Thiền sư Mahasi – hướng dẫn thực tập Thiền Minh Sát phần 1

THIỀN SƯ MAHASI – HƯỚNG DẪN THỰC TẬP THIỀN MINH SÁT PHẦN 1

Vipassana – Thiền Minh Sát (Thiền Tuệ) cực kỳ ₫ơn giản (luôn chánh niệm, tỉnh giác theo dõi mọi sự sinh khởi và tiêu biến trong thân và tâm của chính mình) nhưng cực kỳ công hiệu (con đường dẫn đến tự chứng nghiệm Ðạo Tuệ, Quả Tuệ, và Niết Bàn mà chư Phật, chư vị A La Hán và các bậc Thánh Nhân đã chứng nghiệm), nhưng nó cũng đòi hỏi một nỗ lực tinh tấn ngoan cường (bền bỉ vượt qua mọi chướng ngại, giữ tâm chánh niệm tỉnh giác không gián đoạn). Có thể doawload Hướng Dẫn này trên internet bản MP3 để có thể nghe (Google search theo key words: Mahasi “thực hành” “minh sát” mp3). Khi đến Panditarama thiền sinh sẽ được nghe Bản hướng dẫn này, sau đó trong khi hành thiền sẽ có interview với Thiền sư hai ngày một lần bằng tiếng Anh hoặc thông qua phiên dịch. Nội dung chi tiết và đầy đủ có thể xem cuốn Ngay Trong Kiếp Sống Này của Ngài U Pandita (mua tại cửa hàng phố Quán Sứ, hoặc xem trên net). Ngài Mahasi là một trong những Thiền Sư Minh sát lỗi lạc nhất cuối thế kỳ 20, Ngài U Pandita là một trong những người kế tục xuất sắc nhất của ngài Mahasi , hiện là Trụ trì Thiền viện Panditarama nơi tôi đã thực hành thiền minh sát niêm mật liên tục suốt 455 ngày, ngài đã 92 tuổi nhưng vẫn thuyết pháp mỗi tối trong khoá thiền đặc biệt 60 ngày 1/12/2012– 31/1/2013 vừa qua.

Nguyện hồi hướng mọi công đức và phước báu tới tất cả các chúng sinh, nguyện cho tất cả luônt được an vui hạnh phúc, thoát khổ đau và thoát mọi hiểm nguy.

Trong Tâm Từ

Sư Viên Phúc (Sumangala)

 

Thực tập Thiền minh sát

Thời Pháp do Ngài Mahàsi Sayàdaw

thuyết giảng cho một nhóm đệ tử mới, tại Thiền Viện Sàsana Yeiktha, Rangoon, Miến Ðiện.

U Nyi Nyi phiên dịch từ Miến sang Anh ngữ

Phạm Kim Khánh chuyển dịch từ Anh sang Việt ngữ

 

Thực hành Thiền Minh Sát là cố gắng thấu hiểu rõ ràng và chính xác bản chất của những hiện tượng tâm-vật-lý đang diễn tiến bên trong chính bản thân mình. Hiện tượng vật lý là những sự vật hay những gì quanh mình mà ta cảm nhận rõ ràng. Toàn thể châu thân của mình mà ta cảm nhận rõ ràng hợp thành một nhóm những tính chất vật lý (rùpa, sắc, hay phần vật chất). Hiện tượng tâm linh là những sinh hoạt của tâm, hay sự hay biết (nàma, danh, hay phần tinh thần). Ta cảm nhận rõ ràng những danh-sắc nầy mỗi khi thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ đụng, hoặc nghĩ đến. Phải giác tỉnh hay biết nó bằng cách quan sát và ghi nhận, “thấy, thấy”, “nghe, nghe”, “ngửi mùi, ngửi mùi”, “nếm vị, nếm vị”, “sờ đụng, sờ đụng” hoặc “suy tư, suy tư”.

Mỗi khi thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ đụng, hoặc suy nghĩ phải ghi nhận những sự việc nầy. Nhưng vào giai đoạn sơ cơ trong pháp hành ta không thể ghi nhận đầy đủ tất cả những sự việc xảy ra. Do đó, nên bắt đầu ghi nhận những gì phát hiện hiển nhiên và dễ cảm nhận.

Khi thở thì bụng phồng lên và xẹp xuống. Ðó là cử động hiển nhiên. Ðó là tính chất vật lý , gọi là vàyodhàtu, nguyên tố di động trong vật chất [1], thường được gọi là nguyên tố gió.

Nên bắt đầu ghi nhận di động ấy, tâm chăm chú theo dõi quan sát bụng. Ta sẽ thấy bụng phồng lên khi thở vô và xẹp xuống khi thở ra. Trạng thái phồng lên phải được ghi nhận thầm, “phồng, phồng”, và di động xẹp xuống, “xẹp, xẹp”. Trong trường hợp không thấy rõ ràng trong tâm cái bụng phồng lên và xẹp xuống bằng cách ghi nhận thầm thì hành giả có thể dùng hai bàn tay đặt lên bụng. Không nên sửa đổi lối thở, cứ thở tự nhiên như thường. Không nên thở chậm lại hay mau lên. Cũng không nên thở mạnh hay yếu hơn. Bởi vì khi thay đổi lối thở như vậy thì hành giả sẽ chóng mệt. Cứ thở đều đặn như thường và ghi nhận trạng thái phồng lên và xẹp xuống của cái bụng -– ghi nhận thầm chà không nói ra lời.

Trong pháp hành Thiền Minh Sát (Vipassanà), bất luận danh từ nào mà ta nói lên, hay tên nào mà ta gọi đến, cũng không thành vấn đề. Vấn đề thật sự là hay biết hoặc cảm nhận. Ta phải ghi nhận cái bụng phồng lên khi nó mài bắt đầu nổi lên, và liên tục theo dõi di động của bụng cho đến khi nó không còn phồng lên nữa, cũng rõ ràng giống như ta nhìn thấy và theo dõi cử động phồng lên bằng mắt. Khi bụng xẹp xuống cũng vậy, ghi nhận di động của bụng từ đầu đến cuối. Phải ghi nhận như thế nào mà sự hay biết của ta và sự di động của bụng đồng thời phát hiện cùng một lúc. Cử động và tâm hay biết phải trùng hợp vài nhau giống như chọi viên đá vào tường. Ðá và tường chạm nhau cùng một lúc. Cùng thế ấy, hành giả ghi nhận cử động xẹp xuống của bụng.

Trong khi ghi nhận cử động của bụng như thế thì tâm hành giả có thể phóng đi nơi khác. Sự kiện nầy cũng phải được ghi nhận liền bằng cách nói thầm, “phóng tâm, phóng tâm”. Khi ghi nhận như vậy một hoặc hai lần thì tâm ngừng phóng đi và hành giả trở lại bụng phồng xẹp. Nếu tâm phóng đến một nơi nào, ghi nhận, “đến, đến”, rồi trở về phồng xẹp. Nếu hành giả tưởng tượng gặp một người nào, ghi nhận, “gặp, gặp”, rồi trở về phồng xẹp. Nếu hành giả tưởng tượng gặp và nói chuyện vài người nào thì cũng ghi nhận, “nói chuyện, nói chuyện”.

Tóm tắt, bất luận ý nghĩ hay suy tư nào phát sanh đến cũng phải được hành giả tỉ mỉ ghi nhận. Nếu tưởng tượng, ghi nhận “tưởng tượng, tưởng tượng”. Nếu suy nghĩ, “suy nghĩ”. Nếu toan tính, “toan tính”. Nếu nhận thấy, “nhận thấy”. Nếu suy tư, “suy tư”. Nếu cảm nghe hạnh phúc, “hạnh phúc”. Nếu nhàm chán, “nhàm chán”. Nếu cảm nghe bằng lòng, “bằng lòng”. Nếu buồn phiền, “buồn phiền”. Sự ghi nhận tất cả những sinh hoạt của tâm như vậy được gọi là cittànupassanà, niệm tâm, hay tâm quán niệm xứ. Vì thiếu sót, không ghi nhận những sinh hoạt của tâm như vậy nên ta có khuynh hướng đồng hóa sinh hoạt tâm linh ấy với một người, một cá nhân. Thấy tâm là người, người là tâm, tâm với người là một. Ta có khuynh hướng nghĩ rằng chính “Ta” đang tưởng tượng, suy tư, toan tính, hiểu biết v.v… Ta nghĩ rằng có một người sống và suy tư từ bé đến lớn. Ðúng ra thì không có một người như vậy hiện hữu. Thay vì một người, xem như một thực thể đơn thuần, nguyên vẹn, chỉ có hành vi của tâm liên tục nối tiếp. Vì lẽ ấy ta phải ghi nhận những sinh hoạt tâm linh và thấu đạt thực tướng của nó, hiểu biết đúng như thật sự nó là vậy. Vì lẽ ấy phải ghi nhận tất cả và mỗi hành vi của tâm, ngay lúc nó khởi phát. Khi được ghi nhận như vậy thì nó có khuynh hướng tan biến. Chừng đó hành giả quay trở về phồng xẹp.

Tọa thiền, khi ngồi một lúc lâu hành giả cảm nghe người tê cứng hoặc nóng. Phải thận trọng ghi nhận những cảm giác ấy. Cùng thế ấy, phải ghi nhận những cảm giác đau đàn, khó chịu, và mệt mỏi. Tất cả những cảm giác ấy là dukkhavedanà, thọ khổ, và sự ghi nhận ấy là vedanànupassanà, niệm thọ, hay thọ quán niệm xứ. Vì thiếu sót không ghi nhận những cảm thọ ấy nên ta có khuynh hướng nghĩ rằng “Tôi” bị tê cứng, “Tôi” cảm nghe nóng, “Tôi” đau nhức. Mới vừa rồi “Tôi” nghe thoải mái dễ chịu. Giờ đây “Tôi” cảm nghe bực bội với những cảm giác khó chịu nầy. Ðồng hóa cảm giác với tự ngã là lầm lạc. Trong thực tế không có “Tôi” mà chỉ có những cảm giác khó chịu liên tục nối tiếp. Một cảm giác khó chịu mới, kế tiếp liền theo cảm giác khó chịu trước.

Cũng như những xung lực của luồng điện làm phực sáng bóng đèn điện, mỗi khi có sự tiếp xúc khó chịu trong thân thì những cảm giác khó chịu nối tiếp phát sanh, cái nầy tiếp liền theo cái khác. Những cảm giác ấy phải được chăm chú ghi nhận một cách tỉ mỉ, dầu đó là cảm giác tê cứng, nóng, hoặc đau nhức. Vào lúc sơ cơ, khi mà hành giả mài bắt đầu tập hành thiền, những cảm giác khó chịu ấy có thể có khuynh hướng gia tăng và thúc giục hành giả nảy sanh ý muốn xoay trở, đổi thay tư thế ngồi. Phải ghi nhận ý muốn ấy, và sau đó trở lại trạng thái tê cứng v.v…

“Hạnh nhẫn nhục dẫn đến Niết Bàn”. 

 

Bài viết liên quan

  • Mahasi Sayadaw – Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
  • U Pandita Sayadaw – Các Tầng Thiền Minh Sát, Budsas
  • Liệu Có Thể Thực Hành Vipassanā Mà Không Cần Học Tỉ Mỉ Vi Diệu Pháp, Web, FB
  • Về Trường Hợp Tôn Giả Channa, Web, FB
  • Có Nhất Thiết Phải Phân Tích Hay Nhận Dạng Tâm, Web, FB
  • Có Thể Thực Hành Thiền Minh Sát Mà Không Cần Hoàn Tất Sự Thanh Tịnh Tâm, Web, FB
  • Liệu Có Thể Hoàn Thành Minh Sát – Vipassanā, Chỉ Nhờ Đọc Hay Nghe Không, Web, FB
  • Thiền Sư Ta-Ma-Nê-Chô Và Cuốn Sách “Phỏng Vấn Thiền Sư Mahasi”, Web, FB
  • Thiền Sư Mahasi – Thiền Minh Sát Vipassana, Web, FB
  • Thực Tập Thiền Minh Sát, Budsas
  • Căn Bản Thiền Minh Sát, Budsas
  • Thực Tập Thiền Quán, Budsas
  • Những Giai Đoạn Tiến Triển Của Thiền Minh Sát – Mahasi Sayadaw, Budsas
  • Ngay Trong Kiếp Sống Này – U Pandita, Budsas
  • [3] Tu Tập Vun Bồi Các Tuệ Minh Sát
  • Những Giai Đoạn Tiến Triển Của Thiền Minh Sát – Mahasi Sayadaw, Budsas
  • [4] Tu Tập Vun Bồi Định Trong Minh Sát Quán Vipassnā
  • Mahasi Sayadaw – Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
  • U Pandita Sayadaw – Các Tầng Thiền Minh Sát, Budsas
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
  • Tu Tập Định
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Mở Rộng Hiểu Biết Về Chánh Định Là Gì?, Web, FB
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ. Chánh Định Mới Là Điều Kiện Cần Và Đủ., Web, FB
  • Hiềm Hận Cần Được Trừ Khử Như Thế Nào?, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 1, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 2, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 3, Web, FB
  • Tu Tập Thiền Định Với Đề Mục Từ Tâm – Phần 4, Web, FB
  • Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
  • Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
  • Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB
  • Đến Như Thế Nào Là Không Biết Đủ Đối Với Thiện Pháp Và Không Thối Chuyển Đối Với Tinh Cần?, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
  • Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Thế Nào Là Tám Pháp Đối Trị Dã Dượi Buồn Ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên) Trong Khi Hành Thiền?, Web, FB
  • (09) Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
  • Thánh Lạc Và Phi Thánh Lạc Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Tu Tập Tuệ
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát, Web, FB
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
  • Sắc – Thọ – Tưởng – Hành – Thức, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 1/4: Kẻ Ngu & Người Hiền Trí Khác Nhau Thế Nào?, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 2/4: Giới (Dhatù – Elements) Là Gì? Xứ (Àyatana – Spheres) Là Gì?, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 4/4: Xứ Phi Xứ (Có Thể & Không Thể) Là Gì? (Ṭhānāṭhā­Na­ – Possible And Impossible), Web, FB
  • Tà Kiến: “Tánh Biết Không Sinh Không Diệt”, Web, FB
  • Người Hiền Trí – Bài 3/4: Duyên Khởi Là Gì? (Paṭic­Ca­Samup­Pāda­ – Depending Arising), Web, FB
  • “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo” P4: Vô Minh Duyên Hành, Web, FB
  • Lý Duyên Sinh – Bánh Xe Sinh Tử, Web, FB
  • Playlist Loạt Bài Giảng: “Lý Duyên Sinh” Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Youtube
  • Kinh 7 Trạm Xe, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
  • Tất Cả Pháp Lấy Gì Làm Căn Bản?, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Cetanā – Tác Ý Tư Tâm Sở Và Manasikāra – Tác Ý Chú Tâm Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Lộn Ngược Là Thế Nào, Web, FB
  • Thế Nào Là Tưởng Điên Đảo? Tâm Điên Đảo? Kiến Điên Đảo?, Web, FB
  • Thế Nào Là Hão Huyền? Thế Nào Là Vọng Tưởng?, Web, FB
  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
  • Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
  • Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 3 tháng 11, 2013