Tỉnh Giác
Tỉnh Giác
––––––––––––––––––––––––––––––
Tỉnh giác có 4:
1. Hữu ích tỉnh giác (Sàtthaka Sampajanna).
Khi một người sắp hành thiền, hay sắp làm một việc thiện, người ấy sẽ chọn hành động hữu ích nhất. Ðó là Hữu ích tỉnh giác.
2. Thích ứng tỉnh giác (Sappàya Sampajanna).
Say khi đã chọn hành động hữu ích nhất, người ấy sẽ xem xét sâu hơn những vấn đề như: thời gian có thích hợp hay không? Những người này có thích hợp để cùng cộng tác không? Dự lựa chọn này gọi là Thích ứng tỉnh giác.
3. Hành xứ tỉnh giác (Gocara Sampajanna).
Dù khi đang ở nơi làm việc hay đang ở trường thiền, đều hành thiền không gián đoạn. Sự tinh tấn liên tục đó được gọi là Hành xứ tỉnh giác.
4. Vô si tỉnh giác (Asammoha Sampajanna).
Khi đã hành thiền liên tục, kết quả hành giả thấy ra được sự thật, bắt đầu từ Danh pháp và Sắc pháp, đó gọi là Vô si tỉnh giác.
Thực Hành Vipassana x Tứ Niệm Xứ x Thiền Minh Sát
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.
Ngài Đại Trưởng Lão Tam Tạng 10 giảng
Việc nhìn phía trước, việc nhìn qua bên trái, bên phải, hay nhìn một vật gì đó, hành giả cần áp dụng bốn sự tỉnh giác:
(1) Thứ nhất đó là: sự tỉnh giác hay sự hiểu biết về có lợi ích hay không có lợi ích
(2) Thứ hai là: sự hiểu biết về thích hợp hay không thích hợp
(3) Thứ ba là: sự hiểu biết đối với đối tượng mình đang nhìn
(4) Thứ tư là: sự hiểu biết vô si
Cho nên hành giả nhìn một thứ gì đó, một vật gì đó cần phải hiểu biết sự nhìn đó có thích hợp hay không thích hợp, có lợi ích hay không có lợi ích, và nhìn với tâm liên quan đến thiền tập.
Trong kinh có nói về ngài Nanda là người anh em cùng cha khác mẹ với đức Phật, khi còn ở đời, ngài Nanda có cái nhìn thiếu tỉnh giác, nên đã phải lòng với cô con gái tên là Janapadakalyāṇi.
Trên đường được đức Phật dẫn lên trên cõi trời để khuyến khích ngài Nanda tu tập, ngài Nanda lại nhìn thấy các vị tiên nữ. Qua sự nhìn các tiên nữ ở cõi trời với sự thiếu tỉnh giác, cho nên tâm tham đắm có thể khởi sinh lên.
Từ cõi trời trở về Jetavana, đức Phật khuyến khích ngài cố gắng tu tập nếu muốn có được các vị tiên nữ đó. Ban đầu do tâm tham cho nên tỳ khưu Nanda đã tinh tấn tu tập, nhưng khi tu tập và chứng đắc các pháp thượng nhân, tỳ khưu Nanda đã có cái nhìn đúng đắn, nhìn bất cứ thứ gì đều có sự tỉnh giác, sự hiểu biết đúng đắn.
Sau này, tỳ khưu Nanda được đức Phật ca ngợi: đệ nhất trong sự thu thúc lục căn, đặc biệt là sự thu thúc con mắt.
Khi con mắt nhìn (tiếp xúc với) vật ở bên ngoài, sẽ phát sinh tâm nhãn thức – cakkhu viññāṇa. Trong tâm nhãn thức (cakkhu viññāṇa) có tiến trình javana hay gọi là tốc hành tâm. Trước khi bảy tốc hành tâm sinh khởi, có các tâm như: tiếp nhận tâm, suy đạt tâm, quyết định tâm. Sau đó đến các tâm đổng lực còn gọi là tốc hành tâm. Mỗi tâm ở trong tiến trình này đều có chức năng riêng của nó, và khi nó làm chức năng của mình xong, nó sẽ diệt đi để cho các tâm khác sinh khởi. Tiến trình này chỉ là tiến trình sinh diệt của các sắc liên quan đến con mắt, và của các tâm liên quan đến tiến trình tâm mà thôi, chứ không có một chúng sinh nào. Nếu hành giả có thể nhận biết được, hiểu rõ tiến trình này, hành giả được gọi là có sự tỉnh giác vô si.
Theo ngũ uẩn, con mắt nhìn và vật được nhìn thấy là sắc uẩn, nhãn thức khởi sinh được gọi là thức uẩn. Mỗi khi có thức uẩn đều có các pháp khởi sinh lên tương ứng trong thức uẩn như là: cảm thọ, tư, tác ý, mạng căn,… có các tâm sở cùng khởi sinh lên với nhãn thức. Trong các tâm sở này, các cảm thọ thuộc về thọ uẩn, sự nhận biết phân biệt được màu sắc hay phân biệt được hình ảnh được gọi là tưởng uẩn (sự nhận biết), và những yếu tố khác ngoài thọ và tưởng gọi là hành uẩn. Như vậy trong sự nhìn một vật nào đó có 5 uẩn cùng sinh khởi. Nếu như có sự hiểu biết hay phân biệt rõ 5 yếu tố hay ngũ uẩn này ở trong một cái nhìn, người đó được gọi là có sự tỉnh giác hay sự hiểu biết vô si liên quan đến ngũ uẩn.
Trên phương diện gọi tên thì khác nhau, nhưng các pháp chân đế đều giống nhau, khác nhau trên mỗi phương diện đó là: tiến trình tâm, ngũ uẩn, 12 xứ.
Đối với 12 xứ, con mắt nhìn thuộc về nội xứ, sắc (vật được nhìn) bên ngoài thuộc về ngoại xứ, và khởi sinh lên sự nhận thức (nhãn thức) đối với sắc đó. Trong sự nhận thức đó, có các tâm sở khởi sinh lên. Cho nên thức hay sự nhận biết sắc đó được gọi là ý xứ (manonaṭana). Và trong ý xứ (manonaṭana) có các tâm sở, các tâm sở này được gọi là dhammanaṭana – pháp xứ. Như vậy, trong một cái nhìn có 4 xứ. Thứ nhất nhãn xứ (con mắt), thứ hai sắc xứ (vật được nhìn), thứ ba là ý xứ (nhãn thức) và thứ tư là pháp xứ. Nếu như một người nhìn với các pháp chân đế như vậy sẽ không có các pháp bất thiện sinh khởi, không có tham, cũng không có sân. Nhưng nếu nhìn theo tục đế, các pháp bất thiện tham, sân có thể sinh khởi. Một người có sự hiểu biết đúng đắn các pháp chân đế trong cái nhìn như vậy trên phương diện 12 xứ, người đó được gọi là có sự tỉnh giác vô si.
Trong duyên hệ paṭhana, trước hết là yếu tố con mắt đóng vai trò là nhân, nhân này gọi là y chỉ duyên nissaya. Nhờ dựa vào duyên này, duyên nissaya là con mắt, mới có được sự nhận biết gọi là nhãn thức. Nhãn thức là kết quả nhờ duyên con mắt, đồng thời đối tượng (sắc) được gọi là ārammaṇa paccaya – duyên cảnh, cảnh duyên. Như vậy để có nhãn thức sinh khởi, điều kiện tối thiểu là phải có cảnh duyên (hay gọi là sắc), y chỉ duyên nissaya (con mắt). Khi hiểu biết về duyên hệ trong tiến trình nhìn một vật nào đó như được trình bày thì được gọi là tỉnh giác vô si.
Trích lược Pháp thoại tháng 11 năm 2021
Sư Thiện Đức chuyển ngữ
THỰC HÀNH VIPASSANA x THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ
⏺Ngài Thiền Sư Sumangala Bhikkhu Viên Phúc giảng:
Tỉnh Giác
––––––––––––––––––––––––––
Tỉnh giác có 4:
1. Hữu ích tỉnh giác (Sàtthaka Sampajanna).
Khi một người sắp hành thiền, hay sắp làm một việc thiện, người ấy sẽ chọn hành động hữu ích nhất. Ðó là Hữu ích tỉnh giác.
2. Thích ứng tỉnh giác (Sappàya Sampajanna).
Say khi đã chọn hành động hữu ích nhất, người ấy sẽ xem xét sâu hơn những vấn đề như: thời gian có thích hợp hay không? Những người này có thích hợp để cùng cộng tác không? Dự lựa chọn này gọi là Thích ứng tỉnh giác.
3. Hành xứ tỉnh giác (Gocara Sampajanna).
Dù khi đang ở nơi làm việc hay đang ở trường thiền, đều hành thiền không gián đoạn. Sự tinh tấn liên tục đó được gọi là Hành xứ tỉnh giác.
4. Vô si tỉnh giác (Asammoha Sampajanna).
Khi đã hành thiền liên tục, kết quả hành giả thấy ra được sự thật, bắt đầu từ Danh pháp và Sắc pháp, đó gọi là Vô si tỉnh giác.
Nguyện chia phần phước này đến tất cả chúng sanh trong ba giới bốn loài 🙏🙏🙏
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB