Vô Phương Cứu Chữa Chăng

Vừa mới đăng bài viết (Niệm Chết Như Thế Nàofacebook) ghi lại hướng dẫn cách thức tu tập niệm về sự chết để vượt qua mọi sự ưa, ghét; để vượt qua sợ hãi, khiếp đảm, kinh sợ, bối rối về cái chết sẽ phải đến với mỗi người; để không tham luyến bất cứ loại hiện hữu nào; để có thể đón nhận cái chết một cách tỉnh giác, không vọng tưởng, vô úy, hướng tới một cõi tái sinh thiện thú an lành trong cõi trời cõi người thuận duyên cho sự tu tập giác ngộ giải thoát … thì ngay lập tức nhận được yêu cầu “mong Thầy giải giúp con, để con có thể tự tại hơn và không bị những trở ngại trên ràng buộc nữa ạ.”

Đã ghi lại đơn thuốc, nhưng không chịu uống thuốc theo đơn để “tự giải cứu” bản thân, lại muốn người khác “giải giúp”, “cứu giúp “, “khỏe mạnh thay cho mình”?

Bệnh nhân loại này bệnh quá nặng?

Loại bệnh nhân bệnh nặng thứ hai là chỉ hỏi han, chất vấn về đơn thuốc, họ có hiểu biết thông thuộc về đơn thuốc nhưng cũng không uống thuốc chữa bệnh cho chính mình.

Vô phương cứu chữa chăng?

[Bạch Thầy,

Hôm nay con có đọc bài về niệm sự chết của Thầy đăng. Con có hai điều bâng khuâng mong Thầy giải cho con.

1. Khi niệm sự chết con lo sợ khoảnh khắc của những việc có thể làm con chết, như tai nạn đáng sợ. Trong sâu con vẫn muốn được chết một cách yên bình như đang ngủ mà chết.

2. Con luôn sợ người thân con sẽ chết, cảm xúc khi chia lìa người thân mãi mãi rất đau đớn và dằn vặt. Con bị ám ảnh về việc người thân con sẽ chết trước con.

Con mong Thầy giải giúp con, để con có thể tự tại hơn và không bị những trở ngại trên ràng buộc nữa ạ.

Con cám ơn Thầy. ]

Bần cùng bất đắc dĩ đành ghi thêm ra đây “Chỉ dẫn sử dụng Đơn thuốc Niệm Chết” vậy. 😊

*********************

⑴ Hãy in ra bài “Niệm Chết như thế nào?”

⑵ Hàng ngày, tìm chỗ yên tĩnh một mình, đọc kỹ không bỏ sót từ nào trong bài vào buổi trưa sau khi ăn trưa xong.

Cần cố định thời gian, địa điểm để tránh quên lãng. Nếu vào buổi sáng thì dễ bị cập rập vì chuẩn bị đi học, đi làm; buổi tối thì có thể có người chưa quen dễ tưởng tượng sợ hãi trước khi ngủ; hơn nữa vào buổi tối nếu quên thì không có cơ hội bù thay vào lúc khác.

⑶ Đọc như vậy liên tục 30 ngày không bỏ ngày nào, nếu quên đọc buổi trưa thì phải đọc bù vào chiều hoặc tối. Nếu thuộc lòng được thì càng tốt.

Nếu ngày nào bị quên hoặc không có thể đọc được thì Ngày hôm sau coi là Ngày đầu tiên để đọc lại từ đầu cho đủ 30 ngày.

⑷ Nếu chưa làm được những điều hướng dẫn ở trên thì phải làm lại từ điều ⑴, và chớ có hỏi thêm bất cứ câu hỏi gì nữa, chỉ phí phạm thời gian quí báu của bản thân và của mọi người xung quanh.

Nếu làm được theo hướng dẫn này thì sau 30 ngày tâm sẽ quen thuộc với sự quán niệm và sẽ quán niệm một cách tự động, sẽ có kết quả lớn, lợi ích lớn không thể nghĩ bàn – bất khả tư nghì.

Chúc thành công. Trong tâm từ,

TK Viên Phúc.

Bài viết liên quan

  • Danh Mục Các Bài Viết Quan Trọng, Web, FB
  • Có Cần Tu Tập Thiền Hay Không, Web, FB
  • Yếu Pháp Tu Tập Tuệ Giải Thoát Bài 2/6 – Tứ Niệm Xứ, Web, FB
  • Vipassnā-Jhāna: ‘Thiền Quán’/’Định Minh Sát’, Web, FB
  • “Jhana – Thiền” Có Đưa Đến Giác Ngộ Giải Thoát Hay Không?, Web, FB
  • Chỉ – Samatha, Quán – Vipassanā, Định – Samādhi, Tuệ – Paññā Khác Nhau Và Liên Hệ Với Nhau Như Thế Nào?, Web, FB
  • Có Sự Khác Nhau Rất Lớn Giữa Chỉ – Samatha Và Định – Samādhi Quán – Vipassanā Và Tuệ – Paññā, Web, FB
  • Lưu Ý Tập Trung Phát Triển Chánh Định Không Định, Vô Tướng Định, Vô Nguyện Định – Trong Thực Hành Thiền Minh Sát Vipassana., Web, FB
  • Khéo An Trú Trong Tứ Niệm Xứ Hoặc Tu Tập ‘Vô Tướng Định – Animitto Samādhi’ Để Đoạn Diệt Không Còn Dư Tàn Ba Bất Thiện Tư Duy: Dục Tư Duy, Sân Tư Duy, Hại Tư Duy., Web, FB
  • Ðịnh (Samādhi) Là Gì? Thế Nào Là Con Bò Núi Ngu Ngốc?, Web, FB
  • Tập Thể Dục Không Thể Đánh Bại Kẻ Thù, Web, FB
  • Không Chánh Định Không Thể Có Bát Thánh Đạo. Không Bát Thánh Đạo Không Thể Có Bậc Thánh Giác Ngộ Giải Thoát., Web, FB
  • Chỉ Bằng Chánh Niệm Thì Không Thể Biết Và Thấy Các Pháp Như Thật, Như Nó Đang Là, Vì Chánh Niệm Mới Chỉ Là Điều Kiện Cần, Không Phải Là Điều Kiện Đủ. Chánh Định Mới Là Điều Kiện Cần Và Đủ., Web, FB
  • Quán Thọ Như Thế Nào Để Đạt Tới Ái Tận Giải Thoát, Cứu Cánh Viên Mãn, Chứng Đạt Niết Bàn?, Web, FB
  • Yếu Tố Giác Ngộ Thứ Ba: Tinh Tấn (Phần 2: 11 Cách Ðể Phát Sanh Tinh Tấn), Web, FB
  • Khi Thiền, Nếu Chúng Ta Cứ Duy Trì Việc Quan Sát Cái Đau, Sự Nóng Bức Hay Tê Cứng Mà Không Chịu Thay Đổi Oai Nghi Liền, Thì Thực Sự Đó Có Phải Là Tự Ép Xác Hay Khổ Hạnh (Atta-Kilamatha-Nuyoga) Không?, Web, FB
  • Kiên Nhẫn Và Nghị Lực Để Đương Đầu Với Đau Khổ, Đặc Biệt Là Cảm Giác Đau Nhức Trong Khi Hành Thiền, Web, FB
  • Thế Nào Là Tám Pháp Đối Trị Dã Dượi Buồn Ngủ (Hôn Trầm Thụy Miên) Trong Khi Hành Thiền?, Web, FB
  • (09) Đối Trị Đau Nhức Và Buồn Ngủ, Archive
  • Hiềm Hận Cần Được Trừ Khử Như Thế Nào?, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 1/2, Web, FB
  • Xóa Tan Sân Hận 2/2, Web, FB
  • Niệm Chết Như Thế Nào, Web, FB
  • Hàng Ngày Không Quên: Sám Hối – Rải Tâm Từ – Phát Nguyện – Hồi Hướng Công Đức, Web, FB
  • Vị Thầy Chân Chính: Một Trợ Duyên Tối Quan Trọng Không Thể Thiếu, Web, FB
  • Tìm Gặp Thiện Tri Thức, Web, FB
  • Tôn Giả Nhất Cú Và Tôn Giả Cùla-Panthaka, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 28 Tháng 9, 2018