Chúc phúc cầu an
BLESSING CHANTING
CHÚC PHÚC CẦU AN
(Pali – Việt)
––––––––––––––––––––––––––––––
🔷 AUDIO MP3:
https://archive.org/…/Paritta+Ch%C3%BAc+Ph%C3%BAc…
–––––––––––––––––––––––––
🔷 TEXT:
1. Samantā cakkavāḷesu, Atrāgacchantu devatā // Saddhammaṁ Munirājassa, Suṇantu sagga–mokkha–daṁ //
Xin thỉnh chư thiên trong ta bà thế giới xung quanh, hãy tụ hội đến đây. Xin các Ngài hãy lắng nghe Chánh Pháp của Bậc Mâu Ni Vương, (là Chánh Pháp) đưa đến cõi trời và giải thoát.
2. Dhammassavana–kālo ayaṁ bhaddantā ! // (3x)
Xin các vị hiền giả ! Đây là thời khắc để lắng nghe Giáo Pháp.
3. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa // (3x)
Kính lễ đến Ngài là đức Thế Tôn, bậc Ứng Cúng Alahán, đấng Chánh Đẳng Chánh Giác.
❸ METTA SUTTA
46. Yassā’nubhāvato yakkhā, ne’va dassenti bhīsanaṃ; / yamhi cevā’nuyuñjanto, rattin–diva–m–atandito. /
47. Sukhaṃ supati sutto ca, pāpaṃ kiñci na passati; / Evam–ādi–guṇū’petaṃ, parittaṃ taṃ bhaṇāma he. /
46–47. Do nhờ oai lực của Kinh này, (mà) những hạng Dạ Xoa không dám hiện hình đáng sợ. Thật vậy, đối với người nào nỗ lực liên tục, không biếng nhác (tụng đọc và thực hành) ngày và đêm.
Người này ngủ một cách an lạc, và người này không thấy ác mộng. Xin các bậc hiền trí! Chúng tôi hãy tụng kinh Paritta này có những ân đức như vầy.
48. Karaṇīya–m–attha–kusalena, yanta santaṃ padaṃ abhisamecca; / sakko ujū ca suhujū ca, suvaco cassa mudu a–n–atimānī. /
48. Sau khi đã thấu hiểu căn bản của sự vắng lặng (Niết Bàn), bằng sự thiện xảo về lợi ích cần được làm. Là người có khả năng chất phát và khéo chánh trực, dễ dạy, nhu thuận, và không kiêu mạng.
49. Santussako ca su–bharo ca, appa–kicco ca sallahuka–vutti; / santi’ndriyo ca nipako ca, a–ppagabbho kulesu a–n–anugiddho. /
49. Là người có sự tri túc, thanh đạm, không có rộn ràng, có ít việc, là người có căn thanh tịnh, tinh tế, không có sự kiêu căng, và không có sự quyến luyến gia đình (Phật tử).
50. Na ca khudda–m–ācare kiñci, yena viññū pare upavadeyyuṃ; / sukhino–va khemino hontu, sabba–sattā bhavantu sukhi–t–attā. /
50. Vị ấy không làm những việc (ác) gì dù nhỏ mà những bậc trí có thể khiển trách. Mong cho chúng sanh được sự an vui và an toàn. Mong tất cả chúng sanh được hạnh phúc.
51. Ye keci pāṇa–bhūta’tthi, tasā vā thāvarā va–n–avasesā; / dīghā vā ye–va mahantā, majjhimā rassakā aṇuka–thūlā./
52. Diṭṭhā vā ye–va a–diṭṭhā, ye va dūre vasanti a–vidūre; / bhūtā va sambhave’sī va, sabba–sattā bhavantu sukhitattā. /
51–52. Bất cứ chúng sanh nào yếu hay mạnh, hay không ngoại trừ ai, dài hoặc ngắn hay trung bình, lớn hay nhỏ, ốm hay mập.
Chúng sanh nào có thể thấy hoặc không thấy, những chúng sanh nào ở xa hay gần, đã sanh hoặc chưa sanh (trong thai bào); mong cho tất cả chúng sanh được hạnh phúc.
53. Na paro paraṃ nikubbetha, nā’timaññetha katthaci na kañci; / byārosanā paṭigha–saññā, nā’ññamaññassa dukkha–m–iccheyya. /
53. Đừng lừa đảo người khác, hay xem thường bất cứ người nào trong nơi đâu. Chớ nên mong muốn làm khổ người này hay người khác (lẫn nhau) với tưởng sân hận thù hằn.
54. Mātā yathā niyaṃ putta–m–āyusā eka–putta–m–anurakkhe; / evampi sabba–bhūtesu, mānasaṃ bhāvaye a–parimāṇaṃ. /
54. Ví như người mẹ bảo vệ đứa con một của mình (cho dù phải nguy hiểm đến tánh mạng). Cũng vậy, hãy nên phát triển tâm tư vô lượng đến tất cả chúng sanh.
55. Mettañ–ca sabba–lokasmi, mānasaṃ bhāvaye a–parimāṇaṃ; / uddhaṃ adho ca tiriyañca, a–sambādhaṃ a–vera–m–a–sapattaṃ. /
55. Hãy nên phát triển tâm từ vô lượng đến tất cả thế gian, bên dưới và bên trên, bên này sang bên kia (theo chiều ngang), không bị ngăn che. Thân thiện, không có thù oán.
56. Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno va, sayāno yāvata’ssa vita–middho. / Etaṃ satiṃ adhi–ṭṭheyya, brahma–m–etaṃ vihāra–midha–m–āhu. /
56. Khi đang đứng, đang đi, đang ngồi hay đang nằm, cùng với tâm tư không mê mờ. Người này nên phát triển niệm tâm từ ấy. Ở đây, chư Phật gọi là Phạm trú.
57. Diṭṭhiñ–ca an–upaggamma, sīlavā dassanena sampanno. / Kāmesu vineyya gedhaṃ, na hi jātu–ggabbha–seyya punare’ti. /
57. Là người không có chấp thủ tà kiến, có giới hạnh, đã được thành tựu tri kiến. Người nên dứt bỏ sự tham luyến trong các dục. Thật vậy, người này chắc chắn không còn tái sanh vào bào thai nữa.
––––––––––––––––––––––––––––––
• 9 Ân đức Phật
“Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisadammasāratthi, Satthādevamanussānaṃ, Buddho, Bhagavā”
‘ĐứcThế Tôn Ngài là bậc Arahán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn’.
• 6 Ân đức Pháp
“Svākkhāto Bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko, Akāliko, Ehipassiko, Opaneyyiko, Paccattaṃ veditabbo viññūhi”.
‘Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu.’
• 9 Ân đức Tăng
“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Ujuppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho.
Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭhapurisapuggalā
esa Bhagavato sāvakasaṃgho.
Āhuneyyo, Pāhuneyyo, Dakkhiṇeyyo, Añjalikaraṇīyo, Anuttaraṃ puññak–khettaṃ lokassa”.
‘Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh.
Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh.
Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh.
Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh.
Bốn đôi, tám chúng này là Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn
Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời.’
101. Evaṃ Buddhaṃ sarantānaṃ, dhammaṃ saṅghañ–ca bhikkhavo, / bhayaṃ vā chambhitattaṃ vā, loma–haṃso na hessati. /
101. Này các Tỳ khưu! Khi các ngươi niệm tưởng đến đức Phật, giáo Pháp và Tăng chúng như thế, thời sự sợ hãi, kinh khiếp hay lông tóc d
––––––––––––––––––––––––––––––
146. Yaṃ du–nnimittaṃ ava–maṅgalañ–ca, yo cā’manāpo sakuṇassa saddo, pāpa–ggaho dussupinaṃ a–kantaṃ, Buddhā’nubhāvena vinassam–entu.
146. Do nhờ oai lực của đức Phật, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh hãy đều tiêu tan.
147. Yaṃ du–nnimittaṃ ava–maṅgalañ–ca, yo cā’manāpo sakuṇassa saddo, pāpa–ggaho dussupinaṃ a–kantaṃ, Dhammā’nubhāvena vinassam–entu.
147. Do nhờ oai lực của giáo Pháp, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh hãy đều tiêu tan.
148. Yaṃ du–nnimittaṃ ava–maṅgalañ–ca, yo cā’manāpo sakuṇassa saddo, pāpa–ggaho dussupinaṃ a–kantaṃ, Saṅghā’nubhāvena vinassa–mentu.
148. Do nhờ oai lực của Tăng chúng, cầu mong cho những điềm xấu, điều bất hạnh, tiếng điểu thú nào không hài lòng, sự rủi ro, ác mộng và nghịch cảnh hãy đều tiêu tan.
156. Bhavatu sabba–maṅgalaṃ, rakkhantu sabba–devatā, sabba–Buddhā’nubhāvena, sadā sukhī bhavantu te.
156. Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả chư Phật, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
157. Bhavatu sabba–maṅgalaṃ, rakkhantu sabba–devatā, sabba–Dhammā’nubhāvena, sadā sukhī bhavantu te.
157. Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả các Pháp, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
158. Bhavatu sabba–maṅgalaṃ, rakkhantu sabba–devatā, sabba–Saṅghā’nubhāvena, sadā sukhī bhavantu te.
158. Mong cho tất cả hạnh phúc hãy có đến người; cầu mong chư thiên hộ trì cho người. Do nhờ oai lực của tất cả Tăng chúng, cầu mong cho người luôn luôn được sự an vui.
––––––––––––––––––––––––––––––
Sabbītiyo vivajjantu, soko rogo vinassatu; mā te bhavan–tvan–tarāyā, sukhī dīghā’yuko bhava.
Nguyện cho quý đạo hữu tránh khỏi tất cả những hoạn nạn.
Nguyện cho quý vị được dứt khỏi sầu muộn, bệnh tật.
Nguyện cho những sự nguy khốn không có khởi sanh đến tới quý vị.
Nguyện cho quý vị có được sự an vui, và được sống lâu.
Abhi–vādana–sīlissa, niccaṃ vuḍḍhā–pacāyino; cattāro dhammā vaḍḍhanti, āyu vaṇṇo sukhaṃ balaṃ.
Cả bốn pháp là sống lâu, sắc tốt, an vui và sức mạnh được tăng trưởng đối với quý đạo hữu thí chủ thường quen kính lễ cúng dường các bậc trưởng thượng đáng kính.
Idaṁ me puññaṁ āsava–kkhayā’va’haṁ hotu.
Nguyện cho phước thiện này của con sẽ là duyên lành đoạn tận mọi lậu hoặc phiền não.
Idaṁ me puññaṁ Nibbānassa paccayo hotu.
Nguyện cho phước thiện này của chúng con sẽ là duyên lành tới Niết bàn.
Imaṁ no puñña bhāgaṁ sabba–sattānaṁ dema.
Chúng tôi xin chia sẻ hồi hướng các phước thiện này tới tất cả mọi chúng sinh.
Sabbe sattā sukhitā hontu.
Nguyện cho tất cả mọi chúng sinh luôn được an vui hạnh phúc.
Sādhu! Sādhu! Sādhu!
ဤသို့ပြုရ ၊ မြတ်ပုညကြောင့် ၊
ချမ်းမြအေးကြည် ၊ ဘေးမဲ့မည်သည်၊
ရွှေပြည် ထုတ်ချောက် ၊ လမ်းမကောက်ဘဲ ၊ ရောက်ရပါလို၊
ထိုထိုဘ၀ ၊ ကျင်လည်ရလဲ၊
ဒုက္ခဘေးဒဏ် ၊ ရန်မာန်အပေါင်း ၊
မကောင်းဟူသမျှ ၊ မတွေ့ရဘဲ ၊
သဗ္ဗဣစ္ဆာ ၊ မင်္ဂလာကို ၊
ရွယ်ကာ တ–တိုင်း ရစေသော်။
ယနေ့ယခု ၊ ပြုပြုသမျှ ၊ မြတ်ဘာဂကို ၊
မိဘဆရာ ၊ မျိုးသဟာနှင့် ၊
ကိုယ်မှာ စောင့်ကြပ် ၊ ကိုယ်စောင့်နတ်က ၊
အရင်းစ၍ ၊ ရှိသမျှလုံးစုံ ၊
ဘုံသုံးဆယ့်တစ် ၊ ဖြစ်ဖြစ်သမျှ ၊
ဝေနေယျတို့ ၊ရကြပါစေ ၊
ပေးငှဝေသည် ၊ များထွေ သာဓု ခေါ်စေသော်။
■ အားလုံး ကြားကြသမျှ အမျှ အမျှ အမျှ ယူတော်မူကြပါကုန်လော့ ။
သာဓု ၊သာဓု ၊သာဓု ။
■ အားလုံး ကြားကြသမျှ အမျှ အမျှ အမျှ ယူတော်မူကြပါကုန်လော့ ။
သာဓု ၊သာဓု ၊သာဓု ။
■ အားလုံး ကြားကြသမျှ အမျှ အမျှ အမျှ ယူတော်မူကြပါကုန်လော့ ။
သာဓု ၊သာဓု ၊သာ
––––––––––––––––––––––––––––––
THAM KHẢO: from fb Erudite Egress
Sukumāra Magga Dīpanī
Cẩm Nang Cho Người Phật Tử Trẻ
Tác Giả: Ledi Sayādaw
[A Guide to Good Conduct for Youths]
(Trích dịch ‘thô’ một đoạn)
Những Điểm Cần Lưu Ý
Nhiệm vụ của người thầy bao gồm trong số những điều khác, có việc giảng dạy những phương pháp đúng đắn, hợp lý và phù hợp với lời dạy của Đức Phật để sống trường thọ, ngăn ngừa bệnh tật và khổ đau, thoát khỏi những kẻ thù và nguy hiểm, là để trẻ nhỏ học hỏi và làm theo suốt cuộc đời. Người dân Miến Điện có phong tục học thuộc lòng những bài kinh hộ trì (paritta) để xua đuổi những điều xấu xa và rủi ro, và việc này phù hợp với bổn phận ở trên.
Người thầy cần đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ này, vì hiện nay các loại dịch bệnh đang hoành hành. Việc ghi nhớ tất cả các bài kinh hộ trì có thể là một khó khăn (gánh nặng) đối với một số Phật tử, nhưng đối với một người tụng kinh hàng ngày để trau dồi thói quen thì chỉ cần thuộc làu một bài kinh, chẳng hạn như Kinh Ratana (Kinh Châu Báu/Kinh Tam Bảo), Kinh Metta (Kinh Từ Bi) hay Kinh Khandha là đủ. Chỉ bằng cách trì tụng thường xuyên thành thói quen tốt, năng lực và uy lực của những bài Kinh này mới có hiệu quả khi được niệm trong những lúc nguy hiểm. Nếu nguy cấp lớn, hãy niệm nhiều lần [7 lượt]. Có thể tụng Kinh bằng cách đọc trực tiếp từ bản giấy nếu chưa thể thuộc lòng. Khi đã thuộc lòng, có thể nhớ và tụng các từ một cách rõ ràng và chính xác hơn.
Ba thảm họa, nạn đói, phi nhân và dịch bệnh đã xảy ra ở thành phố Vesāli, nhưng đã được tiêu trừ khi Trưởng lão Ānanda tụng kinh Ratana suốt ba canh đêm. Bài Kinh này được Đức Phật thuyết giảng nhằm mục đích loại trừ những tai họa như vậy. Vì vậy, khi thảm họa xảy ra ở làng mạc và thị trấn, bài Kinh này nên được cả Tăng đoàn và cư sĩ tụng kinh như một giải pháp (kammavācā).
Khi các bài kinh hộ trì được một nhóm ở các thị trấn hoặc làng mạc tụng đọc, một người trong nhóm nên tụng bằng cách đọc to từ bản giấy và 20 đến 30 người khác nên đồng thanh đọc. Nhóm tụng kinh đi dọc theo các làn đường và đường phố từ khu vực này sang khu vực khác cho đến khi bao phủ hết mọi khu vực. Nên tiếp tục tụng kinh mỗi đêm cho đến khi biến cố qua đi.Trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình cũng nên tham gia trì tụng những bài kinh hộ trì sau lúc mặt trời lặn.
Kinh Āṭānāṭiya thuộc Trường Bộ Kinh (Dīghanikāya) được dạy để xua đuổi những nguy hiểm từ phi nhân. Kinh Mahāsamaya là một bài kinh khác để tránh nguy hiểm.
Khi dịch bệnh bùng phát ở Thaton (Miến Điện), Đại đức Soṇa và Uttara, đều là những vị A–la–hán, đã tụng Kinh Brahmajāla (Phạm Võng) và dịch bệnh đã được ngăn chặn. Điều này được ghi lại trong nhiều sách Phật giáo.
Uppātasanti Gāthā cũng dùng để diệt trừ bệnh dịch. Khi một trận dịch bệnh bùng phát ở Chengmai (Đông Dương), bài Gāthā này đã được tụng khắp nơi và dịch bệnh đã được kiểm soát.
Việc trì tụng bộ Paṭṭhāna bằng Pāḷi cũng có thể kiểm soát dịch bệnh. Khi tụng bộ này cho các thị trấn và làng mạc, mỗi đoạn phải đươc chia cho từng một nhóm nam và nữ. Số lượng trong mỗi nhóm không nên quá lớn vì khi có nhiều người trong nhóm thì việc đọc sẽ bị lộn xộn và không rõ ràng. Nếu trì tụng rõ ràng và trong sạch thì tốt hơn nhiều. Các nhóm 20, 25, 35 người bắt đầu đọc đồng loạt theo hiệu lệnh của tiếng súng, tiếng đại bác hoặc tiếng chiêng, tiếng trống. Việc đọc tụng cũng nên dừng lại cùng lúc ở tín hiệu nhất định. Tiếp tục trì tụng như vậy cho đến khi dịch bệnh qua đi.
Những lối đi và làn đường mà người tụng đọc đi qua phải được quét dọn kỹ lưỡng trước đó. Những chậu chứa đầy nước nên được giữ ở các điểm nối. Toàn bộ thị trấn hoặc làng mạc phải được chiếu sáng bằng đèn ngay khi trời tối. Hãy làm theo hướng dẫn được nêu trong ‘cách trục xuất chính thức’ của tôi [Ledi Sayadaw] (pabbājaniya–kammavācā).
Có nhiều bài kinh chính và phụ của Đức Phật cũng như những bài kệ ngắn và dài trong Tam Tạng để xua đuổi hoặc xua tan tai họa. Hầu hết mọi người không thể ghi nhớ thuộc lòng. Vì theo truyền thống là tụng từ trí nhớ, nên không thể sử dụng khi cấp thiết. Tuy nhiên, hầu hết nam và nữ cư sĩ đều có thể phát âm các từ Pāḷi và tụng kinh Pāḷi thông qua các văn bản. Cách này tốt hơn so với việc tụng từ trí nhớ vì văn bản có thể được diễn đạt rõ ràng và chính xác hơn.
Ở những đất nước Phật giáo, những bài kinh và bài kệ nói trên được trích từ Tam Tạng và in thành sách [Kinh Nhật Tụng] nên được lưu giữ trong mỗi gia đình nhằm xua đuổi những tai họa và bất hạnh. Người khôn ngoan nên lưu ý lời khuyên này.
Cách Thực Tập Hàng Ngày Để Tránh Nguy Hiểm
1. Tụng lời đảnh lễ “Namo Tassa…” có thể xua đuổi những đe dọa từ phi nhân.
2. Niệm Tam Bảo, Tam Quy (‘Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi…’) có thể xua đuổi hoặc giải thoát con người khỏi những nguy hiểm và bất hạnh.
3. Niệm chín ân đức của Đức Phật cũng có tác dụng tốt để tránh khỏi những nguy cấp và rủi ro.
4. Niệm Sambuddhe Gāthā cũng có thể tránh được những nguy hiểm và bất hạnh.
5. Lời nguyện có tên ‘Sirasmiṃ me Buddha seṭṭho’ hay ‘Ratanā Shwechaik’ trong tiếng Miến Điện là lời cầu nguyện đặc biệt để tránh xa những nguy hiểm. (Trong lời cầu nguyện này, Đức Phật được ví như chiếc lồng vàng để chúng sinh nương tựa để tránh xa những sợ hãi và bất hạnh).
6. Lời cầu ca ngợi tám chiến thắng vĩ đại của Đức Phật cũng là lời cầu nguyện đặc biệt để che chở khỏi những mối đe dọa.
7. Các đức tính đặc biệt (āveṇika) của Đức Phật, còn được gọi là Dhāraṇa Paritta, cũng rất mạnh mẽ và hiệu quả trong việc xua đuổi sự nguy hiểm của phi nhân.
8. Kinh Chadisāpāla là một lời cầu nguyện truyền thống để bảo vệ khỏi những mối hiểm nghèo.
Cách Tụng Các Bài Kinh Hộ Trì
Khi những bài kinh hộ trì hay bài kệ bảo hộ được trì tụng chỉ để tạo công đức, điều này nên được thực hiện với sự tôn kính bằng một giọng điệu dễ nghe và thoải mái. Khi tụng kinh để tránh nguy hiểm hoặc xui xẻo, nên được thực hiện với giọng ra lệnh và mạnh mẽ. Nếu nguy hiểm lớn thì tùy theo mức độ nguy hiểm truyền thêm sức mạnh vào giọng nói [trầm] và tụng niệm nhiều lần liên tục [7 lần].
[Ghi chú của biên tập viên:
Sambuddhe Gāthā, phần mở đầu lời nguyện ”Sirasmiṃ me Buddha seṭṭho…”, Dharaṇa Paritta, Chadisāpāla Sutta, những bài này chỉ có ở tiếng Miến Điện.
Truyền thống của mỗi nước Phật giáo khác nhau, nhưng phần Đảnh Lễ Tam Bảo được sử dụng rộng rãi dựa trên các đoạn văn trong kinh điển Pāḷi. Cách đúng đắn để tỏ lòng tôn kính Tam Bảo (bằng Pāḷi); thọ trì Tam Quy và năm giới hay tám giới (bằng Pāḷi); hiểu biết về mười ác nghiệp [10 phi phúc hành] bằng thân, khẩu, hay ý; mười thiện nghiệp [10 phúc hành tông] cần được tu tập; và mười pháp độ ba–la–mật cần phải thực hành; những điều này phải được ghi nhớ bởi tất cả trẻ em lớn lên trong các gia đình Phật giáo. Trẻ nhỏ cũng nên biết cách thiền định về bốn Brahmavihara [4 Vô Lượng Tâm, 4 Phạm Trú], và ghi nhớ cả bản văn Pāḷi cũng như ý nghĩa các ân đức của Phật, ân đức của Pháp và ân đức của Tăng [để thường xuyên tùy niệm ân đức Tam Bảo].
Phật tử cũng nên thuộc lòng ít nhất một trong ba bài kinh hộ trì chính: Kinh Metta (Kinh Từ Bi), Kinh Maṅgala (Kinh Điềm Lành, Kinh Hạnh Phúc) và Kinh Ratana (Kinh Châu Báu), và phải hiểu rõ các ý nghĩa một cách chi tiết trong từng bài. Ngoài ra, các nghĩa vụ xã hội được nêu trong Kinh Siṅgāla (Trường Bộ Kinh) cũng nên hiểu rõ và thực hành theo, sau đó tiến tới trau dồi các khả năng tâm linh cao hơn như lắng nghe và thảo luận Giáo pháp, đạt đến đỉnh cao là những đức tính cao quý về thanh tịnh (phạm hạnh), thiền định, thiền minh sát và chứng ngộ Niết–bàn.
Nếu các Phật tử có thể học thuộc lòng thêm một số bài kinh bảo hộ nguyên gốc (bằng Pāḷi) hoặc những đoạn kinh quan trọng (bằng Pāḷi) do Đức Phật dạy thì điều đó sẽ hữu ích rất nhiều. Người dân vào thời Hòa thượng Ledi Sayadaw thường cần được bảo vệ khỏi rắn, nhện và động vật hoang dã và hiếm khi nhờ đến y học hiện đại. Ngày nay, mối nguy hiểm lớn nhất mà mọi người phải đối mặt là thông tin sai lệch (tà kiến) có thể làm suy yếu niềm tin của họ vào giáo lý của Đức Phật (tà tín) nếu kiến thức của họ về giáo pháp còn hời hợt. Để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm này, họ nên đọc, học hỏi, nghiên cứu, đặt câu hỏi, truy vấn, tìm hiểu giáo lý và thực hành thiền chỉ, thiền quán một cách nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của một vị thầy uyên bác hoặc một thiền sư có kinh nghiệm.]
Danh Sách Kinh Hộ Trì và Kệ Bảo Hộ
Mangala Sutta
Ratana Sutta
Metta Sutta
Khandha Sutta
Mora Sutta
Vatta Sutta
Dhajagga Sutta
Atanatiya Sutta
Angulimala Sutta
Bojjhanga Sutta
Pubbanha Sutta
Jayamangala Gāthā
****
Sukumāra Magga Dīpanī – Ledi Sayādaw
Hướng Dẫn Cách Hành Xử Tốt Đẹp Cho Giới Trẻ [A Guide to Good Conduct for Youths]
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB