Mục đích sử dụng Facebook là gì

[lwptoc]

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG FACEBOOK LÀ GÌ

Facebook, cũng như các công cụ mạng internet khác như trang web, diễn đàn forum, mạng điện thoại & tin nhắn, lớp học ảo online, video group call … v. v…… , không phải là nơi thích hợp để giảng Pháp thâm sâu vi diệu của Đức Phật, bần tăng dùng Facebook và các công cụ trên chỉ nhằm mục đích:

⑴ Chỉ ra các nguồn thông tin đáng tin cậy nhất về những điều Đức Phật truyền dạy trong hiện trạng nhiễu loạn thông tin, ngụy tạo kinh điển, buôn thần bán thánh, mượn đạo tạo đời hiện nay, bằng cách dẫn ra các đường links tới các nguồn đó trong các bài viết và chia sẻ. .

⑵ Chỉ ra một vài điểm cần chú ý để tránh sai đường lạc lối, nhấn mạnh vài điều cốt tủy bằng cách trích dẫn những lời Phật dạy được ghi lại trong Tam Tạng kinh điển Pali và các chú giải của các bậc Thánh Alahán, và các bậc Thầy lỗi lạc nhất trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravada thời hiện tại.

⑶ Giới thiệu một số nghi lễ, truyền thống, tập tục, thói quen sinh hoạt của chư Tỳ khưu, sa di, nữ tu, Tăng đoàn, cư sĩ tại gia trong đời sống văn hóa Phật giáo Nguyên thủy Theravada tại Việt Nam và Myanmar; giới thiệu con người Myanmar hiền lành, hào phóng, trọn đủ tín tâm nơi Tam Bảo, và đất nước Myanmar phong phú các thánh tích linh thiêng của Phật giáo Nguyên thủy Theravada trong lịch sử và hiện tại cùng phong tục, truyền thống văn hóa, tâm linh, góp phần vun bồi tăng trưởng tín tâm nơi Tam Bảo cũng như tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

⑷ Động viên sách tấn các hành giả có phước duyên, xứng đáng được hỗ trợ, bằng việc trả lời – chỉ ra nguồn thông tin và phương pháp tư duy đúng để tự giải nghi một số câu hỏi liên quan trực tiếp tới pháp học và pháp hành trong đời sống hàng ngày của những đạo hữu Phật tử có tín tâm, thành tâm cầu Đạo, đang tinh tấn dũng mãmh bước chân trên con đường do Đức Phật đã chỉ dạy.

Internet, và đặc biệt là Facebook là phương tiện truyền thông và liên kết đặc biệt lợi ích đối với những đạo hữu hành giả đồng chí hướng tầm cầu con đường giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn. Hãy tận dụng phương tiện công cụ này với mục đích đúng đắn chân chính vì lợi ích tối thượng giác ngộ giải thoát của bản thân và mọi người trong xã hội.

ƯU TIÊN

Không ai có nhiều hơn thời gian: ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày. Và hơn thế nữa, chắc chắn cái chết sẽ đến, nhưng không ai biết chắc chắn sẽ chết khi nào.

Hãy lựa chọn làm việc gì có lợi ích nhất cho bản thân, cho mọi người xung quanh trước khi tử thần ập đến bất cứ khi nào: Hãy làm ngay những việc quan trọng nhất, liên quan đến vấn đề sinh tử vì hôm nay có thể là ngày cuối cùng trong kiếp sống làm người quí hiếm hiện tại này.

Mong mọi người hiểu và thông cảm, không phiền lòng, trách móc, khi sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của bần tăng là dành thời gian cho những người xứng đáng nhất: đó là những thiện nam tín nữ, các Phật tử đã qui y, trì giới, có tín tâm vững chắc nơi Tam Bảo, các hành giả theo truyền thống phật giáo Nguyên thủy Theravada đang tinh tấn dũng mãmh tầm cầu giác ngộ, giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự – Niết bàn, và những người trong gia đình, thân bằng quyến thuộc, bạn hữu, bao gồm cả bản thân bần tăng, chứ không có thể giúp được cho tất cả mọi đối tượng khác, nhất là những vị chưa có tín tâm, những vị không học không hành nghiêm mật hoặc học và hành theo tà kiến, tà đạo, nhưng ưa thích suy diễn hý luận, thích tranh luận, thích chất vấn chia chẻ ngôn từ … v. v…… Vì thời gian của bần tăng cũng chỉ có vậy: 24h/ngày, và quĩ thời gian sống quí hiếm này có thể kết thúc bất kể khi nào.

Đây cũng là lời khuyên dành cho mọi hành giả tránh lãng phí thời gian, tránh phát sinh phiền não khi tiếp xúc với đủ hạng người trên FB cũng như trong đời sống xã hội thường ngày: “Khi gặp những người không có tín tâm, những vị không học không hành nghiêm mật hoặc học và hành theo tà kiến, tà đạo, nhưng ưa thích suy diễn hý luận, thích tranh luận, thích chất vấn chia chẻ ngôn từ, không biết tôn trọng thời gian của người khác cũng chính là tôn trọng thời gian của chính mình … v. v…… thì hãy tránh xa, không nên dây dưa, kết bạn”:

Đức Phật đã có lời khuyên rõ ràng, như trong kinh Pháp cú:

61.Tìm không được bạn đường,

Hơn mình hay bằng mình,

Thà quyết sống một mình,

Không bè bạn kẻ ngu.

78. Chớ thân với bạn ác,

Chớ thân kẻ tiểu nhân.

Hãy thân người bạn lành,

Hãy thân bậc thượng nhân

Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.

“Đã là quá đủ khổ đau trong luân hồi!

Xin hãy đừng phí phạm, dù chỉ mỗi một giây!”

“It is more than enough suffering in samsara!

Please don’t waste even a second!”

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

[Phần ‘Ghi chú’ và ‘Các bài viết liên quan’ dưới đây là nhằm để giúp cho một số đạo hữu ham muốn tìm hiểu chi tiết, đầy đủ, có chứng cứ, nhưng chưa biết cách tìm kiếm trong biển kiến thức bao la, có thể tìm được nguồn Chánh kinh và tài liệu gốc trực tiếp khi cần thiết, một cách thuận tiện và nhanh chóng. Người đọc bình thường có thể bỏ qua phần chuyên sâu và mở rộng này.]

GHI CHÚ:

NHỮNG AI LÀ VÔ CÙNG ÍT ỎI? NHỮNG AI LÀ NHIỀU VÔ SỐ KỂ?

Này tỳ khưu, tại Jambudīpa[1] có ít vườn cây (ārāma), rừng cây (vana), công viên (bhūmi) và ao sen (pokkhara: paduma) hữu tình. Nhưng (tại vùng đất này) có nhiều cao nguyên dốc đứng khó đi (ukkhūlavikūla), sông suối khó lội, những vùng đất đầy bụi lùm, gai nhọn và đồi núi hiểm trở.

Tương tự như thế, có ít chúng sinh sanh trên cạn, nhưng chúng sinh sanh dưới nước thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh được sanh ra làm người, nhưng chúng sinh sanh ra những nơi nào khác thì vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít người sinh ra giữa đô thị, nhưng chúng sinh sinh ra ở vùng ven giữa những người xa lạ[2] thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh thông minh, trí tuệ, sắc sảo, biết phân biệt đúng sai, nhưng chúng sinh vô minh, chậm hiểu, đần độn, không biết phân biệt đúng sai thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh có được tuệ nhãn[3], nhưng chúng sinh vô minh, tâm trí lu mờ thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh có tuệ nhãn biết phân biệt đúng sai, nhưng chúng sinh mù mờ vô minh thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh được nhìn thấy Như Lai, nhưng chúng sinh không được nhìn thấy Như Lai thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh được nghe Như Lai giảng giải về giáo pháp và giới luật, nhưng chúng sinh không được nghe Như Lai giảng giải về giáo pháp và giới luật thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, sau khi nghe Như Lai giảng Pháp, có ít chúng sinh nhớ pháp đã được nghe, nhưng chúng sinh không nhớ pháp đã được nghe thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, sau khi nghe Như Lai giảng Pháp và nhớ pháp đã được nghe, có ít chúng sinh tìm hiểu ý nghĩa của các pháp ấy, nhưng chúng sinh không tìm hiểu ý nghĩa của các pháp ấy thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, sau khi tìm hiểu rõ nghĩa của các Pháp mà Như Lai giảng, có ít chúng sinh hành theo các pháp ấy, nhưng chúng sinh không hành theo các pháp ấy thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh thấy sự khẩn cấp cần thiết của việc tu tập[4], nhưng chúng sinh không thấy sự khẩn cấp cần thiết của việc tu tập thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh thấy được sự khẩn cấp, cần thiết của việc tu tập và dốc lòng tu tập, nhưng chúng sinh thấy được sự khẩn cấp cần thiết của việc tu tập mà không dốc lòng tu tập thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh có được sự định tâm và nhất tâm sau khi đạt đến trạng thái buông bỏ các pháp [5], nhưng chúng sinh không có được sự định tâm và nhất tâm như thế thì nhiều vô số kể.

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh được thưởng thức những thức ăn ngon bậc nhất, nhưng có vô số chúng sinh không nếm được thức ăn ngon, ngoại trừ chút thức ăn thừa xin được (trong bát ăn xin).

… Tương tự như thế, có ít chúng sinh được nếm hương vị Pháp bảo và hương vị giải thoát,[6] nhưng có vô số chúng sinh không nếm được hương vị Pháp bảo và hương vị giải thoát.

Vì lẽ đó, này tỳ khưu, hãy luôn rèn luyện, nhắc nhở chính mình rằng: “Chúng ta rồi sẽ hiểu giáo pháp, nếm được hương vị giáo pháp, nếm được hương vị giải thoát”. Các ông nên rèn luyện, nhắc nhở mình như thế.

GIẢI THÍCH

“Appakā te sattā ye vavassag­gā­rammaṇaṃ karitvā, labhanti samādhiṃ labhanti cittas­sekagga­taṃ”: Có ít chúng sinh có được sự định tâm và nhất tâm sau khi đạt đến trạng thái buông bỏ các pháp.

Trong câu này, “vavassagga ārammaṇaṁ karitvā” được dịch là “sau khi buông bỏ các pháp (đối tượng)”: Vassagga hay vossagga (buông bỏ) + ārammaṇa (đối tượng) + karitvā (sau khi làm xong).

Theo chú giải, câu này có nghĩa là kinh nghiệm Niết Bàn, khi tâm không còn lấy các đối tượng sinh khởi có điều kiện làm đề mục quan sát nữa.

Một trong những định nghĩa của Niết Bàn là “akuppatā” – trạng thái tâm vững chãi, không dao động. Tâm không bắt lấy các đối tượng có điều kiện nữa, nên tâm không còn dao động. Và điều này trùng hợp với việc “có được sự định tâm và nhất tâm”. Cho nên nói: “Có được sự định tâm và nhất tâm sau khi đạt đến trạng thái buông bỏ các pháp”.

[1] Là vùng đất phía nam (bao gồm xứ Ấn Độ). Theo Chú Giải, gọi là jambu (cây giòi rose-apple) vì trong vùng Hy Mã Lạp Sơn có cây jambu khổng lồ cao 50 yojana, đường kính thân cây là 15 yojana, tàn lá xòe rộng đến 100 yojana. (một yojana bằng bảy dặm, có chú giải ghi là chín dặm.)

[2] Theo Chú Giải, đó là người thô lỗ, người sống ngoài lề xã hội, người không sống đời Thánh thiện.

[3] Tathāgataṃ dassanāya, theo Chú Giải có nghĩa là tuệ nhãn của bậc Thánh nhân (Ariya paññā cakkhu).

[4] Tám điều thôi thúc một người gấp rút tu tập (saṁvega): sinh, già, bệnh, chết, đau khổ trong bốn cảnh khổ (a tu la, ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục), đau khổ vì đã trôi lăn trong luân hồi, đau khổ vì sẽ tiếp tục trôi lăn trong luân hồi, đau khổ vì tìm kiếm thức ăn.

[5]“Appakā te sattā ye vavassag­gā­rammaṇaṃ karitvā, labhanti samādhiṃ labhanti cittas­sekagga­taṃ”.

[6] Hương vị của bốn Thánh đạo, bốn Thánh quả và Niết Bàn. 

Nguồn trích dẫn: Tăng chi bộ kinh – XIX. Phẩm không phóng dật – 1–44. Một Pháp
MixWebLink

 

Bài viết lên quan

  • Xóa bình luận, hủy kết bạn, chặn, Web, FB
  • Thời gian: ai cũng chỉ có 24h mỗi ngày, Web, FB
  • Về việc trả lời các câu hỏi, Web Link
  • Làm thế nào để thoát chuyện buồn phiền ngang trái, Web, FB
  • Tôi chấp nhận hay tôi buông bỏ có phải là giải thoát, Web, FB
  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 31 tháng 8, 2020