Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì
TỨ NIỆM XỨ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?
Tôn giả Anuruddha:
“Những ai thối thất bốn niệm xứ, cũng thối thất đối với họ là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Những ai thành tựu bốn niệm xứ thì cũng thực hiện được Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau”.
Bài viết liên quan
GHI CHÚ
Tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đà). Tôn giả cùng quê và là con người cậu của đức Phật, được thọ hưởng giàu sang, quyền quý của gia đình. Xuất gia cùng lúc với các hoàng thích khác như Ananda… Tôn giả được Tôn giả Sàriputta hướng dẫn đề tài thiền quán, sau đó được đức Phật chỉ dạy thêm, Tôn giả đắc quả A-la-hán cùng với năng lực thần thông và trí tuệ vô ngại, là một trong 10 Đại đệ tử xuất sắc nhất, được đức Phật khen là Thiên nhãn đệ nhất. Tôn giả trông coi lễ hỏa táng Kim thân Phật và nhập diệt sau đức Phật, tại Beluva, gần Vesali, được dân chúng Vajì nơi đây vô cùng kính mộ.
Tài liệu tham khảo thêm
Đức Phật và 45 năm Hoằng Pháp Độ Sinh (12) – Hai vị Trưởng lão (Trưởng lão Anuruddha)
Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [52] Chương VIII Tương Ưng Anuruddha
Một thời Tôn giả Anuruddha trú ở Sàvatthi, tại Thắng Lâm, khu vườn ông Anàthapindika.
Rồi Tôn giả Anuruddha trong khi độc cư Thiền tịnh, tâm tưởng suy tư sau đây được khởi lên:
“Những ai thối thất bốn niệm xứ, cũng thối thất đối với họ là Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Những ai thành tựu bốn niệm xứ thì cũng thực hiện được Thánh đạo đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau”.
[3. III. Sutanu (S.v,297)]
– Thưa các Hiền giả, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ nên tôi đạt được đại thắng trí.
[4. IV. Katakì (1) (S.v,298)]
– Thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo hữu học, sau khi đạt bốn niệm xứ, phải an trú pháp ấy.
[5. IV. Katakì (2) (S.v,299)]
– Thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo vô học, sau khi chứng đạt bốn niệm xứ, phải an trú pháp ấy.
[6. VI. Kantakì (3) (S.v,299)]
– Thưa Hiền giả, do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi thắng tri được một ngàn thế giới.
[7. VII. Ái Tận (S.v,300)]
– Bốn niệm xứ này, thưa chư Hiền, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận khát ái.
[8. VIII. Nhà Bằng Cây Sàla (S.v,300)]
– Ví như, này chư Hiền, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Rồi một số đông quần chúng đến, cầm cuốc, thúng và nói: “Chúng ta sẽ làm cho sông Hằng này thiên về phương Tây, hướng về phương Tây, xuôi về phương Tây”. Thưa chư Hiền, chư Hiền nghĩ thế nào, số đông quần chúng này có thể làm cho sông Hằng thiên về phương Tây, hướng về phương Tây, xuôi về phương Tây không?
– Thưa không, Hiền giả. Vì sao? Thưa Hiền giả, vì sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông, không dễ gì khiến cho thiên về phương Tây, hướng về phương Tây, xuôi về phương Tây được. Và quần chúng ấy chỉ mệt nhọc và tổn não mà thôi.
– Cũng vậy, này chư Hiền, Tỷ-kheo tu tập bốn niệm xứ, làm cho sung mãn bốn niệm xứ. Dầu cho vua chúa, hay đại thần, hay thân hữu, hay bạn bè, hay bà con huyết thống có thể đến dâng các tài vật và mời: “Hãy đến, này Người tốt kia, sao để các áo vàng này hành hạ Ông? Sao lại đi biểu diễn với đầu trọc và bình bát? Hãy hoàn tục, thọ hưởng các tài vật và làm các phước đức!”; Tỷ-kheo ấy, thưa chư Hiền, được tu tập bốn niệm xứ, được làm cho sung mãn bốn niệm xứ, có thể từ bỏ giới trở lui hoàn tục; sự kiện như vậy không xảy ra. Vì sao? Vì này chư Hiền, tâm người ấy đã lâu ngày thiên về viễn ly, hướng về viễn ly, xuôi về viễn ly, lại trở lại hoàn tục, sự kiện như vậy không xảy ra.
[10. X. Bị Trọng Bệnh, hay Bệnh (S.v,302)]
– Thưa chư Hiền, do tôi trú với tâm khéo an trú trên bốn niệm xứ, nên các khổ thọ về thân khởi lên không có ảnh hưởng gì đến tâm.
[11. I. Một Ngàn (S.v,303)]
– Thưa chư Hiền, do tu tập, làm cho sung mãn bốn niệm xứ, nên tôi chứng được đại thắng trí.
[12. II. Như Ý Lực (1) (S.v,303)]
– Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi thực hiện nhiều loại thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân… có thể tự thân bay đến Phạm thiên giới.
[13. III. Như Ý Lực (2) (S.v,304)]
– Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi chứng được thiên nhĩ thông, thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe được hai thứ tiếng, chư Thiên và loài Người, hoặc xa hoặc gần.
[14. IV. Với Tâm Của Mình (S.v,304)]
– Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ, tôi với tâm của mình biết được tâm của nhiều loại hữu tình khác, nhiều loại người khác. Với tâm có tham, tôi rõ biết là tâm có tham… với tâm giải thoát, rõ biết là tâm giải thoát.
[15. V. Xứ (1) (S.v,304)]
– Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thực rõ biết xứ là xứ, phi xứ là phi xứ.
[16. VI. Xứ (2) (S.v,304)]
– Thưa chư Hiền, do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết quả dị thục các nghiệp báo (kammasamadanam) quá khứ, vị lai, hiện tại tùy thuộc sở do (thànati) và tùy thuộc về thân (hetaso).
[17. VII. Ðạo Lộ (S.v,304)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết con đường đưa đến tất cả cảnh giới.
[18. VIII. Thế Giới (S.v,304)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại sai biệt.
[19. IX. Thắng Giải Sai Biệt (S.v,305)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết chỉ hướng sai biệt của các loại hữu tình.
[20. X. Căn (S.v,305)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết các căn thượng hạ (indriyaparopariyattim) của các loại hữu tình và các loại người.
[21. XI. Thiền (S.v,305)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi như thật rõ biết sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền chứng, về Thiền, về Giải thoát, về Ðịnh.
[22. XII. Minh (1) (S.v,305)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi nhớ được nhiều đời quá khứ, như một đời, hai đời… nhiều đời sống quá khứ cùng các nét đại cương và các chi tiết.
[23. XIII. Minh (2) (S.v,305)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, tôi chứng được thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và sự chết của chúng sanh.
[24. XIV. Minh (3) (S.v,305)]
– Do tu tập, do làm cho sung mãn bốn niệm xứ này, do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí, tôi chứng ngộ, chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
– Tương Ưng Bộ – Samyutta Nikaya, Tập V – Thiên Ðại Phẩm – [52] Chương VIII Tương Ưng Anuruddha
Bài viết liên quan
- Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
- Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
- Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
- Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập, Web, FB
- “Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu, Không Chấp Trước Vào Bất Cứ Cái Gì Trên Đời Này” Là Tu Tập Cái Gì? Như Thế Nào?, Web, FB
- Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
- Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
- Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
- Vị Thầy Tâm Linh Trên Hành Trình Tới Giác Ngộ Giải Thoát, Web, FB