Netaṁ mama – Cái này không phải của tôi

NETAṀ MAMA – CÁI NÀY KHÔNG PHẢI CỦA TÔI❗NESOHAMASMI – CÁI NÀY KHÔNG PHẢI LÀ TÔI❗NA MESO ATTĀ – CÁI NÀY KHÔNG PHẢI TỰ NGÃ CỦA TÔI❗

––––––––––––––––––––––––––––––

Một thời Thế Tôn ở Bārānasī (Ba–la–nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ–kheo: “Này các Tỷ–kheo”. “Thưa vâng bạch Thế Tôn”. Các Tỷ–kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

❶ —Sắc, này các Tỷ–kheo, là vô ngã. Này các Tỷ–kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: “Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: “Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!”

❷ Thọ, này các Tỷ–kheo, là vô ngã. Này các Tỷ–kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: “Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!”

❸ Tưởng là vô ngã …

❹ Các hành là vô ngã, này các Tỷ–kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: “Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!”

❺ Thức là vô ngã, này các Tỷ–kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!”

Và này các Tỷ–kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: “Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!”

🍀 Này các Tỷ–kheo, các Ông nghĩ thế nào?

❶ Sắc là thường hay vô thường?

—Là vô thường, bạch Thế Tôn!

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: ” Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

❷ —Thọ … ❸ Tưởng … ❹ Các hành …

❺ Thức là thường hay vô thường?

—Là vô thường, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

—Là khổ, bạch Thế Tôn.

—Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: “Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Do vậy, này các Tỷ–kheo,

❶ phàm sắc gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ thuộc nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

❷ Phàm thọ gì …

❸ Phàm tưởng gì …

❹ Phàm các hành gì …

❺ Phàm thức gì ① quá khứ, ② vị lai, ③ hiện tại, ④ thuộc nội hay ⑤ ngoại, ⑥ thô hay ⑦ tế, ⑧ liệt hay ⑨ thắng, ⑩ xa hay ⑪ gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”.

🔹 Thấy vậy, này các Tỷ–kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử

❶ yếm ly đối với sắc,

❷ yếm ly đối với thọ,

❸ yếm ly đối với tưởng,

❹ yếm y đối với các hành,

❺ yếm ly đối với thức.

🔹 Do yếm ly, vị ấy ly tham.

🔹 Do ly tham, vị ấy giải thoát.

🔹 Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”.

🔹 Vị ấy biết rõ: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”.

Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ–kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ–kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ [trở thành năm vị Alahán].

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: SN 22.59 Anattalakkhaṇasutta—Thích Minh Châu – Chương 22: Tương Ưng Uẩn – I: Phẩm Tham Luyến – 22.59. Năm Vị (Vô ngã tưởng)

https://suttacentral.net/sn22.59/vi/minh_chau

––––––––––––––––––––––––––––––

NA TUMHĀKA – KHÔNG PHẢI CỦA CÁC ÔNG

––––––––––––––––––––––––––––––

—Cái gì không phải của các Ông, này các Tỷ–kheo, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc an lạc cho các Ông.

Và này các Tỷ–kheo, cái gì không phải của các Ông?

❶ Mắt, này các Tỷ–kheo, không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Các sắc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Nhãn thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Nhãn xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

❷ Tai … ❸ Mũi … ❹ Lưỡi … ❺ Thân …

❻ Ý không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Các pháp không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Ý thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Ý xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🍀 Ví như, này các Tỷ–kheo, trong rừng Thắng Lâm này có người mang đi, hay mang đốt, hay làm theo những gì người ấy muốn, tất cả cỏ, củi, nhánh cây hay lá, thời các Ông có nghĩ như sau: “Người ấy mang chúng tôi đi, hay đốt chúng tôi, hay làm gì chúng tôi theo ý người ấy muốn”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Vì sao? Vì chúng không phải tự ngã hay không thuộc về tự ngã.

Cũng vậy, này các Tỷ–kheo,

❶ mắt không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Các sắc không phải của các Ông …

🔹 Nhãn thức không phải của các Ông …

🔹 Nhãn xúc không phải của các Ông …

🔹 Do duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

❷ Tai … ❸ Mũi … ❹ Lưỡi … ❺ Thân …

❻ Ý không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Các pháp không phải của các Ông. Hãy từ bỏ chúng. Từ bỏ chúng, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Ý thức không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹Ý xúc không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

🔹 Phàm duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; cảm thọ ấy không phải của các Ông. Hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: SN 35.101 Paṭhamanatumhākasutta—Thích Minh Châu – Chương 35: Tương Ưng Sáu Xứ – V: Phẩm Từ Bỏ – 35.101. Không Phải Của Các Ông

https://suttacentral.net/sn35.101/vi/minh_chau

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 24/11/2023