Sử dụng ngôn ngữ chế định hướng tới sự thật tối thượng danh và sắc trong minh sát tu tập
Sử dụng ngôn ngữ chế định hướng tới sự thật tối thượng danh và sắc trong minh sát tu tập.
Thực Hành Giáo PhápNhóm Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy
1️⃣Câu hỏi: Gì là sự khác nhau giữa học thông qua tưởng (sañña) và ghi nhận thông qua niệm (sati)?
Trả Lời: Chính ‘tưởng’ (sañña) ghi nhận các đối tượng giác quan để khắc sâu chúng vào trong trí nhớ của một người, trong khi ‘niệm’ (Sati) chỉ hay biết về các đặc tính và Tam Tướng (vô thường, khổ và vô ngã) của những đối tượng ấy, chứ không nhớ hay nhận thức những hình ảnh, v.v… của chúng. Tuy nhiên, chữ ‘sati’, hay niệm nghĩa đen của nó lại là nhớ, vì thế nó được giải thích như là “ghi nhận” cho phù hợp. Ghi nhận ở đây chỉ là sự quan sát tâm và thân hay danh và sắc ngay sát–na chúng xảy ra, để hay biết đúng như chúng thực sự là. Do đó, mặc dù về ngữ pháp hai chữ nghe có vẻ tương tự, song trên thực tế chúng lại khác nhau.
2️⃣Câu hỏi: Liệu việc một hành giả phải xử sự như thể mình là một người đang bịnh làm mọi việc một cách chậm chạp, từ tốn, nhẹ nhàng có quan trọng không?
Trả Lời: Một hành giả phải xử sự như mù dù họ có mắt sáng; như điếc dù họ có tai thính; như câm dù có thể họ là người nói rất hay, như yếu ớt dù họ cảm thấy rất khỏe. Điều này được đề cập trong Trưởng Lão Tăng Kệ (Thera Gāthā) và trong Mi Tiên Vấn Đáp (Milinda Pañha) như sau:
“Cakkhumassa yathā andho, sotavā badhiro yathā.
Paññāvassa yathā mugo, bālavā dubbalorivā.
Atha atthe samuppanne, sayetha matasayikaṃ.”
Dịch: Mặc dù có mắt sáng, cư xử như thể ta bị mù, (Điều đó có nghĩa là người hành thiền không chú ý tới bất cứ cái gì ngoài đối tượng thiền). Dù có thính giác tốt, cư xử như thể ta bị điếc. Mặc dù có đủ trí tuệ để nói, cư xử như thể ta bị câm. Mặc dù khỏe mạnh, cư xử như thể ta yếu ớt. Trong trường hợp mục đích đòi hỏi phải bất động, cư xử như thể ta là một xác chết, nằm im không cục cựa.
Nói chung, hành giả phải xử sự như thể mình là người tàn tật yếu ớt. Người trong tình trạng khỏe mạnh bình thường sẽ đứng dậy một cách dễ dàng, nhanh nhẹn và tức thời. Đối với người tàn tật yếu ớt, thì không làm được như vậy, mà họ đứng dậy một cách chậm chạp, nhẹ nhàng. Trường hợp của người bị đau lưng cũng vậy, họ đi đứng một cách nhẹ nhàng sợ lưng bị tổn thương và sẽ gây ra đau đớn.
Với người hành thiền cũng phải như vậy. Họ nên thay đổi oai nghi một cách chậm chạp và nhẹ nhàng; chỉ khi đó chánh niệm, định và tuệ Minh sát của họ mới tiến triển tốt đẹp. Do đó, hãy bắt đầu với những chuyển động từ từ, nhẹ nhàng. Khi đứng, hành giả phải đứng một cách nhẹ nhàng giống như một người tàn tật, đồng thời ghi nhận ‘đứng, đứng’. Ngoài ra, mặc dù có mắt sáng để thấy, hành giả phải làm như mình không thấy. Tương tự khi tai nghe. Trong lúc hành thiền, hành giả chỉ quan tâm tới việc ghi nhận. Những gì bạn thấy và nghe không phải là chuyện quan tâm. Vì thế bất luận điều gì lạ lùng hay đáng kinh ngạc hành giả phải làm như thể không thấy hay không nghe, mà chỉ ghi nhận một cách thận trọng.
Khi cử động thân thể, hành giả phải làm các động tác một cách từ từ như thể hành giả là một người tàn tật yếu đuối, nhẹ nhàng cử động chân tay, co hay duỗi chúng, cúi đầu hoặc ngửng đầu, v.v…
3️⃣Câu hỏi: Quan sát sự “phồng, xẹp”, co và duỗi (chân tay), v.v…phải chăng chỉ là tri kiến theo chế định, chứ không phải sự thực cùng tột?
Trả Lời::Những nhận xét đại loại như thế này thường do những người chưa bao giờ thực hành một cách triệt để đưa ra: nếu người ta ghi nhận ‘co và duỗi’, nó sẽ đưa đến cái nhìn hão huyền về hình thù hay tướng của cánh tay; còn ghi nhận ‘phải bước, trái bước’ sẽ làm phát sinh tri kiến theo khái niệm về tướng rắn chắc của chân đang di chuyển trong một tư cách vụng về; quan sát sự phồng và xẹp sẽ khơi dậy sự tưởng tượng về hình tướng của bụng.
Những nhận xét của họ có thể hơi đúng đối với những người mới thực hành. Tuy nhiên, sẽ là không đúng khi nói rằng lúc nào cũng chỉ có tri kiến theo khái niệm xảy ra. Lúc mới bắt đầu thực hành, có lúc tri kiến theo khái niệm xảy ra, và có lúc (trí) hay biết về sự thực cùng tột giống như (biết) sự chuyển động hay rung động cũng nảy sinh. Lại nữa một số vị thầy hướng dẫn quan sát chỉ sự chyển động mà thôi. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu hành thiền, quan sát sự chuyển động duy nhất là điều không thể. Lúc ban đầu, người hành thiền không thể nào tránh được sự hiểu biết theo khái niệm.
Người ta có thể phát triển cái biết (trí tuệ) bằng cách dùng sự hiểu biết theo khái niệm, và ngôn ngữ hàng ngày. Chính Đức Phật cũng dùng ngôn ngữ hàng ngày để dạy đạo: “khi đi, biết đi”; “co, biết co”, “duỗi, biết duỗi”, v.v… Đức Phật không dùng ngôn ngữ cùng tột hay chân đế để giảng dạy như “Hãy biết trạng thái căng cứng”, “Hãy biết sự chuyển động”, v.v… Mặc dù người hành thiền dùng ngôn ngữ hàng ngày như co, duỗi, v.v… họ chắc chắn sẽ biết được những đặc tính thực, chẳng hạn như sự căng cứng, chuyển động, v.v… ngoài hình tướng hay hình thù rắn chắc, khi định và niệm của họ trở nên thành thục.
Cố Đại Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasam Buddhassa.
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB