Cúng Dường Là Gì?

CÚNG DƯỜNG LÀ GÌ?

✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵✵

– SMK: Bạch Sư, xin giúp con câu trả lời. Câu hỏi này: Các sư là người phàm như mọi người thì sao gọi là cúng dường, cúng dường là gì? Có phải cúng dường là đút lót để nhận phước báu? Con mới tu nên nhiều khi Phật tử hỏi con cũng chịu. Kính Sư giảng cho! Sadhu!

– @: Bố Thí hay Cúng Dường đều là dịch nghĩa của DANA, có nghĩa chính là cho ra, trao tặng, chia sẻ những gì mình đang có như tài vật, thời gian, công sức, trí tuệ… cho người khác.

Theo Phật giáo Nguyên thủy, dana – tức bố thí hay cúng dường, sẽ mang lại phước báo thiện lành tốt đẹp trong hiện tại và mai sau. Ngoài những phước báu vật chất như sự giàu sang, phú quí sẽ trổ quả trong các kiếp sống tương lai, dana còn là phương tiện giúp đối trị tính tham ái, vị kỉ, chấp thủ tiến tới xả ly, thanh tịnh tâm và tuệ, đắc Đạo và Quả giác ngộ giải thoát, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới.

Từ cúng dường là nói trại của hai chữ cung dưỡng có nghĩa là cung cấp và dưỡng nuôi.

Về nội dung thì bố thí hay cúng dường chỉ là một, không có gì là sai khác.

Tuy cùng chung một nghĩa cử, một hành động, nhưng người ta dùng hai từ khác nhau để phù hợp với đối tượng thọ nhận: cho với lòng hảo tâm, thương cảm thì gọi là bố thí, còn cho với lòng ngưỡng mộ, tôn kính thì gọi là cúng dường.

Từ “cúng dường” có nghĩa là cung cấp, dưỡng nuôi các bậc tôn kính như Thầy, Tổ hay ông bà, cha mẹ…v. v…, hay những người có công truyền đạt đạo lý làm người, điều hay lẽ phải, chân lý như ba ngôi báu Tam Bảo – Phật, Pháp, Tăng – đời đời giúp ta an trụ trong chánh pháp, giúp ta hiểu rõ chúng sanh trong lục đạo luân hồi đều là bà con quyến thuộc của nhau trong nhiều đời, nhiều kiếp, giúp ta hiểu rõ nghiệp và quả của nghiệp, giúp ta hiểu rõ con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau, phiền não, đạt được hạnh phúc thật sự, tự do thật sự, Niết bàn – cho nên hành động cho ra “dana” đó, đối với họ ta phải gọi là cúng dường.

Cúng dường là một việc không khó, song cúng dường để tạo được phước thiện không phải là việc dễ, mà được phước thiện vô lượng lại càng khó hơn. Cúng dường là một hành động từ thiện, một nghĩa cử hào hiệp đáng tán dương ca tụng, xét về mặt hình thức. Còn cúng dường để tạo phước thiện không chỉ hình thức, mà chính là nội tâm, còn vật thí chỉ là một nhân duyên để tạo nên phước thiện, không phải là phước thiện.

Ðể tạo nên phước thiện cúng dường, tác ý thiện tâm (kusalacetana) đóng vai trò chính, còn tất cả vật thí là nhân duyên phụ, cần phải nhờ đến sự thanh tịnh của người thọ thí, khi ấy mới thành tựu được phước thiện bố thí.

Cúng dường mà không không đúng pháp không những không tạo được phước thiện, ngược lại, còn có thể tạo nên tội lỗi. Vậy xin quí đạo hữu hãy dành đủ thời gian để học hỏi, trang bị cho bản thân những hiểu biết cần thiết từ những nguồn tài liệu thuộc Nền tảng Phật giáo Nguyên thủy Theravada, như dưới đây:

TÌM HIỂU PHƯỚC BỐ THÍ Dhammarakkhita Bhikkhu (Tỳ khưu Hộ Pháp)

Trong tâm từ,

Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala

❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆

CÓ HẠNG NGƯỜI BỐ THÍ KHÔNG ĐƯỢC QUẢ LỚN, KHÔNG ĐƯỢC LỢI ÍCH LỚN – CÓ HẠNG NGƯỜI BỐ THÍ ĐƯỢC QUẢ LỚN, ĐƯỢC LỢI ÍCH LỚN

❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆❆

– Này Sàriputta, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Có thể, này Sàriputta, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

– Ở đây, này Sàriputta, có hạng người

① bố thí với tâm mong cầu,

② bố thí với tâm trói buộc,

③ bố thí với tâm mong cầu được chất chứa,

④ bố thí với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”.

Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Bốn thiên vương.

Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, VỊ ẤY TRỞ THÀNH “VỊ TRỞ LUI LẠI”, TRỞ LUI TRẠNG THÁI NÀY.

– Này Sàriputta, ở đây, ai

① bố thí không với tâm cầu mong,

② bố thí không với tâm trói buộc,

③ bố thí không với mong cầu được chất chứa,

④ bố thí không với ý nghĩ: “Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau”,

⑤ bố thí không với ý nghĩ: “Lành thay, sự bố thí”,

⑥ bố thí không với ý nghĩ: “Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên”,

⑦ bố thí không với ý nghĩ: “Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn”,

⑧ bố thí không với ý nghĩ: “Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này”,

⑨ bố thí không với ý nghĩ: “Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên”.

Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên.

Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, VỊ ẤY TRỞ THÀNH VỊ BẤT LAI, KHÔNG TRỞ LUI TRẠNG THÁI NÀY.

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, khiến cho ở đây, một hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Này Sàriputta, nhưng đây cũng là nhân, là duyên khiến cho ở đây, có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

 

Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya – Chương VII – Bảy Pháp – IV. Phẩm Chư Thiên – (IX) (49) Bố Thí

Bài Viết Liên Quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 11 tháng 3, 2020