Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát. Bài 6/6 – Những Lời Dạy Cuối Cùng Cho Con Trai Rahula
⚅ YẾU PHÁP TU TẬP TUỆ GIẢI THOÁT
Bài 6/6 – NHỮNG LỜI DẠY CUỐI CÙNG CHO CON TRAI RAHULA, ĐƯA ĐẾN ĐOẠN TẬN CÁC LẬU HOẶC – CHỨNG NGỘ NIẾT BÀN – HOÀN TOÀN GIẢI THOÁT.
1) Một thời Thế Tôn ở trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền tịnh, các tư niệm sau đây được khởi lên: “Ðã thuần thục là các pháp đưa đến giải thoát được chín muồi cho Ràhula. Vậy Ta hãy giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”.
3) Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực, khất thực xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, gọi Tôn giả Ràhula:
– Này Ràhula, hãy cầm tọa cụ đi đến rừng Andha để nghỉ trưa.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Ràhula vâng đáp Thế Tôn, cầm lấy tọa cụ, và đi sau lưng Thế Tôn.
4) Lúc bấy giờ, rất nhiều ngàn Thiên nhân đi theo Thế Tôn và nghĩ rằng: “Hôm nay, Thế Tôn sẽ giảng dạy cho Ràhula những lời dạy cuối cùng đưa đến đoạn tận các lậu hoặc”.
5) Rồi Thế Tôn đi sâu vào rừng Andha và ngồi xuống trên chỗ ngồi đã soạn sẵn dưới gốc cây. Rồi Tôn giả Ràhula, sau khi đảnh lễ Thế Tôn liền ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ràhula đang ngồi xuống một bên:
6) – Ông nghĩ thế nào, này Ràhula, MẮT là thường hay vô thường?
[SẮC là thường hay vô thường?
NHÃN THỨC là thường hay vô thường?
NHÃN XÚC là thường hay vô thường?
Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; CẢM THỌ ấy là thường hay vô thường?]
– Là vô thường, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu chánh quán cái ấy: “⚀ Cái này là của tôi. ⚁ Cái này là tôi. ⚂ Cái này là tự ngã của tôi”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
–
7) – TAI là thường hay vô thường?
[ÂM THANH là thường hay vô thường?
NHĨ THỨC là thường hay vô thường?
NHĨ XÚC là thường hay vô thường?
Do duyên nhĩ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; CẢM THỌ ấy là thường hay vô thường?]
…
😎 – MŨI là thường hay vô thường?
[HƯƠNG là thường hay vô thường?
TỶ THỨC là thường hay vô thường?
TỶ XÚC là thường hay vô thường?
Do duyên tỷ xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; CẢM THỌ ấy là thường hay vô thường?]
…
9) – LƯỠI là thường hay vô thường?
[VỊ là thường hay vô thường?
THIỆT THỨC là thường hay vô thường?
THIỆT XÚC là thường hay vô thường?
Do duyên thiệt xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; CẢM THỌ ấy là thường hay vô thường?]
…
10) – THÂN là thường hay vô thường?
[XÚC CHẠM là thường hay vô thường?
THÂN THỨC là thường hay vô thường?
THÂN XÚC là thường hay vô thường?
Do duyên thân xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; CẢM THỌ ấy là thường hay vô thường?]
…
11) Ý là thường hay vô thường?
[CÁC PHÁP là thường hay vô thường?
Ý THỨC là thường hay vô thường?
Ý XÚC là thường hay vô thường?
Do duyên Ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc thọ; CẢM THỌ ấy là thường hay vô thường?]
– Là vô thường, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Là khổ, bạch Thế Tôn.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại; có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: “⚀ Cái này là của tôi. ⚁ Cái này là tôi. ⚂ Cái này là tự ngã của tôi”?
– Thưa không, bạch Thế Tôn.
12) – Thấy vậy, này Ràhula, vị Ða văn Thánh đệ tử
⚀
❶ nhàm chán đối với mắt,
❷ nhàm chán đối với các sắc,
❸ nhàm chán đối với nhãn thức,
❹ nhàm chán đối với nhãn xúc.
❺ Phàm duyên nhãn xúc này khởi lên cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì; nhàm chán đối với pháp ấy;
⚁
❶ nhàm chán đối với tai…❷ ❸ ❹ ❺
⚂
❶ nhàm chán đối với mũi… ❷ ❸ ❹ ❺
⚃
❶ nhàm chán đối với lưỡi… ❷ ❸ ❹ ❺
⚄
❶ nhàm chán đối với thân… ❷ ❸ ❹ ❺
⚅
❶ nhàm chán đối với ý,
❷ nhàm chán đối với pháp,
❸ nhàm chán đối với ý thức,
❹ nhàm chán đối với ý xúc.
❺ Do duyên ý xúc này khởi lên cảm thọ gì, tưởng gì, hành gì, thức gì, nhàm chán đối với pháp ấy.
Do nhàm chán, vị ấy ly tham.
Do ly tham, vị ấy được giải thoát.
Trong sự giải thoát, khởi lên trí hiểu biết: “Ta đã được giải thoát”.
Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.
13) Thế Tôn thuyết như vậy. Tôn giả Ràhula hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời thuyết giảng này được nói lên, tâm Tôn giả Ràhula được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. Và hàng nhiều ngàn chư Thiên khởi lên pháp nhãn ly trần vô cấu: “Phàm các pháp gì được sanh khởi, tất cả đều bị đoạn diệt”.
Bài viết liên quan
- Thấy Biết Cái Gì Thì Được Coi Là Thấy Biết ‘Như Thật’, ‘Như Nó Đang Là’ Khi Thực Hành Tu Tập Minh Sát Tứ Niệm Xứ Vipassnā Satipaṭṭhānā?, Web, FB
- Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
- Tôi Nguyện, Web, FB
- Tại Sao Myanmar, Web, FB
- Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
- Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
- Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
- Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
- Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
- Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB
Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.
- Youtube, Youtube
- Archive, Archive
- Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
- Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
- Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
- Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
- Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
- 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
- Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB