Thuận theo tự nhiên nào
THUẬN THEO TỰ NHIÊN NÀO❓
❔❔❔❔❔❔❔❔❔❔❔❔
– TT: Kính hỏi: Tám đặc tính này có thể gọi là thuận theo tự nhiên không? Kính.
[Chú Thích: Tám đặc tính nhận biết Pháp và Luật thật sự do Đức Phật Gotama truyền dạy: 1. Ly tham (Virāga), 2. Ly hệ phược (Visaṃyoga), 3. Bất tích tập (Apacaya), 4. Thiểu dục (Appicchatā), 5. Tri túc (Santuṭṭhī), 6. Viễn ly (Paviveka), 7. Tinh cần (Viriyārambha), 8. Dễ nuôi (Subhāratā). Xem bài viết liên quan tại đây: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10213529894427121&id=1394710113]
>>> Sumangala Bhikkhu Viên Phúc: Trước hết cần làm rõ “Tự nhiên” là “Tự nhiên” nào? Tự nhiên có pháp trắng có pháp đen, có pháp thiện có pháp ác – vậy thuận theo tự nhiên nào?
Nhân, Quả của các pháp tự nhiên đó ra sao?
Để tránh mắc hiểu lầm, sai lạc, nông cạn vào câu cửa miệng của một số vị rao rảng là tu tập chẳng cần nỗ lực tinh tấn chi hết (bởi vô trí nên cho rằng nỗ lực tinh tấn là tham), chỉ cần “sống thuận duyên tự nhiên, thuận Pháp để Pháp tự vận hành”, chúng ta cần phân biệt rõ ràng:
① “thuận theo tự nhiên theo cách hiểu đảo điên của chúng sinh đang sống trong mê mờ của vô minh và tham ái cho Khổ là Vui, cho Vô thường là Thường hằng, cho Vô ngã là có ngã”?; hay
② “thuận theo tự nhiên theo cách hiểu của Giáo pháp được Đức Phật chánh đẳng giác chỉ bày và đã được thực chứng bởi bản thân Đức Phật, bởi các bậc thánh Độc Giác, bởi bậc thánh Thanh văn hữu học cùng vô học”?
Theo Giáo pháp của Đức Phật Gotama, bậc toàn trí Chánh Đẳng Giác, “tự nhiên” – tức thực tại tuyệt đối – được hiểu là bao gồm các pháp vô vi (Niết Bàn) và các pháp hữu vi (tâm, tâm sở – tức tinh thần, và sắc pháp – tức vật chất).
Các Pháp hữu vi (tùy thuộc điều kiện lẫn nhau) này tạo nên thế gian này bao gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới với các loại chúng sinh trong đó.
Các Pháp hữu vi, bao gồm các pháp thiện (pháp trắng), các pháp bất thiện (pháp đen), và các pháp bất định này, tức mọi hiện tượng trong thế gian và các chúng sinh đều sinh diệt theo nhân duyên, vận hành theo qui luật, trong đó có qui luật Nhân quả, Qui luật Nghiệp và Quả của Nghiệp…
Các Pháp và Luật do Đức Phật chỉ bày phù hợp với chân lý, phù hợp với qui luật tự nhiên về Nhân và Quả, về Nghiệp và Quả của Nghiệp, và các pháp này – tức các Nhân (thiểu dục, tri túc, ly tham, ly trói buộc, viễn ly, tinh cần …) này sẽ cho Quả là sự giác ngộ về Tứ Thánh Đế, tức là sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau phiền não, đạt được hạnh phúc thật sự tự do thật sự Niết Bàn.
Các Pháp và Luật do Đức Phật chỉ bày trái ngược hoàn toàn với các pháp đen – tức vô minh: tham đắm màu sắc, mùi, vị, âm thanh, xúc chạm chỉ để thỏa mãn các khoái lạc trong thoáng chớp trên các giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Các Pháp và Luật do Đức Phật chỉ bày trái ngược hoàn toàn với các pháp đen – tức dễ duôi, lười biếng, tham ái, sân hận, si mê… dẫn đến Quả là mọi loại khổ đau, phiền não trong tái sinh luân hồi, đời đời kiếp kiếp của vô lượng không kể siết các chúng sinh không có cơ hội được gặp Phật, không có cơ hội gặp Phật Pháp khi còn tỏa sáng trên đời, không có cơ hội tu tập và thành tựu Phật Pháp.
Vậy hãy thấu suốt Lý Nhân Quả, Nghiệp và Quả của Nghiệp để có thể đi ngược dòng sống tránh xa các pháp đen, có thể sống thuận theo pháp trắng tự nhiên, thuận theo Tứ diệu đế, hướng tới Quả báo tốt lành, an vui, hạnh phúc ngay trong kiếp sống này và các kiếp mai sau, đồng thời gieo nhân duyên tiến đến hạnh phúc tối thượng Niết Bàn trong ngày vị lai.
Xin hãy đừng phí phạm, dù chỉ mỗi một giây khi còn đang được làm người, khi Phật Pháp hãy còn tỏa sáng trên thế gian!
Trong tâm từ,
Tỳ Khưu Viên Phúc.
––––––––––––––––––––––––––––––
ĐỨC PHẬT DẠY VỀ HÀNH ĐỘNG
VÀ KHÔNG HÀNH ĐỘNG? HAY “MẶC KỆ NÓ ” – ĐỂ TỰ NHIÊN CHO CÁC PHÁP TỰ VẬN HÀNH?
… Này Bà–la–môn,
⚀ Ta thuyết về hành động và
⚁ Ta thuyết về không hành động.
– Như thế nào, Tôn giả Gotama thuyết về hành động và thuyết về không hành động?
– ⚀ Ta thuyết không hành động, này Bà–la–môn, đối với thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác. Ta thuyết không hành động đối với nhiều loại pháp ác, bất thiện.
⚁ Ta thuyết hành động, này Bà–la–môn, đối với thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Ta thuyết hành động đối với nhiều loại pháp thiện.
Như vậy, này Bà–la–môn, ta thuyết về hành động và thuyết về không hành động.
– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!
Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.
Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ–kheo Tăng!
Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
“”””””””””””””””””””””””””””””””””””””””
– Nguồn trích dẫn: Tăng Chi Bộ – Anguttara Nikaya – Chương II – Hai Pháp
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB