7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì

Photo: Thiền Sư U Pandita

7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì?

(Thất Giác Chi)

Không phải nhìn trời mà đắc đạo, cũng không phải đọc sách hay nghiên cứu kinh điển mà thành đạo.

Không phải suy nghĩ, không phải mong ước mà sự giác ngộ sẽ bùng vỡ trong tâm bạn.

Có những điều kiện cần thiết để đưa đến giác ngộ, tiếng Pali gọi là bojjhanga, hay những yếu tố giác ngộ.

Có tất cả bảy yếu tố.

Chữ bojjhanga nguyên từ hai chữ bodhi, có nghĩa là giác ngộ hay người giác ngộ, và anga là yếu tố, nguyên nhân. Như vậy, bojjhanga có nghĩa là nguyên nhân đưa đến sự giác ngộ.

Một nghĩa khác của chữ bojjhanga căn cứ trên một trong hai nghĩa của gốc chữ Pali trên. Căn cứ trên gốc chữ bodhi, thì bojjhanga có nghĩa là sự hiểu biết hay thấy bốn chân lý Tứ Diệu Ðế: ① chân lý của sự khổ và bất toại nguyện, ② chân lý về nguyên nhân của sự khổ và bất toại nguyện, ③ chân lý về sự chấm dứt khổ và ④ chân lý về con đường đưa đến sự chấm dứt khổ hay bát chánh đạo. Căn cứ trên gốc chữ anga, thì bojjhanga có nghĩa là một phần đặc biệt của trí tuệ thấy rõ Tứ Diệu Ðế.

Mọi thiền sinh đều hiểu Tứ Diệu Ðế ở một mức độ nào đó, nhưng hiểu biết thật sự bốn chân lý này đòi hỏi một thời điểm chuyển biến đặc biệt của tâm, gọi là ĐẠO tâm.

Ðó là một trong những điểm trí tuệ cao nhất của Thiền Minh Sát bao gồm kinh nghiệm Niết Bàn.

Một khi thiền sinh có được kinh nghiệm này thì sẽ hiểu sâu xa Tứ Diệu Ðế, và như thế có nghĩa là thiền sinh này đã có bảy pháp trợ bồ đề. Thiền sinh này bấy giờ được gọi là Thánh.

Như vậy, bảy pháp trợ bồ đề hay những yếu tố giác ngộ là một phần hay những đặc tính của một vị thánh.

Ðôi khi bảy yếu tố giác ngộ còn được gọi là sambojjhanga. Tiếp đầu ngữ sam– có nghĩa là đầy, hoàn hảo, đúng, có sự thật. Tiếp đầu ngữ này chỉ là sự xưng tụng, hay nhấn mạnh, chứ không thêm vào điều gì chủ yếu hay quyết định làm cho nghĩa khác đi.

Bảy pháp trợ bồ đề hay bảy đức tính của một vị thánh nhân là: ① niệm, ② trạch pháp, ③ tinh tấn, ④ hỉ, ⑤ thư thái, ⑥ định và ⑦ xả

(① sati, ② dhamma vicaya, ③ viriya, ④ piti, ⑤ passaddhi, 6samadhi, ⑦ upekkha).

Bảy yếu tố này có thể tìm thấy trong mọi giai đoạn khi hành thiền minh sát. Nhưng chúng ta có thể nói rằng bảy yếu tố giác ngộ sẽ rất rõ ràng ở vào lúc thiền sinh bắt đầu thấy rõ sự sinh diệt của các hiện tượng.

Làm thế nào để phát triển những yếu tố này?

Muốn phát triển những yếu tố này phải hành thiền minh sát. Ðức Phật dạy, “Này chư tỳ khưu, nếu Tứ Niệm Xứ được thực hành với nỗ lực, tinh tấn và chuyên cần, chăm chỉ thì bảy pháp trợ bồ đề sẽ tự động phát triển trọn vẹn”.

Hành Tứ Niệm Xứ không có nghĩa là nghiên cứu, suy nghĩ, nghe những bài giảng hay bàn luận về Tứ Niệm Xứ.

Tứ Niệm Xứ hay bốn pháp chánh niệm này cần phải được thực hành bằng cách quán sát chánh niệm một cách trực tiếp theo bốn phương pháp: ① niệm thân, ② niệm thọ, ③ niệm tâm và ④ niệm pháp.

❶ Niệm thân là niệm trên các chuyển biến hay các cảm giác của thân.

❷ Niệm thọ là niệm trên các cảm giác khổ thọ, lạc thọ và vô ký thọ.

❸ Niệm tâm là chánh niệm trên tâm và tư tưởng.

❹ Niệm pháp là chánh niệm trên các đối tượng khác của tâm: thấy, nghe, nếm, v.v…

Ðức Phật dạy thêm rằng thiền sinh phải kiên trì chánh niệm và thực hành liên tục không gián đoạn. Cách hành thiền của Ngài Mahasi nhằm phát triển trọn vẹn bảy yếu tố giác ngộ và cuối cùng kinh nghiệm thánh đạo tâm theo đúng lời dạy của Ðức Phật.

Trích từ“Ngay Trong Kiếp Sống Này”, Thiền sư U Pandita, Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch

Bài viết liên quan

  • 7 Yếu Tố Cần Thiết Đưa Đến Giác Ngộ Là Gì?, Web, FB
  • Nhân Để Sinh Giác Ngộ Có Mấy Pháp?, Web, FB
  • Pháp Thoại: Thất Giác Chi – 7 Yếu Tố Giác Ngộ, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Nhất: Chánh Niệm., Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Hai: Trạch Pháp, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2 Tiếp Theo), Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Tư: Hỷ, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Năm: Thư Thái Giác Chi, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Sáu: Ðịnh, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Bảy: Xả, Web, FB
  • Sự Chứng Đắc Rốt Ráo Là Gì?, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 8 tháng 1, 2016