Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (1) Kiến thanh tịnh

NĂM GIAI ĐOẠN THANH TỊNH TUỆ GIÁC

⚀ KIẾN THANH TỊNH

Không Có Chúng Sinh Nào Ngoài Danh & Sắc Và Sự Phụ Thuộc Duyên Sinh Giữa Danh & Sắc.

🍀🍀🍀🍀🍀

(Bài khó và dài; đọc chậm, đọc kỹ; ít người hiểu, ít người tin và càng ít người hành theo; chỉ dành cho những người muốn thực sự thực hành giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, chấm dứt sinh tử luân hồi.)

⚀ Hành giả phân biệt bốn vô sắc uẩn (thọ, tưởng, hành, thức) đã trở nên rõ rệt qua xúc, thọ, thức là danh, và đối tượng của chúng, tức bốn đại và sắc do bốn đại tạo, là sắc. Vậy, như người dùng dao mở hộp, như người tách một trái cau làm đôi, vị ấy phân biệt tất cả pháp thuộc ba cõi: 18 giới, 12 xứ, năm uẩn theo hai đường là danh và sắc, và kết luận rằng ngoài danh–sắc, không có một cái gì gọi là cái chúng sinh, hay con người, chư thiên hay Phạm thiên.

⚀ Sau khi phân biệt danh–sắc theo thật tánh của nó như vậy, hành giả, để từ bỏ quan niệm thế tục về chúng sinh, con người một cách triệt để, để vượt qua tình trạng mê mờ về chúng sanh, và để an lập tâm trên bình diện không mê mờ, hành giả kiểm lại cho chắc ăn, rằng ý nghĩa “chỉ có danh–sắc, không có chúng sinh, con người” quả có được kinh điển xác chứng. Vì điều này đã được nói trong kinh Tương ưng:

Như bộ phận quy tụ

Tên “xe” được nói lên

Cũng vậy, uẩn quy tụ

Thông tục gọi “chúng sanh” – (S. i, 135)

⚀ Lại nữa, điều này được nói: “Cũng như khi một khoảng không gian được bao bọc bằng gỗ, dây leo, cỏ, đất sét, thì có ra danh từ “nhà”, cũng thế, khi một khoảng không gian được vây kín bằng xương, gân, thịt, da, thì có ra danh từ “sắc” (M. i, 190)

⚀ Lại có nói;

Chỉ có Khổ sanh

Khổ tồn tại, Khổ diệt

Ngoài Khổ, không gì sanh

Ngoài Khổ, không gì diệt. (S. i, 135)

⚀ Như vậy, trong nhiều trăm bản kinh, chỉ có danh–sắc được thuyết minh, không phải một chúng sinh, một con người. Bởi thế, như khi những thành phần như trục, bánh xe, khung, dàn… được xếp đặt theo cách nào đó, thì có ra danh từ thông dụng là “xe”, nhưng theo ý nghĩa tuyệt đối, khi mỗi phần tử được xem xét, thì không có “xe”. Cũng vậy, khi có năm uẩn kể như đối tuợng chấp thủ, thì có ra danh từ thông dụng là “chúng sanh” “người”, nhưng theo nghĩa tuyệt đối, khi mỗi phần tử được xét đến, thì không có một tự ngã nào làm căn cứ cho giả thuyết “tôi” hoặc “tôi là”. Theo nghĩa tối hậu, chỉ có danh–sắc. Cái thấy của người thấy như vậy gọi là chánh kiến.

⚀ Nhưng khi một người chối bỏ cách thấy đúng này, mà cho rằng có một chúng sinh (thường hằng) hiện hữu, thì người ấy phải kết luận chúng sinh ấy sẽ đoạn diệt, hoặc sẽ không đoạn diện. Nếu y kết luận rằng nó không đi đến đoạn diệt, thì rơi vào thường kiến. Nếu y kết luận, ngã ấy đi đến đoạn diệt, thì rơi vào đoạn kiến. Tại sao? Vì sự quyết đoán ấy loại trừ mọi biến chuyển tuần tự như sự biến chuyển của sữa thành váng sữa. Vậy người ấy hoặc bất cập, mà kết luận rằng chúng sinh ấy là thường, hoặc thái quá, mà kết luận chúng sinh ấy là đoạn.

⚀ Do đó đức Thế Tôn dạy: “Có hai loại kiến chấp, này các tỷ kheo, và khi chư thiên và loài người bị các kiến chấp ấy ám ảnh, thì một số bất cập còn một số thái quá. Chỉ có người có mắt mới trông thấy. Thế nào là bất cập? Chư thiên và nhân loại ưa thích hữu, thích thú trong hữu, ái lạc hữu… khi Pháp được giảng dạy cho chúng để chấm dứt hữu, thì tâm chúng không thâm nhập Pháp ấy, được an lập, vững vàng, quyết định. Ðó là hạng bất cập. Và thế nào là thái quá? Một số thì hổ thẹn, chán nản, sỉ nhục vì hữu này, chúng quan tâm đến phi hữu như sau: “Chư hiền, khi nào, cùng với sự tan rã của thân này, tự ngã đoạn diệt, cắt đứt, không còn sanh lại sau khi chết, thì đấy là an lạc thù thắng, chân thật”. Như thế là những người thái quá. Và thế nào là người thấy rõ với con mắt? Ở đây, một tỷ kheo thấy hữu là hữu, sau khi thấy như vậy, vị ấy đi vào đạo lộ ly tham, tịch diệt đối với hữu. Ðấy là người thấy rõ với con mắt.” (Iti. 43; Ps. i, 159)

⚀ Bởi thế, cũng như một hình nhân là trống rỗng, không linh hồn, không có tò mò, đi đứng chỉ nhờ gỗ và giây giật, nhưng lại có vẻ như có tò mò, quan tâm; cũng vậy, danh–sắc này trống rỗng, không linh hồn, không tò mò, và trong khi nó đi đứng chỉ nhờ sự phối hợp hai thứ danh và sắc, nó có vẻ như có sự tò mò, quan tâm. Ðây là cách quan sát. Do đó cổ đức nói:

Danh và sắc thực có ở đây,

Nhưng không có con người nào cả

Vì nó trống rỗng và được tạo ra như một hình nhân,

Chỉ là khổ chồng chất, như cỏ và cọng củi.

[Danh Sắc Lệ Thuộc Lẫn Nhau]

⚀ Và điều này cần được giải thích không chỉ bằng ví dụ hình nhân, mà còn bằng những ẩn dụ “bó lau”, vân vân. Cũng như khi hai cụm lau tựa vào nhau, cụm này làm chỗ tựa vững chắc cho cụm kia, và khi cụm này đổ, thì cụm kia đổ, cũng thế trong ngũ uẩn hữu, danh sắc sanh khởi lệ thuộc lẫn nhau, phần này làm chỗ nương và củng cố cho phần kia, và khi một phần rơi xuống do cái chết, thì phần kia cũng sụp đổ. Do đó nói:

Danh và sắc sanh đôi

cái này đỡ cái kia

khi một cái tan rã

cả hai cùng tan rã

do hỗ tương duyên tánh.

⚀ Và cũng như khi tiếng sanh ra có chỗ y cứ là trống do dùi đánh, trống khác, không lẫn lộn; trống không tiếng, tiếng không trống, cũng thế khi tâm sanh có chổ nương là sắc được gọi là thân–sở–y, căn môn và đối tượng, thì khi ấy, danh là một sắc là một, danh, sắc không lẫn lộn với nhau, danh không có sắc, sắc không có danh. Nhưng danh (tâm) sanh do sắc, như tiếng sanh do trống. Do đó cổ đức dạy:

Năm thứ y cứ vào xúc không đến từ con mắt,

Hay từ sắc, hay một cái gì ở giữa,

Do một nguyên nhân nó sanh ra, thành hình,

Như tiếng sanh từ trống bị đánh.

Năm thứ y cứ vào xúc không đến từ lỗ tai

Hoặc từ tiếng, hoặc từ một cái ở giữa

Do một nguyên nhân…

Năm thứ y cứ vào xúc không đến từ lỗ mũi

hay từ mùi, hay một cái gì ở giữa

Do một nguyên nhân…

Năm thứ y cứ vào xúc không đến từ lưỡi

hay từ vị, hay cái gì ở giữa

Do một nguyên nhân…

Năm thứ y cứ vào xúc không đến từ thân

hay từ xúc, hay cái gì ở giữa,

Do một nguyên nhân…

Khi được tạo thành, nó không do sắc xứ

cũng không do pháp xứ,

Do một nguyên nhân, nó sanh ra và được thành hình

cũng như tiếng xuất phát từ trống bị đánh.

⚀ Lại nữa, danh không có quyền năng hữu hiệu, không thể tự sanh. Nó không ăn uống, nói năng, đi đứng nằm ngồi. Và sắc cũng không có năng lực hữu hiệu, không thể tự sanh, vì nó không có cái ý muốn ăn, uống, nói đi đứng nằm ngồi. Nhưng khi y cứ vào sắc thì tâm sanh, y cứ vào tâm, sắc sanh. Khi danh có ý muốn ăn, uống, nói, đi đứng nằm ngồi, thì chính sắc làm cái việc ấy.

⚀ Ví như một người mù từ sơ sanh, và một người què, muốn đi đến một nơi nào đó, anh mù bảo: “Này, tôi có thể làm việc bằng đôi chân, nhưng không có mắt để thấy đường”. Anh què bảo: “Tôi có thể làm việc bằng con mắt, nhưng không có chân để đi.” Người mù vui vẻ bảo anh què leo lên vai. Ngồi trên lưng người mù, anh què hương dẫn: “Bỏ trái, qua phải, bỏ phải, quẹo trái… “

⚀ Do đó nói:

Chúng không sanh do tự lực

Hay tự duy trì bằng năng lực của mình

Nhưng nhờ nương vào các pháp khác,

– những pháp cũng yếu kém, sở–tạo như chúng–

mà các pháp này sanh ra.

Chúng được sanh do duyên cái khác (y tha)

Ðược khơi dậy bởi cái khác làm đối tượng,

Chúng được phát sinh do đối tượng và duyên

Và mỗi thứ đều sanh do cái khác với nó.

Ví như người nương vào

Thuyền bè để vượt biển,

Cũng vậy, danh–thân (tâm)

Cần sắc–thân để sanh;

Như thuyền lệ thuộc người

Ðể vượt qua biển lớn

Thân vật lý lệ thuộc

Thân tâm lý để sanh.

Chúng phụ thuộc lẫn nhau,

– thuyền và người đi biển,

cũng thế danh và sắc,

hai thứ lệ thuộc nhau.

⚀ Sự thấy đúng danh và sắc như vậy, một sự thấy đã được an lập trên sự không mê mờ do đã vượt qua ngã tưởng, sau khi phân biệt danh–sắc bằng những phương pháp nói trên, – sự thấy đúng ấy gọi là Kiến thanh tịnh, cũng gọi là phân biệt danh sắc, cũng gọi là phân định các hành.

Bài viết liên quan

  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 1/2), Web, FB
  • Minh sát tuệ đầu tiên là gì, được tu tập như thế nào (bài 2/2), Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (1) Kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (2) Đoạn nghi thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3a) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (3b) Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4a) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4b) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (4c) Đạo tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5a) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • Năm giai đoạn thanh tịnh tuệ giác – (5b) Tri kiến thanh tịnh, Web, FB
  • 7 trạm xe, Web, FB
  • Những ai không thể chứng được pháp, Web, FB
  • Anata – vô ngã là gì, Web, FB
  • Who am I, ta là ai, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB