiệu Kinh Ðại Niệm Xứ, Hòa thượng Silananda giảng, Tỳ kheo Khánh Hỷ soạn dịch, budsas.net

Hòa thượng Thiền sư U Silananda, The Buddhist Channel, 15-08-2005, Tinh Tấn dịch, budsas.net

Hướng Dẫn Thiền Sinh Trình Pháp, U PANDITA SAYADAW, Dịch Giả: Trần Minh Tài & Lưu Bình, budsas.net

Gia Tài Thật Sự Của Chúng Ta, Thiền sư U Pandita, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch, budsas.net

Niết Bàn, Thiền sư U Pandita, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch, budsas.net

Niệm và người hành thiền, Một cuộc phỏng vấn Ngài Thiền Sư U Pandita , do Tỳ Khưu Visuddhacara thực hiện, Phạm Kim Khánh dịch (PL 2539, TL 1995), budsas.net

Pháp hành đưa đến bình an, Thiền Sư U Pandita, Tỳ khưu Pháp Luân dịch, budsas.net

Ngay Trong Kiếp Sống Này, Giáo Pháp Giải Thoát của Ðức Phật, Sayadaw U Pandita
Tỳ Kheo Khánh Hỷ (Aggasami Trần Minh Tài) soạn dịch, budsas.net

Chín yếu tố phát triển Thiền Quán, Thiền sư Kundalàbhivamsa, Việt dịch: Tỳ kheo Thiện Minh, 1998, budsas.net

Thiền Vipassana, Những bài giảng về Thiền Minh Sát, Sayadaw U Janakabhivamsa , Thiền viện Chanmyay Yeiktha, Yangon, Mianma, Diệu Tâm Phan Minh Nguyệt dịch Việt, budsas.netbudsas.net

Tuyển tập những tài liệu hay về Thiền Tứ Niệm Xứ, thientuniemxu

 

Tiểu sử tóm tắt Thiền Sư Mahasi Sayadaw

Mahasi Sayadaw (1904–1982), tu sĩ Phật giáo Miến Điện và là thiền sư nổi tiếng dạy Thiền Tuệ Quán (Vipassana, insight meditation) khắp Châu Á và Châu Âu.

Mahasi Sayadaw sinh năm 1904 tại làng Seikkhun, bắc Miến Điện. Đi tu từ năm 12 tuổi, thọ giới tỳ kheo năm 20 tuổi với pháp danh U Sobhana. Sau nhiều chục năm học tập ngài vượt qua các kì thi khảo hạch rất khắt khe về kinh tạng Theravada, được bổ nhiệm chức vị pháp sư (Dhammācariya) vào năm 1941.

Từ 1931, U Sobhana đã tích cực thực hành Thiền Tuệ quán với thày mình là Mingun Jetawun Sayadaw.

Năm 1938 U Sobhana bắt đầu dạy Thiền Tuệ quán tại chùa Mahasi và được mọi người biết đến như thày Mahasi Sayadaw.

Năm 1947, Thủ tướng Miến Điện U Nu mời ngài Mahasi về dạy cho một trung tâm Thiền mới mở tại Yangon, nơi mà về sau trở thành Mahasi Sasana Yeiktha.

Năm 1954 Mahasi Sayadaw tham dự lần kết tập Kinh điển lần thứ sáu, bắt đầu từ ngày 17 tháng năm 1954 và kéo dài trong hai năm cho đến 1956. Ngài giữ vị trí của vị thày sát hạch (questioner) và biên tập cuối cùng (final editor), tức chính là vị trí của Maha Ca Diếp trong lần kết tập thứ nhất ba tháng sau khi Phật nhập diệt.

Ngài Mahai đã thiết lập rất nhiều trung tâm thiền khắp đất nước Miến Điện cũng như ở Sri Lanka, Indonesia, Thailand.

Năm 1979, ngài Mahasi bắt đầu phổ biến pháp Tuệ Quán dưới tên Vipassana hay Insight meditation sang phương Tây tại những Trung tâm mới thành lập như IMS (Insight Meditation Society) ở Barre, Massachusettes, USA. Chuyến đi này kéo dài nhiều tháng sang nhiều quốc gia và qua nhiều tiểu bang tại Mỹ, nhờ đó gây một phong trào lôi kéo những người hành thiền nhiều nơi trên thế giới đổ xô về học thiền tại trung tâm thiền của ngài tại Yangon.

Ba năm sau đó vào ngày 14 tháng tám 1982, Ngài Mahasi Sayadaw viên tịch, sau một cơn đột quị, để lại nhiều tiếc thương cho rất đông người kính ngưỡng ngài.

Ngài Mahasi Sayadaw đã viết rất nhiều sách cho Phật Giáo Miến Điện, đặc biệt về Thiền Tuệ Quán. Ngài cũng dịch Thanh Tịnh Đạo Luận sang tiếng Miến. Tác phẩm bằng tiếng Anh gồm có:

Practical Vipassana Exercises

Satipatthana Vipassana Meditation

The Progress of Insight–an advanced talk on Vipassana

Thoughts on the Dharma

Ngày nay phương pháp Thiền Tuệ Quán của Mahasi sadayaw được tiếp tục với:

– Sayadaw U Pandita

– Sayadaw U Janaka

– Sayadaw U Silananda

– Sayadaw U Lakkhana, và rất nhiều tu sĩ Phật giáo nguyên thủy Theravada khác.


Nguồn
phatgiaonguyenthuy.com

 

Bài viết liên quan

  • Thiền Sư Ta Ma Nê Chô Và Cuốn Sách “Phỏng Vấn Thiền Sư Mahasi Về Thiền Minh Sát Vipassana”:, Web, FB
  • Đôi Nét Về Thiền Sư Mahasi Sayadaw, Web, FB
  • Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Vipassana, Web, FB
  • Câu Hỏi 5: Liệu Có Thể Hoàn Thành Minh Sát – Vipassanā, Chỉ Nhờ Đọc Hay Nghe Không?, Web, FB
  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 6 tháng 7, 2016