Tu Tập Và Phát Triển Thái Độ Không Bám Níu


Kiểm tra bài đối với các thiền sinh cũ:

“TU TẬP VÀ PHÁT TRIỂN THÁI ĐỘ KHÔNG BÁM NÍU, KHÔNG CHẤP TRƯỚC VÀO BẤT CỨ CÁI GÌ TRÊN ĐỜI NÀY” LÀ TU TẬP CÁI GÌ? NHƯ THẾ NÀO?

Hay chỉ biết tu tập bằng cách hô khẩu hiệu: “buông bỏ, buông bỏ”, “không bám níu, không bám níu”, “không tham, không tham”, “không sân, không sân”…

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

“Sẽ có thời khắc, khi thần chết đến đem ta đi, buộc ta phải buông bỏ tất cả mọi thứ. Vì vậy ta cần thực tập buông bỏ, trở nên thành thạo, nếu không sẽ không thể buông khi thời khắc đó đến. Buông bỏ tất cả, triệt ly tham ái, nhàm chán tái sinh là công việc cần phải làm trước khi chết của người có trí. Nhưng cần phải làm gì và làm như thế nào? – Hãy chú tâm vào sinh, diệt mọi lúc mọi nơi”. – TK Viên Phúc Sumangala.

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

❎ CÁC CÂU TRẢ LỜI MANG TÍNH CHẤT LÝ THUYẾT SUÔNG, CHUNG CHUNG, MƠ HỒ, KHÔNG CÓ CÁC BƯỚC CỤ THỂ CHO VIỆC THỰC HÀNH BAO GỒM:

– LT: Tu tập theo tám thánh đạo để từ bỏ các sinh y.

– PĐL: Đó là TU TẬP TỨ NIỆM XỨ ĐỂ BUÔNG BỎ THAM ÁI.

💟 @: Lý thuyết chung chung không có sai, nhưng chưa rõ, chưa cụ thể được việc thực hành trong từng giây phút của cuộc sống quí hiếm.

Học lý thuyết để mà thực hành, phải nhớ thuộc lòng lời hướng dẫn thực hành chứ không phải là nhớ thuộc lời giải thích. Lời hướng dẫn thực hành Instructions thì hoàn toàn khác với lời giảng giải, giải thích Explanations.

Không thể buông bỏ, xả ly, không bám níu, ly tham, diệt dục chỉ bằng Văn Tuệ (tuệ có được do nghe pháp, đọc kinh điển) hay bằng Tư Tuệ (tuệ có được do suy tư, nghiên cứu). Cần biết rõ từng bước thực hành và làm theo để có được Tu Tuệ.

Đây là vấn đề cốt lõi mà rất nhiều hành giả bị lẫn lộn, không phân biệt được đâu là lý thuyết chung, đâu là hướng dẫn thực hành. Giữa lý thuyết và thực hành vẫn còn là khoảng cách quá xa đối với số đông thiền sinh, kể cả khi họ có vẻ đang thực hành, nhưng thực ra họ vẫn chỉ máy móc tưởng tri việc thực hành mà thôi. Họ chỉ mới đang ra sức hô khẩu hiệu, nhưng lại tưởng là đang thực hành buông bỏ, ly tham, diệt dục.

Không bám níu, không dính mắc, không chấp thủ là bởi có tuệ minh sát thấy rõ bản chất của mọi vật, mọi sự việc đều có cùng tam tướng: vô thường – khổ – vô ngã nên không còn tham, muốn, ưa ghét – chứ không phải do học thuộc lòng Phật Pháp rồi chỉ tự nhủ, tự răn đe bản thân, rồi hô to khẩu hiệu … v.v… thì sẽ có thể buông bỏ, không dính mắc, không chấp thủ, không tham sân si, không yêu ghét – điều này không thể xảy ra.

Ngược lại muốn có được tuệ minh sát thật sự (tu tuệ) thì cần liên tục vun bồi tu tập đầy đủ dần từng bước cho đến viên mãn cả ba yếu tố như trong Đại kinh Tứ Niệm Xứ đã chỉ rõ gồm ⑴ Nhiệt Tâm, ⑵ Chánh Niệm ⑶ Tỉnh Giác.

Cụ thể là:

⑴ NHIỆT TÂM = Tinh tấn thiêu đốt các ác pháp, các bất thiện pháp – bao gồm 4 chi phần.
———————————————
🍀… Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn?
① Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
② Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
③ Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.
④ Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

⑵ CHÁNH NIỆM = gồm 4 chi phần Thân Thọ Tâm Pháp
———————————————
🍀… Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm?
① Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;
② trên các cảm thọ…
③ trên các tâm…
④ quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.

Bài viết liên quan: Bài 2/6 – TỨ NIỆM XỨ, Web, Fb

⑶ TỈNH GIÁC = bao gồm 4 chi phần ① Về lợi ích/mục đích, ② Về thích hợp, ③ Về hành xứ ④ Về vô si.
———————————————
🍀… Thế nào là tỉnh giác trong khi ấy?

Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo;

tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tỉnh giác trong khi ấy.
— Hết trích dẫn —

🍀 Ví dụ về Tu luyện “Tỉnh Giác” khi đi tới đi lui

… Đối với tỉnh giác có bốn loại, cụ thể như sau:
(1) tỉnh giác về lợi ích (sātthaka-sampajañña): đó chính là việc lựa chọn ngay sau khi suy nghĩ đi tới khởi xuất. Đó là nhờ lựa chọn giữa điều thiện và điều bất thiện như sau: điều gì sẽ diễn ra nhờ việc tôi đi tới? Liệu có đem lại lợi ích gì hay không? Và không đi tới là kết quả tức thời của chính suy nghĩ đó.

(2) tỉnh giác về thích hợp (sappāya-sampajañña): là việc lựa chọn điều thích hợp bằng cách lựa chọn giữa điều thích hợp với điều không thích hợp trong khi đang đi trên đường.

(3) tỉnh giác nơi thường lui tới (gocara-sampajañña): là việc ra đi của một người đã chọn như vậy điều gì có lợi và thích hợp và người nào, ngoài 38 đề mục thiền, lại lấy hành xứ làm đề mục thiền đem lại điều dễ chịu thoải mái cho chính tâm mình, và lại mang theo với chính mình trên đường hành xứ chính là cuộc đi khất thực của mình.

(4) tỉnh giác thông qua vô si (asammoha-sampajañña): là không bị si mê liên quan đến đi tới v.v… chúng ta nên hiểu điều này như sau: Ở đây có một vị Tỳ khưu, đang khi đi tới hay đi lui, không giống như một người mù bình thường tự si mê liên quan đến đi tới, v.v… [bằng cách tưởng tượng ra rằng:] “Có bản ngã đi tới. Việc đi tới do chính bản ngã đó tạo ra. Hay: tôi đi tới, việc đi tới đó do tôi tạo ra. Người này không tự si mê như vậy; khi tâm cho rằng “tôi sẽ đi tới” nổi lên, cùng với chính tâm đó phát sanh phong đại tâm sở sanh, giúp tạo thân biểu tri như vậy bộ xương người này được gọi là thân đi tới do cách thức khuếch tán phong đại lại do hành vi của tâm mà ra.

Nguồn trích dẫn: Chú Giải BỘ PHÂN TÍCH (Vibhanga Atthakathā) – Tập II – Chương Tám – PHÂN LOẠI CHÁNH TINH TẤN

 Tài liệu tham khảo liên quan:
  • Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Thực Hành Tu Tập Thiền Minh Sát Vipassana, Web, FB

Trong tâm từ,

TK Viên Phúc Sumangala

 

✅ CÁC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HÀNH QUÁN SÁT SỰ SINH DIỆT CỦA NGŨ UẨN BAO GỒM:

– HX: Dạ thưa Sư, thấy các cảm thọ, các hình bóng trong tâm, các ý nghĩ sinh lên và diệt đi suốt như thế đấy ạ.

– LV: Dạ thưa sư, phải có sự chú tâm quan sát đối tượng liên tục (sự phồng xẹp) với chánh niệm tỉnh giác để nhìn thấy được sự sanh diệt của đối tượng ạ.

– XH: Duy trì không gián đoạn chánh niệm, quan sát các hiện tượng tâm, vật lý để thấy nó sanh diệt liên tục –> vô thường –> khổ –> nhàm chán –> không bám níu vào bất cứ thứ gì trên đời này.

– TD: Bạch sư, thường thì khi phát hiện có sự phản ứng thô tháo của tâm (biểu hiện thông qua sự thay đổi nhịp của hơi thở hoặc các căng thẳng ở cơ), con sẽ tiếp tục theo dõi các căng thẳng ở cơ đó cho đến khi không còn hiện tượng này nữa. Làm như vậy con không bị cuốn theo sự phản ứng của tâm.

💟 @TD, @HX, @LV, @XH:

Đúng rồi, hãy chú tâm theo dõi các BIẾN ĐỔI – SINH DIỆT của ngũ uẩn, nhất là biến đổi – sinh diệt của các hình ảnh, lời nói, cảm thọ liên quan tới phản ứng của tâm chứ KHÔNG ĐỂ Ý ĐẾN NỘI DUNG PHẢN ỨNG CỦA TÂM – CHỈ CHÚ TÂM VÀO SINH DIỆT (TỨC VÔ THƯỜNG KHỔ VÔ NGÃ) CỦA MỌI HIỆN TƯỢNG thì sẽ nhàm chán, ly tham, diệt dục không còn bám níu vào bất cứ điều gì trên đời. Đó là thực hành đúng, đó là Tu Tuệ – Tuệ có được do tu tập, do thực hành đúng Chánh pháp – dẫn đến giải thoát, không còn là lý thuyết suông, không còn là hô khẩu hiệu buông bỏ, xả ly nữa.

Sādhu! Lành thay!

TK Viên Phúc Sumangala

❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀❀

[Chánh Kinh]

Thiên chủ Sakka bạch với Ta:

“– Bạch Thế Tôn, nói một cách tóm tắt, đến mức độ nào, một Tỷ–kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người?

Khi nghe nói vậy, này Mahā Moggallāna, Ta nói với Thiên chủ Sakka:

“– Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ–kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”.

Này Thiên chủ, nếu Tỷ–kheo được nghe như sau: “Thật không xứng đáng nếu có thiên vị đối với tất cả pháp”.

Vị ấy biết rõ tất cả pháp.

Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp.

Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy.

VỊ ẤY NHỜ SỐNG QUÁN TÁNH VÔ THƯỜNG, SỐNG QUÁN TÁNH LY THAM, SỐNG QUÁN TÁNH ĐOẠN DIỆT, SỐNG QUÁN TÁNH XẢ LY TRONG CÁC CẢM THỌ ẤY NÊN KHÔNG CHẤP TRƯỚC MỘT VẬT GÌ Ở ĐỜI.

Do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết–bàn.

Vị ấy tuệ tri: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa”.

Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ–kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn, khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người”.

Như vậy, này Moggallāna, Ta biết Ta vừa nói một cách tóm tắt về ái tận giải thoát cho Thiên chủ Sakka.”

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Mahā Moggallāna hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Trung bộ kinh – 37. Tiểu kinh Ðoạn tận ái

Bài viết liên quan

  • Thế Nào Là Tu Tập Định (Samādhi Bhāvanā) Cùng Với Tu Tập Tứ Niệm Xứ (Cattāro Satipaṭṭhānā)?, Web, FB
  • Tứ Niệm Xứ Tu Tập, Làm Cho Sung Mãn Đem Lại Thành Quả Gì?, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát – Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập, Web, FB
  • Lợi Ích Phòng Hộ Các Căn Là Gì ?, Web, FB
  • Thế Nào Là Không Nắm Giữ Tướng Chung, Không Nắm Tướng Riêng?, Web, FB
  • Ai Đang Nói, Ai Đang Nghe, Web, FB
  • Ai Ăn Thức Thực? Ai Cảm Xúc? Ai Cảm Thọ? Ai Khát Ái? Ai Chấp Thủ?, Web, FB
  • Vesak 2020 – Cùng Ôn Lại Con Đường Giác Ngộ Giải Thoát , Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Phật Giáo (Buddhasasana) Là Gì?, Web, FB
  • Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • 969 Là Gì, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Học Từ Từ, Tập Từ Từ, Thực Hành Từ Từ, Web, FB
  • Như Thế Nào Là Lộ Trình Tu Tập Thánh Đạo Giác Ngộ?, Web, FB
  • Trong Pháp Và Luật Này Có Một Tuần Tự Học Tập, Một Tuần Tự Công Trình, Một Tuần Tự Đạo Lộ?, Web, FB
  • Bậc trí theo tuần tự (Pháp Cú 239), Web, FB
  • Chớ Quên Lợi Ích Của Chính Mình (Pháp Cú 166), Web, FB
  • Quí Vị Thiền Vì Mục Đích Gì, Web, FB
  • Giới Luật “Chỉ Là Phương Tiện”?, Web, FB
  • “Hoàn Toàn Và Vĩnh Viễn”: Sự Thật Về Đạo Phật Giải Thoát, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Audio Video: Thiền Minh Sát Vipassana: Lý Thuyết & Thực Hành, Youtube
  • Audio – Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Audio – Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube