Khất Thực Thanh Tịnh Như Thế Nào

Video “Alms round 26/12/2017, Tharmanaykyaw Mahagandayon Monastery Yangon Myanmar”, by Lan Hương

KHẤT THỰC THANH TỊNH NHƯ THẾ NÀO?

– Này Sariputta, các căn của Ông rất sáng suốt, sắc da của Ông thanh tịnh trong sáng. Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào?

– Bạch Thế Tôn, con nay đang phần lớn an trú với Không trú.

– Lành thay, lành thay! Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân.

Này Sariputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh.

Do vậy, này Sariputta, nếu Tỷ–kheo ước mong rằng: “Mong rằng tôi nay phần lớn an trú với sự an trú không tánh”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy cần phải suy tư như sau:

[LỤC CĂN & LỤC TRẦN

❶ Mắt & Sắc, ❷ Tai & Thanh, ❸ Mũi & Hương, ❹ Lưỡi & Vị, ❺ Thân & Xúc, ❻ Ý & Pháp]

“Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với ⚀ các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?”

Này Sariputta, nếu Tỷ–kheo sau khi tư duy biết rằng: “Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với ⚀ các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.

Nhưng này Sariputta, nếu Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Trên con đường ta đã đi… ta đi khất thực trở về, đối với ⚀ các sắc do mắt nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sariputta, Tỷ–kheo cần phải suy tư như sau: “Trên con đường ta đã đi…, ta đi khất thực trở về, đối với ⚁ các tiếng do tai nhận thức,… đối với ⚂ các hương do mũi nhận thức,… đối với ⚃ cácvị do lưỡi nhận thức,… đối với ⚄ các xúc do thân nhận thức,… đối với ⚅ các pháp do ý nhận thức, có khởi lên dục, tham, sân, si hay hận tâm không?”

Này Sariputta, nếu Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Trên con đường ta đã đi…, ta đi khất thực trở về, đối với ⚁ các tiếng do tai nhận thức,… đối với ⚂ các hương do mũi nhận thức,… đối với ⚃ các vị do lưỡi nhận thức,… đối với ⚄ các xúc do thân nhận thức,… đối với ⚅ các pháp do ý nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si, hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.

Nhưng này Sariputta, nếu Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Trên con đường ta đã đi…, ta đi khất thực trở về, đối với ⚁ các tiếng do tai nhận thức,… đối với ⚂ các hương do mũi nhận thức,… đối với ⚃ các vị do lưỡi nhận thức,… đối với ⚄ các xúc do thân nhận thức,… đối với ⚅ các pháp do ý nhận thức, không có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

[NĂM DỤC TRƯỞNG DƯỠNG

❶ Sắc, ❷ thanh, ❸ hương, ❹ vị, ❺ xúc khả hỷ, khả lạc, khả ái]

Lại nữa, này Sariputta, Tỷ–kheo cần phải suy tư như sau:

“Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng chưa?”…

[NĂM TRIỀN CÁI

❶ Tham, ❷ Sân, ❸ Hôn Trầm – Thụy Miên, ❹ Trạo Cử – Hối Tiếc, ❺ Hoài nghi]

… “Ta đã đoạn tận năm triền cái chưa?”…

[NĂM THỦ UẨN

❶ Sắc, ❷ Thọ, ❸ Tưởng, ❹ Hành, ❺ Thức]

… “Ta có liễu tri năm thủ uẩn chưa?”…

[BỐN NIỆM XỨ

❶ Thân, ❷ Thọ, ❸ Tâm, ❹ Pháp]

… “Ta đã tu tập bốn niệm xứ chưa?”…

[TỨ CHÁNH CẦN

❶ Ngăn bất thiện pháp phát sinh, ❷ Diệt các bật thiện pháp đang có, ❸ Phát khởi thiện pháp chưa sinh, ❹ Vun bồi thiện pháp đang có]

… “Ta đã tu tập bốn chánh cần chưa? “…

[TỨ NHƯ Ý Túc

❶ Khát vọng, ❷ Tinh cần, ❸ Tâm, ❹ Trí]

… “Ta đã tu tập bốn như ý túc chưa?”…

[NGŨ CĂN

❶ Tín, ❷ Tấn, ❸ Niệm, ❹ Định, ❺ Tuệ]

… “Ta đã tu tập năm căn chưa?”…

[NGŨ LỰC

❶ Tín, ❷ Tấn, ❸ Niệm, ❹ Định, ❺ Tuệ]

… “Ta đã tu tập năm lực chưa?”…

[THẤT GIÁC CHI

❶ Niệm (Sati),❷ Trạch Pháp (Dhammavicaya),❸ Tinh Tấn (Viriya), ❹ Hỷ (Piti), ❺ Khinh An (Passadhi), ❻ Ðịnh (Samadhi), ❼ Xả (Upekkha)]

… “Ta đã tu tập bảy giác chi chưa?”…

[BÁT THÁNH ĐẠO

❶ Chánh kiến ❷ Chánh tư duy, ❸ Chánh ngữ, ❹ Chánh nghiệp, ❺ Chánh mạng, ❻ Chánh tinh tấn, ❼ Chánh niệm, Chánh định]

… “Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành chưa?”…

[SAMATHA & VIPASSANA

❶ Thiền Chỉ, ❷ Thiền Quán]

… “Ta đã tu tập Chỉ và Quán chưa? “…

[MINH & GIẢI THOÁT]

Lại nữa, này Sariputta, Tỷ–kheo cần phải suy tư như sau: “Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát chưa? “

Nếu Tỷ–kheo, này Sariputta, trong khi suy tư được biết như sau: “Ta chưa chứng ngộ minh và giải thoát”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập minh và giải thoát.

Nhưng nếu, này Sariputta, Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát “, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

[QUÁ KHỨ]

Này Sariputta, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào trong thời quá khứ đã làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh bằng cách suy tư, suy tư như vậy.

[TƯƠNG LAI]

Này Sariputta, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào trong thời gian tương lai sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, suy tư như vậy.

[HIỆN TẠI]

Và này Sariputta, những Sa–môn, Bà–la–môn nào trong thời hiện tại, làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, suy tư như vậy.

Vậy này Sariputta, các Ông cần phải học tập như sau: “Sau khi suy tư, suy tư, chúng ta sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh”. Này Sariputta, các Ông phải tu tập như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sariputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya, 151. Kinh Khất thực thanh tịnh, (Pindapàtapàrisuddhi sutta)

– Tất cả các bài viết và hình ảnh trên FB Sumaṅgalā Bhikkhu Viên Phúc có thể chia sẻ và sử dụng không cần xin phép. Nguyện cho Chánh pháp được lan tỏa rộng khắp mang lại lợi lạc cho chúng sinh sớm giác ngộ giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau phiền não đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự.

  1. Miếng Ăn Của Tu Sĩ Xuất Gia Không Có Dễ Chút Nào, WebFB
  2. Mỗi Một Hạt Cơm Bởi Trăm Công Sức, WebFB
  3. Video Khóa Tu Văn Hóa Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada Nhân Dịp Lễ Hội Nước Tại Thiền Viện Tharmanaykyaw Monastery 2013, Youtube

❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈❈

MAJJHIMA NIKĀYA III

5. 9. Piṇḍapātapārisuddhasuttaṃ

(151) The Purity of Alms Food

http://awake.kiev.ua/dhamma/tipitaka/2Sutta–Pitaka/2Majjhima–Nikaya/Majjhima3/151–pindapataparisuddhi–e.html

– `Sāriputta, your mental faculties are bright, skin colour is pure, in which abiding, do you spend your time mostly?”

“Venerable sir, I spend my time mostly in voidance.”

“It’s good Sāriputta, you abide mostly in the abiding of Great Beings.

Sāriputta, a bhikkhu who desires to abide in voidance most of the time should reflect.

When going for alms along a certain path, or in a certain region, or returning along a certain path, does interest, or greed, or anger, or delusion, or aversion, arise in my mind on account of forms cognizable by eye consciousness?

When reflecting if the bhikkhu knows, when going for alms along a certain path, or in a certain region, or returning along a certain path, interest, or greed, or anger, or delusion, or aversion, arises in my mind on ⚀ account of forms cognizable by eye consciousness. Then he should arouse effort to dispel those evil thoughts.

When reflecting if the bhikkhu knows, when going for alms along a certain path, or in a certain region, or returning along a certain path, interest, or greed, or anger, or delusion, or aversion, does not arise in my mind on ⚀ account of forms cognizable by eye consciousness. Then he should abide joyful and happy training in those thoughts day and night.

Again Sāriputta, when reflecting if the bhikkhu knows, when going for alms along a certain path, or in a certain region, or returning along a certain path, interest, or greed, or anger, or delusion, or aversion, does not arise in my mind on ⚁ account of sounds cognizable by ear–consciousness,… re… ⚂ on account of scents cognizable by nose–consciousness,… re… ⚃ on account of tastes cognizable by tongue–consciousness,… re… ⚄ on account of touches cognizable by body consciousness,… re… ⚅ on account of thoughts cognizable by mind–consciousness. He should abide joyful and happy training in those thoughts day and night.

When reflecting if the bhikkhu knows, when going for alms along a certain path, or in a certain region, or returning along a certain path, interest, or greed, or anger, or delusion, or aversion, does not arise in my mind on ⚅ account of thoughts cognizable by mind–consciousness. He should abide joyful and happy training in those thoughts day and night.

Again Sāriputta the bhikkhu should reflect are my five strands of sensuality dispelled? …

… the five hindrances dispelled in me? …

… the five holding masses accurately understood by me? …

… the four establishments of mindfulness developed in me? …

… the four right efforts developed in me? …

… the four supernormal powers developed in me? …

… the five mental faculties developed in me? …

… the five powers developed in me? …

… the seven enlightenment factors developed in me?…

… the noble Eightfold path developed in me? …

… my calm and insight developed?…

… science and release realized by me?

Sāriputta, whoever recluse or brahmin purified alms food in the past, did so reflecting in this manner.

Whoever recluse or brahmin would purify alms food in the future, will do so reflecting in this manner.

Whoever recluse or brahmin purifies alms food at present, do so reflecting in this manner.

Sāriputta, you should train in this manner.

The Blessed One said thus and venerable Sāriputta delighted in the words of the Blessed One.

“””””””””””””””””””””””””””””

Thank you Lan Hương for photo and video “Alms round 26/12/2017, Tharmanaykyaw Mahagandayon Monastery Yangon Myanmar”

Bài viết liên quan

  1. Miếng Ăn Của Tu Sĩ Xuất Gia Không Có Dễ Chút Nào, WebFB
  2. Mỗi Một Hạt Cơm Bởi Trăm Công Sức, WebFB
  3. Video Khóa Tu Văn Hóa Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada Nhân Dịp Lễ Hội Nước Tại Thiền Viện Tharmanaykyaw Monastery 2013, Youtube

 

Bài Viết Liên Quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Tôi Nguyện, Web, FB
  • Tại Sao Myanmar, Web, FB
  • Mục Đích Sử Dụng Facebook Là Gì?, Web, FB
  • Sàng Lọc Thông Tin Như Thế Nào?, Web, FB
  • Thế Nào Là Tu Đúng Đạo Phật, Web, FB
  • Điều Kiện Tham Dự Các Khóa Thiền Minh Sát Vipassana (Tứ Niệm Xứ) Theo Phương Pháp Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw Tại Thiền Viện Ta-Ma-Nê-Chô, Yangon, Miến Điện, Web, FB
  • Cái Gì? What? Như Thế Nào? How? Để Làm Gì? For What? – Ba Câu Hỏi Cốt Lõi Trong Minh Sát Tu Tập – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Các Danh Mục Bài Viết Theo Chủ Đề – Photo Albums Trên Fb Sumangala Bhikkhu Viên Phúc (P1/3), Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P2/3) Facebook Links List A Tam Bảo, Nghiệp…, Web, FB
  • Lưu Lại Để Dễ Tìm Kiếm Các Bài Viết Quan Trọng: (P3/3) Facebook Links List B Tu Tập Định, Tuệ, Tứ Thánh Đế…, Web, FB

Audio – Video Bài Giảng – Tỳ Khưu Viên Phúc Sumangala – Thiền Viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar.

  • Youtube, Youtube
  • Archive, Archive
  • Yếu Pháp Tu Tập Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thiền Minh Sát Vipassana Lý Thuyết Và Thực Hành, Youtube
  • Ehipassiko – Đến Để Thấy: Phóng Sự Về Khóa Tu Thiền Minh Sát Vipassana Tại Chùa Nam Tông SG, Youtube
  • Xin Hãy Đừng Phí Phạm Dù Chỉ Mỗi Một Giây – Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc, Youtube
  • Giới Và Luật Trong Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada, Youtube
  • Thọ Trì Tam Quy và Ngũ Giới, Web, FB
  • 9 Ân Đức Phật, 6 Ân Đức Pháp, 9 Ân Đức Tăng, Web, FB
  • Sám Hối – Tha Thứ – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 8 tháng 1, 2018