Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát

QUÁN THỌ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT TỚI ÁI TẬN GIẢI THOÁT, CỨU CÁNH VIÊN MÃN, CHỨNG ĐẠT NIẾT BÀN?

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

🔵 Quán thọ theo Trường Bộ Kinh: Đại kinh Tứ Niệm Xứ

suttacentral.net

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

… Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo

⚀ sống quán thân trên thân, ① nhiệt tâm, ② tỉnh giác, ③ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚁ sống quán thọ trên các thọ, ① nhiệt tâm, ② tỉnh giác, ③ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚂ sống quán tâm trên tâm, ① nhiệt tâm, ② tỉnh giác, ③ chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

⚃ sống quán pháp trên các pháp, ① nhiệt tâm, tỉnh giác, ⚁ chánh niệm, ③ để chế ngự tham ưu ở đời.

… Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo SỐNG QUÁN THỌ TRÊN CÁC THỌ?

Này các Tỷ kheo, ở nơi đây Tỷ kheo

❶ khi cảm giác lạc thọ, biết rằng: “Tôi cảm giác LẠC THỌ”;

❷ khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: “Tôi cảm giác KHỔ THỌ”;

❸ khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rằng: “Tôi cảm giác BẤT KHỔ BẤT LẠC THỌ”.

❹ Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất biết rằng: “Tôi cảm giác LẠC THỌ THUỘC VẬT CHẤT”.

❺ Hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác LẠC THỌ KHÔNG THUỘC VẬT CHẤT”.

❻ Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác KHỔ THỌ THUỘC VẬT CHẤT”.

❼ Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác KHỔ THỌ KHÔNG THUỘC VẬT CHẤT”.

❽ Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác BẤT KHỔ BẤT LẠC THỌ THUỘC VẬT CHẤT”.

❾ Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: “Tôi cảm giác BẤT KHỔ BẤT LẠC THỌ KHÔNG THUỘC VẬT CHẤT”.

Như vậy vị ấy:

⚀ sống quán thọ trên các NỘI THỌ;

⚁ hay sống quán thọ trên các NGOẠI THỌ;

⚂ hay sống quán thọ trên cả các NỘI THỌ, NGOẠI THỌ.

⚃ Hay sống quán tánh SANH KHỞI trên các thọ;

⚄ hay sống quán tánh DIỆT TẬN trên các thọ;

⚅ hay sống quán tánh SANH DIỆT trên các thọ.

“Có thọ đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm.

Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời.

Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ.

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất

❶ đưa đến sự THANH TỊNH cho chúng sanh,

❷ vượt khỏi SẦU

❸ vượt khỏi BI,

❹ diệt trừ KHỔ

❺ diệt trừ ƯU,

❻ thành tựu CHÁNH LÝ,

❼ chứng ngộ NIẾT BÀN.

Ðó là Bốn Niệm xứ.

(Đại kinh Tứ Niệm Xứ)

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

🔵 Quán Thọ theo Trung bộ kinh – 37. Tiểu kinh Ðoạn tận ái

suttacentral.net

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

Rồi Thiên chủ Sakka đến tại chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Thiên chủ Sakka đứng một bên, bạch Thế Tôn

—Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ–kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

—Ở đây, này Thiên chủ,

❶ Tỷ–kheo ĐƯỢC NGHE như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”.

❷ Này Thiên chủ, nếu Tỷ–kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”, vị ấy BIẾT RÕ tất cả pháp.

❸ Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy BIẾT MỘT CÁCH RỐT RÁO tất cả pháp.

❹ Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy

⑴ sống quán tánh VÔ THƯỜNG,

⑵ sống quán tánh LY THAM,

⑶ sống quán tánh ĐOẠN DIỆT,

⑷ sống quán tánh XẢ LY trong các cảm thọ ấy.

❺ Vị ấy nhờ ⑴ sống quán tánh vô thường, ⑵ sống quán tánh ly tham, ⑶ sống quán tánh đoạn diệt, ⑷ sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy,

⚀ nên KHÔNG CHẤP TRƯỚC một vật gì ở đời;

⚁ do không chấp trước nên KHÔNG PHIỀN NÃO,

⚂ do không phiền não, vị ấy CHỨNG ĐẠT NIẾT–BÀN.

❻ Vị ấy TUỆ TRI: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”.

Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ–Kheo

⚀ ái tận giải thoát,

⚁ cứu cánh thành tựu,

⚂ cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách,

⚃ cứu cánh phạm hạnh,

⚄ cứu cánh viên mãn,

⚄ bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người.

(Tiểu kinh Ðoạn tận ái)

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

🔵 Quán Thọ theo Tương Ưng Bộ – Tập IV – Thiên Sáu Xứ – Chương II – Tương Ưng Thọ

budsas.net

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

6. VI. Với Mũi Tên (S.iv,207)

3) – Này các Tỷ–kheo, kẻ vô văn phàm phu, cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

4) Này các Tỷ–kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử cũng cảm thọ cảm giác lạc thọ, cảm thọ cảm giác khổ thọ, cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.

5) Ở đây, này các Tỷ–kheo, thế nào là đặc thù, thế nào là thù thắng, thế nào là sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu?

6) – Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản…

7) – Này các Tỷ–kheo, kẻ vô văn phàm phu khi cảm xúc khổ thọ, sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Vị ấy cảm giác hai cảm thọ, cảm thọ về thân và cảm thọ về tâm.

8) Ví như, này các Tỷ–kheo, có người bị người ta bắn với mũi tên, rồi họ bắn người ấy với mũi tên thứ hai. Như vậy, này các Tỷ–kheo, người ấy cảm giác cảm thọ cả hai mũi tên. Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, kẻ vô văn phàm phu khi cảm xúc khổ thọ; thời sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Người ấy cảm giác hai cảm thọ, cảm thọ về thân và cảm thọ về tâm. Cảm xúc bởi khổ thọ ấy, người ấy cảm thấy sân hận (patigha). Do cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy, sân tùy miên đối với khổ thọ được tồn chỉ tùy miên (anuseti). Cảm xúc bởi khổ thọ, người ấy hoan hỷ dục lạc. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ–kheo, kẻ vô văn phàm phu không tìm thấy một sự xuất ly khổ thọ nào khác, ngoài dục lạc. Do hoan hỷ dục lạc ấy, tham tùy miên đối với lạc thọ tồn tại. Người ấy không như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy. Do người ấy không như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy, nên vô minh tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ tồn tại. Nếu người ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như người bị trói buộc (sannutto). Nếu người ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như người bị trói buộc. Nếu người ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, người ấy cảm thọ cảm giác như người bị trói buộc. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là kẻ vô văn phàm phu bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy bị trói buộc bởi đau khổ.

9) Và này các Tỷ–kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử khi cảm xúc khổ thọ thời không có sầu muộn, không có than vãn, không có khóc lóc, không có đấm ngực, không có đi đến bất tỉnh. Vị ấy chỉ cảm thọ cảm giác một cảm thọ, tức là cảm thọ về thân, không phải cảm thọ về tâm.

10) Ví như, này các Tỷ–kheo, có người bị người ta bắn một mũi tên. Họ không bắn tiếp người ấy với mũi tên thứ hai. Như vậy, này các Tỷ–kheo, người ấy cảm giác cảm thọ của một mũi tên. Cũng vậy, này các Tỷ–kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử khi cảm xúc khổ thọ; vị ấy không sầu muộn, không than vãn, không khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Vị ấy cảm giác chỉ một cảm thọ, cảm thọ về thân, không phải cảm thọ về tâm. Vị ấy không cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy. Do không cảm thấy sân hận đối với khổ thọ ấy, sân tùy miên đối với khổ thọ không có tồn tại. Cảm xúc bởi khổ thọ, vị ấy không hoan hỷ dục lạc. Vì sao? Vì bậc Ða văn Thánh đệ tử có tuệ tri một sự xuất ly khác đối với khổ thọ, ngoài dục lạc. Vì vị ấy không hoan hỷ dục lạc, tham tùy miên đối với dục lạc không có tồn tại. Vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của những cảm thọ ấy. Vì rằng, vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy. Vì rằng, vị ấy như thật tuệ tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các cảm thọ ấy, đối với bất khổ bất lạc thọ, vô minh tùy miên không có tồn tại. Nếu vị ấy cảm thọ lạc thọ, vị ấy cảm thọ lạc thọ như người không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác như người không bị trói buộc. Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác như người không bị trói buộc. Này các Tỷ–kheo, đây gọi là Tỷ–kheo không bị trói buộc bởi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, ão. Ta nói rằng vị ấy không bị trói buộc bởi đau khổ.

11) Này các Tỷ–kheo, đây là sự đặc thù, đây là thù thắng, đây là sự sai biệt giữa bậc Ða văn Thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu.

1) Bậc Trí tuệ Ða văn,

Lạc khổ không chi phối,

Giữa kẻ trí, phàm phu,

Thiện sai biệt rất lớn.

2) Bậc Ða văn, Tầm pháp,

Thấy đời này, đời sau,

Ái pháp không phá tâm,

Không ái, không sân hận.

3) Tùy thuận hay đối nghịch,

Tiêu tán, diệt, không còn,

Vị ấy biết con đường,

Ðường không cấu, không sầu,

Chánh trí, đoạn tái sanh,

Ðến được bờ giác ngộ.

7. VII. Tật Bệnh (S.iv,210)

– Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo phải chánh niệm, tỉnh giác khi thời đã đến (khi mệnh chung). Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

3) Và này các Tỷ–kheo, thế nào là Tỷ–kheo chánh niệm?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ–kheo, là Tỷ–kheo chánh niệm. Sống quán thọ trên các cảm thọ… quán tâm trên tâm… quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Như vậy, này các Tỷ–kheo, là Tỷ–kheo chánh niệm.

4) Và như thế nào, này các Tỷ–kheo, là Tỷ–kheo tỉnh giác?

Ở đây, này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo khi đi tới, khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này các Tỷ–kheo, là Tỷ–kheo tỉnh giác.

5) Này các Tỷ–kheo, Tỷ–kheo cần phải chánh niệm tỉnh giác khi thời đã đến. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

6) Này các Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, lạc thọ khởi lên.

Vị ấy tuệ tri như sau: “Lạc thọ này khởi lên nơi ta. Lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính thân này, nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời lạc thọ được khởi lên, làm sao thường trú được?”.

Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và lạc thọ.

Vị ấy trú, quán tiêu vong (vaya).

Vị ấy trú, quán ly tham.

Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ.

Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và lạc thọ của vị ấy, nên tham tùy miên đối với thân và lạc thọ được đoạn diệt.

7) Này các Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khổ thọ khởi lên.

Vị ấy tuệ tri như sau: “Khổ thọ này khởi lên nơi ta. Khổ thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính thân này. Nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời khổ thọ được khởi lên, làm sao thường trú được?”.

Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và khổ thọ.

Vị ấy trú, quán tiêu vong.

Vị ấy trú, quán ly tham.

Vị ấy trú, quán đoạn diệt.

Vị ấy trú, quán từ bỏ.

Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và khổ thọ của vị ấy, nên sân tùy miên đối với thân và khổ thọ được đoạn diệt.

8) Này các Tỷ–kheo, nếu Tỷ–kheo sống chánh niệm, tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, bất khổ bất lạc thọ khởi lên.

Vị ấy tuệ tri như sau: “Bất khổ bất lạc thọ này khởi lên nơi ta. Bất khổ bất lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên gì? Do duyên chính thân này. Nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, thời bất khổ bất lạc thọ được khởi lên làm sao sẽ thường trú được?”

Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và bất khổ bất lạc thọ.

Vị ấy trú, quán tiêu vong.

Vị ấy trú, quán ly tham.

Vị ấy trú, quán đoạn diệt.

Vị ấy trú, quán từ bỏ.

Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với thân và bất khổ bất lạc thọ của vị ấy, nên vô minh tùy miên đối với thân và bất khổ bất lạc thọ được đoạn diệt.

9) Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ,

vị ấy tuệ tri: “Thọ ấy là vô thường”.

Vị ấy tuệ tri: “Ta không chấp trước thọ ấy”.

Vị ấy tuệ tri: “Ta không hoan hỷ thọ ấy”.

Nếu vị ấy cảm thọ khổ thọ…

Nếu vị ấy cảm thọ bất khổ bất lạc thọ,

vị ấy tuệ tri: “Thọ ấy là vô thường”.

Vị ấy tuệ tri: “Ta không chấp trước thọ ấy”.

Vị ấy tuệ tri: “Ta không hoan hỷ thọ ấy”.

10) Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác lạc thọ, vị ấy cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc.

Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác khổ thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc.

Nếu vị ấy cảm thọ cảm giác bất khổ bất lạc thọ, vị ấy cảm thọ cảm giác thọ ấy như người không bị trói buộc.

11) Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân”.

Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọ cùng tận chịu đựng của sinh mạng, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng”.

Vị ấy tuệ tri rằng: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây, một cảm thọ cảm giác không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu”.

12) Ví như, này các Tỷ–kheo, do duyên dầu và do duyên tim bấc, một ngọn đèn dầu được cháy đỏ. Khi dầu và tim bấc khô cạn, cháy hết, không được tiếp nhiên liệu thêm, ngọn đèn ấy bị tắt.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo,

khi Tỷ–kheo cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của thân”.

Khi vị ấy đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấy tuệ tri: “Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận đến sức chịu đựng của sinh mạng”.

Vị ấy tuệ tri rằng: “Sau khi thân hoại mạng chung, ở đây, mọi cảm thọ không có gì đáng hoan hỷ, sẽ đi đến lắng dịu”.

Bài viết liên quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Kāma – Dục (Tham Ái) Và Chanda – Dục (Mong Muốn) Khác Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, FB
  • Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, FB
  • Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, FB
  • Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
  • Thực Hành Nhiệt Tâm, Chánh Niệm, Tỉnh Giác, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập, Web, FB
  • “Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu, Không Chấp Trước Vào Bất Cứ Cái Gì Trên Đời Này” Là Tu Tập Cái Gì? Như Thế Nào?, Web, FB
  • Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
  • Quán Niệm 32 Thể Trược, Web, FB
  • Thân Hành Niệm – Quán Thân Bất Tịnh 32 Thể Trược, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Thế Nào Là Thực Hành Đúng Đắn Minh Sát Tứ Niệm Xứ?, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 1/2: Hướng Dẫn Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, Web, FB
  • Minh Sát Tuệ Đầu Tiên Là Gì?Được Tu Tập Như Thế Nào?Bài 2/2: Phương Pháp Tu Tập Vun Bồi Và Phát Triển Tuệ Phân Biệt Danh Sắc Nāma – Rūpa – Pariccheda – Ñāṇa Theo “Thanh Tịnh Đạo”, Web, FB
  • 12 Tâm Bất Thiện Là Những Tâm Gì?, Web, FB
  • Bài 1/5: Kiến Thanh Tịnh – Ditthivisuddhi, Web, FB
  • Bài 2/5: Đoạn Nghi Thanh Tịnh – Kankhàvitarana-Visuddhi, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 3/5: Đạo Phi Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Maggàmagga – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/2, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 1/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 2/3, Web, FB
  • Bài 4/5: Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh Patipadà – Nanadassana – Visuddhi Phần 3/3, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 1/2, Web, FB
  • Bài 5/5: Tri Kiến Thanh Tịnh Nanadassana-Visudhi-Niddesa Phần 2/2, Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Vì Sao Xuất Gia, Web, FB
  • Đức Phật Đã Có Suy Nghĩ Gì Trước Khi Xuất Gia?, Web, FB
  • Ai Là Bhikkhu – Tỳ Khưu, Web, FB
  • Lễ Xuất Gia Thọ Giới Tỳ Khưu
  • Bài 1/4 – Thầy Tế Độ – Ācariyupajjhāya, Web, FB
  • Bài 2/4 – Xét Hỏi Sa Di, Web, FB
  • Bài 3/4 -Tuyên Ngôn & Thành Sự Ngôn, Web, FB
  • Bài 4/4 – Bốn Pháp Nương Nhờ & Bốn Pháp Không Nên Hành, Web, FB
  • Xuất Gia Gieo Duyên, Web, FB
  • Đạt Tới Cái Khó Đạt Tới, Web, FB
  • Mười Pháp Mà Bậc Xuất Gia Phải Quán Tưởng Thường Xuyên., Web, FB
  • Như Thế Nào Là Tỳ Khưu Giới Hạnh Đầy Đủ?, Web, FB
  • Thế Nào Là Bốn Điều Đáng Sợ Hãi Chờ Đợi Những Người Xuất Gia?, Web, FB
  • Bổn Phận Cư Sĩ Tại Gia Là Gì? Bổn Phận Tu Sĩ Xuất Gia Là Gì?, Web, FB
  • Thế Sự, Web, FB
  • Niết Bàn Ngay Trong Hiện Tại: 5 Pháp An Trú Và 4 Pháp Cần Tu Tập, Web, FB
  • Nibbāna – Niết Bàn Thiết Thực Hiện Tại Là Gì?, Web, FB
  • Thế Nào Là Vô Vi – Niết Bàn – Đến Bờ Bên Kia?, Web, FB
  • Dukkha Nirodha – Khổ Đoạn Diệt, Web, FB
  • Xưa Cũng Như Nay Như Lai Chỉ Nói Nên Sự Khổ Và Sự Diệt Khổ, Web, FB
  • Giác Ngộ Có Nghĩa Là Là Gì, Web, FB
  • Giác Ngộ Giải Thoát Là Giác Ngộ Tứ Thánh Đế, Web, FB
  • Con Đường Nào Dẫn Đến Vô Vi, Niết Bàn? Không Định – Vô Tướng Định – Vô Nguyện Định, Web, FB
  • Đường Tới Niết Bàn – Tu Tập Tâm: Quán Tưởng Bất Tịnh Thức Ăn, Web, FB
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
  • Có Thể Sờ Thấy Niết Bàn, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Thế Giới Quan Theo Kinh Điển Phật Giáo Nguyên Thủy?, Web, FB
  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 13 Tháng 6, 2020