Đối mặt với khen – chê, hạnh phúc – khổ đau…, đối mặt với cuồng phong – những pháp thế gian như thế nào
Đối mặt với khen – chê, hạnh phúc – khổ đau…, đối mặt với cuồng phong – những pháp thế gian như thế nào❓
Thực Hành Vipassana x Tứ Niệm Xứ x Thiền Minh Sát
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
KHEN VÀ CHÊ
Cũng vậy, khi bạn nhận được những lời khen, bạn phải suy tư trên tính chất vô thường của lời tán dương ấy. Bạn phải suy xét đến sự kiện rằng: những lời khen ngợi dành cho “ta”, suy cho cùng (cái ta ấy) chỉ là các uẩn danh và sắc, vì không có cái “ta” nào cả, và rằng sớm muộn gì cái “ta” ấy cũng sẽ bị nhổ vào đó với những lời chỉ trích, khinh miệt. Bạn phải vững vàng không để những lời khen chê làm cho lay động, có như vậy bạn mới tìm được sự bình yên tâm hồn. Bạn phải luôn nghĩ tới việc sống một đời sống không lầm lỗi để gặt hái được những lợi ích thực sự của cuộc sống, và sẽ không mất mát gì từ những lời chỉ trích hay kết tội của người khác. Nếu bạn làm được như vậy, bạn sẽ không bị tác động quá nhiều bởi những ý kiến của người khác, và sẽ có thời gian để hành thiền và tìm được lối thoát ra khỏi mọi khổ đau.
KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC
Chúng ta phải luôn luôn suy tư trên hoàn cảnh thuận lợi mà mình đang được hưởng theo cách này: “Mặc dù, ta đang được hưởng những gì mình muốn, nhưng không phải lúc nào ta cũng sẽ được như vậy, vì khi những hoàn cảnh bất lợi xảy đến, tất cả những điều đáng mong muốn này sẽ biến mất, và lúc đó ta sẽ gặp khó khăn. Bây giờ ta còn khỏe và sung túc, nhưng hạnh phúc này, suy cho cùng, phải chịu sự biến đổi, vô thường, vì thế khi hạnh phúc biến thành khổ đau, ta chắc chắn sẽ khổ. Ngay cả lúc này, khi ta đang được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ta cũng nhận thức được rằng: “tất cả mọi thứ, kể cả bản thân ta, đều nằm trong quy luật của vô thường, khổ, và vô ngã.” Nếu như bạn chuẩn bị cho mình được như vậy, bạn sẽ ít khổ khi hạnh phúc biến thành khổ đau dưới những hoàn cảnh đổi thay.
Theo cách tương tự, khi khổ đến, bạn phải suy tư trên tính chất vô thường, khổ và vô ngã của các pháp, và tự nhủ rằng: khổ sẽ không tồn tại mãi mãi, khi những hoàn cảnh thay đổi, hạnh phúc, đối nghịch của khổ, sẽ đến. Nếu hạnh phúc không đến trong kiếp này, chắc chắn nó sẽ đến trong kiếp sau, vì tất cả pháp đều phải chịu thay đổi, vô thường. Ngay cả trong kiếp hiện tại này, những thay đổi theo chiều hướng tốt hơn cũng sẽ đến do sức mạnh của thiện nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn suy tư như vậy, sự day dứt của khổ sẽ không đến nỗi quá gay gắt, và bạn sẽ tìm được sự khuây khỏa. Còn nếu bạn biết hành thiền, cứ kiên trì ghi nhận cái khổ đang xảy ra, định của bạn sẽ phát triển, cái khổ cũng như sự chán nản sẽ mất dần, và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc.
CÁCH CHỮA RẤT HIỆU QUẢ
Nếu bạn đang chịu đựng những quả khổ do người khác làm, hay do bệnh hoạn, hay do điều kiện thời tiết, và nếu bạn không có cách chữa nào khác để làm giảm nhẹ sự đau đớn và thống khổ này, hành thiền trên cái khổ của bệnh hoạn, nếu không đem lại cho bạn một sự chữa trị hoàn toàn, ít ra nó cũng có thể cho bạn một sự khuây khỏa nào đó. Nếu sự đau đớn và thống khổ vẫn còn trong thân bạn, hành thiền có thể giúp cho tâm bạn nhẹ nhàng hơn, bớt đau khổ hơn. Còn nếu bạn giận dữ hay khó chịu với cái khổ thân ấy, tâm bạn cũng sẽ khổ, bạn đã vô tình chồng thêm cái khổ tâm lên cái khổ thân. đức Phật so sánh cái khổ kép này như một người bị đâm bởi hai cây gai một lúc.
Giả sử như một người bị gai đâm vào thịt, anh ta cố gắng rút cây gai bằng cách chọc một cây gai khác vào trong thịt của mình. Cây gai thứ hai chọc rách thịt nhưng không thể rút được cây gai thứ nhất. Khi ấy người này phải chịu khổ từ hai cây gai một lúc. Cũng vậy, người không thể ghi nhận (chú niệm) cái đau của thân (cảm thọ khổ) khi nó khởi lên, sẽ phải chịu hai loại khổ — đó là khổ thân và khổ tâm. Nhưng nếu người ấy khéo suy tư trên bản chất của cái đau này, người ấy chỉ bị khổ thân chứ không bị khổ tâm hành hạ.
Loại khổ thân này chỉ là cái đau vật lý, giống như cái khổ mà đức Phật và các vị A–la–hán phải chịu, vì còn thân ngũ uẩn vậy. Các Ngài cũng phải chịu khổ do những quả ngiệp xấu trong quá khứ tác động, do nóng – lạnh, ruồi muỗi cắn và do các loại thiếu tiện nghi khác gây ra. Mặc dù các Ngài bị khổ thân, nhưng tâm các Ngài vững chắc, nên không phải chịu sự khổ tâm. Vì thế, thiền là cách chữa tốt nhất cho cái đau của thân và khổ. Có những trường hợp được chữa lành nhờ phương pháp thiền này trong số những người đang phải chịu sự đau đớn khốc liệt gần như chết.
Người đệ tử Phật được nghe pháp có thể suy tư trên bản chất thực của hạnh phúc (sukha) khi nó có mặt, và như vậy giữ được mình không để bị sự vui mừng thái quá áp đảo. Khi cái khổ (dukkha) đến cũng thế, họ có thể giữ mình không để cho khổ áp đảo, và như vậy duy trì được sự quân bình của tâm. Chỉ thiền này mới có thể giúp bạn vượt qua những thay đổi của pháp thế gian trong cuộc đời. Khi tâm bạn được an tịnh và vững chắc bất chấp những cuộc tấn công của pháp thế gian, bạn sẽ có cơ hội giữ được trạng thái tâm cao quý bằng cách ghi nhận liên tục những thay đổi đang xảy ra tại sáu cửa giác quan, và suy tư trên tính chất vô thường, khổ, vô ngã của chúng. Hành thiền liên tục sẽ giúp bạn phát triển được trí tuệ minh sát, và dần dần đạt đến bốn giai đoạn của thánh đạo. Như vậy vị ấy được giải thoát khỏi những lưới khổ. đây là lời bảo đảm của đức Phật.
Những biến thiên của pháp thế gian thường xảy ra trong các cõi sống và không một ai, kể cả đức Phật, được miễn trừ khỏi chúng. Tuy nhiên, đức Phật có thể đón nhận những cuộc tấn công của pháp thế gian với tâm kham nhẫn và vững chắc. Chúng ta nên xem đây là tấm gương và cố gắng noi theo.
Lẽ tự nhiên, con người thường mong muốn những điều tốt đẹp trong cuộc sống và cố gắng hết sức để có được chúng, đồng thời họ cũng cố gắng để tránh những điều xấu, những đau đớn và thống khổ, nhưng không ai có thể thoát khỏi những cuộc tấn công của chúng. Và, như đã nói, ngay cả đức Phật cũng không tránh khỏi chúng. Do đó, chúng ta phải luôn tự nhủ, “Ngay cả đức Phật cũng không thể tránh khỏi những cuộc tấn công của pháp thế gian, làm thế nào một phàm nhân như ta có hy vọng làm được điều đó chứ?”
Nghĩ đến sự kham nhẫn và buông xả của đức Phật khi đón nhận những cuộc tấn công như vậy, chúng ta sẽ cố gắng hết sức để noi theo tấm gương của Ngài.
Cố Đại Lão Thiền Sư Mahasi Sayadaw
THỰC HÀNH VIPASSANA x THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ
Nguyện chia phần phước này đến tất cả chúng sanh trong ba giới bốn loài 🙏🙏🙏
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB