Mahasi Sayadaw – Chánh niệm và Tuệ giác
Mahasi Sayadaw – Chánh niệm và Tuệ giác
–––––––––––––––––––––––––
CHÚ Ý❗
Quan trọng là tu với ai, và phương pháp tu tập phải thuần khiết. Pha trộn lẫn lộn các phương pháp khac nhau từ các vị Thầy khác nhau, cho dù có danh tiếng đến đâu chăng nữa, sẽ không giúp hành giả tiến bộ trong pháp hành, khó có thể thành tựu Đạo Quả.
Rất nhiều người không hề biết, còn một số người chỉ biết một cách phiến diện và sai lầm rằng phương pháp thực hành thiền minh sát Vipassana do Thiền sư Mahasi truyền dạy là thiền “Quán Thân”, còn được gọi là thiền “Phồng xẹp”.
Ngài Mahasi Sayadaw đã từng nhiều lần nói trong các bài pháp thoại giảng dạy cho thiền sinh về thiền minh sát Vipassana: Đức Phật dạy Tứ niệm xứ là Thân Thọ Tâm Pháp. Đức Phật không dạy một niệm xứ, hai niệm xứ, hay ba niệm xứ. Một niệm xứ, hai niệm xứ, ba niệm xứ đều không đầy đủ và lệch lạc.
Phương pháp thiền minh sát Vipassana do ngài Mahasi Sayadaw truyền dạy không phải là thiền “Quán Thân”⇛⇛⇛ Phương pháp thiền minh sát Vipassana do ngài Mahasi Sayadaw truyền dạy hoàn toàn dựa trên những lời Phật dạy, có đầy đủ quán niệm bốn xứ Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Để vun bồi tín tâm đối với Pháp học và Pháp hành, một trong những điều kiện tiên quyết để có thể thành tựu con đường giác ngộ giải thoát thì nên tìm hiểu kỹ về tiểu sử và những cuốn sách giảng giải của Ngài Đại Trưởng Lão Thiền Sư Mahasi, một trong những vị Thiền sư lỗi lạc nhất của Myanmar trong thời cận đại, được tôn vinh và kính trọng bởi các vị Trưởng Lão Thánh tăng Myanmar khác, những vị đã suốt đời theo đuổi pháp học, thành tựu pháp hành: các vị Thánh tăng đó đã nhất trí bầu chọn Ngài Mahasi – vị Đại trưởng lão Thiền sư thánh tăng không chỉ thông suốt Tam tạng Pali, mà còn thấu suốt các bộ chú giải và phụ chú giải, vào một trong hai vị trí quan trọng nhất tại Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo Nguyên thủy Theravada lần thứ 6 tại Myanmar 1956 – đó là vị trí Người thay mặt toàn thể Đại hội nêu ra những câu hỏi cần giải đáp.
Nguyện cho oai đức Tam Bảo hộ trì cho quí vị luôn có được trí tuệ, tinh tấn, kham nhẫn, từ, bi, hỷ, xả trên con đường dẫn đến giác ngộ giải thoát hoàn toàn và vĩnh viễn mọi khổ đau, phiền não, đoạn tận tham sân si không còn dư sót, chấm dứt sinh tử luân hồi trong tam giới, đạt được hạnh phúc thật, sự tự do thật sự – Niết bàn.
Trong tâm từ,
Sumangala Bhikkhu Viên Phúc
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB