Khất Thực Có Nghĩa Là Xin Ăn

Photo: Khất thực hàng ngày của các chư tăng tại thiền viện Tharmaneykyaw Mahagandhayon Yangon Myanmar.

Khất Thực Có Nghĩa Là Xin Ăn

Khất thực có nghĩa là xin ăn. Cách nuôi thân một cách chân chính do Phật dạy cho những đệ tử xuất gia. Đó là thực hành chính mạng thanh tịnh.

Đối với vị Tỳ kheo khất thực thì có năm điều lợi ích:

(1) tâm trí được rảnh rang, ít phiền não,
(2) không bận rộn tâm và thân để kiếm kế sinh nhai,
(3) đoạn trừ tâm kiêu căng ngã mạn, vun bồi tâm kham nhẫn,
(4) đoạn trừ lòng tham, không thể tham ăn ngon và ăn nhiều vì ai cho gì ăn nấy, không thể chọn lựa, thức ăn chỉ đầy bát chớ không nhiều hơn nữa, tránh khỏi sự thâu trữ vật thực tiền của và
(5) có nhiều thì giờ tu hành.

Ngoài lợi ích cho riêng mình, vị Tỳ kheo khất thực còn mang lại ba điều lợi ích cho chúng sinh như:

(1) tạo cơ duyên cho người bố thí đoạn trừ lòng tham, tức là tạo phước duyên cho họ,
(2) tạo cơ duyên giáo hoá chúng sinh, và
(3) Nêu gương sống giản dị làm cho người đời bớt tham đắm của cải.

Tham khảo thêm

“Trong thế gian tương đối, với bốn giai cấp có lợi dưỡng khác nhau, quan niệm khác nhau, có thói quen khác nhau về vật thực. Ví như giai cấp bà-la-môn chủ trương dùng ngũ cốc, rau trái, hoa quả; giai cấp sát-đế-lỵ chỉ thích dùng các loại thịt tươi sống, ngon bổ, rau trái quả thượng phẩm; giai cấp vệ-xá – có khá đông người giàu có – họ thọ dụng các loại thịt hoặc rau trái cũng không thua gì quý tộc đâu. Riêng giai cấp thủ-đà-la thì không có khả năng chọn lựa, cái gì rẻ, dễ kiếm thì dùng. Còn chiên-đà-la thì thức ăn vật uống của họ thì chỉ để mà tồn tại!

Như Lai và đệ tử của Như Lai khi đi trì bình khất thực, phải giữ tâm bình đẳng trước mọi giai cấp, trước mọi nhà, không kể giàu nghèo, sang hèn. Và chính vật thực kiếm được trong chiếc bát – thường đủ đại biểu cho mọi giai cấp trong xã hội! Ông nghĩ thế nào, này Jīvaka! Giaó pháp của Như Lai – vì muốn giữ tâm bình đẳng, thực hiện giáo pháp trung đạo, lấy giới luật làm thành trì, lấy tâm ô nhiễm hoặc không ô nhiễm làm thước đo, lấy mục đích giác ngộ, giải thoát làm cứu cánh – thì có nên đặt vấn đề chọn lựa hay không chọn lựa? Hỏi tức là đã trả lời!

Do vậy, Như Lai chỉ cho phép chư tỳ-khưu tùy nghi thọ dụng rau trái, hoa quả, ngũ cốc, tùy nghi thọ dụng ba loại thịt thanh tịnh: Không thấy con vật bị giết, không nghe tiếng con vật bị giết, không nghi con vật bị giết ấy là do mình! Như vậy, Như Lai không rơi vào cực đoan này, không rơi vào cực đoan kia, này Jīvaka Komārabhacca!”

Nguồn trích dẫn:

Một Cuộc Đời Một Vầng Nhật Nguyệt, Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh, DANH Y JĪVAKA KOMĀRABHACCA

“Ý nghĩa chữ Bhikkhu (tỳ khưu)

Ðức Phật thường gọi các tu sĩ là Bhikkhu (tỳ khưu).

Bhikkhu có nhiều nghĩa trong đó có một nghĩa là khất sĩ, là những người xin ăn. Nhưng xin ăn ở đây không có nghĩa như xin ăn thông thường. Lúc đi khất thực thầy tỳ khưu đứng trước nhà thí chủ và không hỏi xin gì cả. Người thí chủ có tâm thành tự nguyện đem thực phẩm cúng dường cho vị khất sĩ để tạo duyên lớnh. Như vậy Bhikkhu là vị khất sĩ cao thượng hay vị khất sĩ thánh thiện chứ không phải là người xin ăn thông thường.

Chữ Tỳ khưu còn có nghĩa là những người thấy rõ hiểm nguy trong sanh tử luân hồi. Căn cứ trên định nghĩa này thì không phải chỉ có nhà sư mới được gọi là Tỳ Khưu mà bất kỳ người cư sĩ nào thấy rõ hiểm nguy của sanh tử luân hồi đều được gọi là Tỳ khưu. Bởi vậy, trong khi giảng giải Kinh Ðại Niệm Xứ tôi thường dùng chữ Tỳ khưu mà không dùng chữ Nhà Sư; bởi vì nếu tôi dùng chữ Nhà Sư để dịch chữ Bhikkhu thì một số người sẽ nghĩ rằng kinh này chỉ dành riêng cho Nhà Sư mà thôi.

Tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu trong các bài giảng của Ngài? Bởi vì Ðức Phật sống trong tu viện với các Thầy Tỳ Khưu nên mỗi khi dạy đạo, Ngài gọi các thầy là Bhikkhu. Dĩ nhiên lúc Ngài dạy đạo, trong chùa cũng có một số cư sĩ, nhưng phần lớn vẫn là các Tỳ Khưu tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu. Có lúc Ðức Phật cũng dùng chữ Bhikkhave.”

Nguồn trích dẫn: Silananda Sayadaw – Giới Thiệu Đại Kinh Niệm Xứ.

Bài viết liên quan

  • Khất Thực Hàng Ngày, Web, FB
  • Khất Thực, Web, FB, FB, FB, FB
  • Nắng Và Nóng, Web, FB, FB
  • Khất Thực: Truyền Thống Văn Hóa Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada 2018, Web, FB
  • Khóa Tu Nhân Dịp Lễ Hội Nước 2017, FB, FB
  • Nhận Đồ Khất Thực Trước Giờ Thọ Thực, FB
  • Các Tiểu Sa Di Khất Thực Hàng Ngày, FB
  • Kham Nhẫn, Web, FB
  • Khất Thực Thanh Tịnh Như Thế Nào?, Web, FB, FB
  • Ý Nghĩa Hạnh Trì Bình Khất Thực, Web, FB, FB
  • Vì Sao Tỳ Khưu Sinh Sống Bằng Nghề Hèn Hạ Nhất Là Nghề Khất Thực, Web, FB
  • Đi Khất Thực Là Khổ, Web, FB
  • Khất Thực Có Nghĩa Là Xin Ăn, Web, FB
  • Gia Chủ Tại Gia Và Tu Sĩ Xuất Gia, Web, FB
  • Theo Bước Chân Khất Thực, FB

Video Khóa Tu Văn Hóa Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada Nhân Dịp Lễ Hội Nước Tại Thiền Viện Tharmanaykyaw Monastery 2013, Youtube