Một vị du sĩ

Mấy tuần nay, cõi mạng xuất hiện sự quan tâm đáng kinh ngạc về một vị du sĩ (bahiraka) Phật Giáo du hành xuyên Việt. Có nhiều luồng suy nghĩ, ý kiến và hành động khác nhau về vị du sĩ này thông qua việc:

–Có sự cảm kích và tán thán hạnh đầu đà.

–Có sự chế giễu.

–Có sự nhận định không tuân thủ đúng Luật xuất gia.

–Có sự nhận định sư giả (mạo nhận tu sĩ Phật giáo / trộm tăng tướng).

–Hành hung du sĩ.

Vì sao gọi là du sĩ (bahiraka) mà không gọi là Tỳ khưu (Bhikkhu)?

Căn cứ trên những tiêu chuẩn cơ bản của một người xuất gia trong giáo pháp của Đức Phật được quy định trong Tạng Luật (Vinaya pitaka). Hễ có sai khác với Luật thì phải mạnh dạn mà gọi như vậy. Vì tôn trọng người có lý tưởng xuất gia chân chánh, chúng tôi xin góp chút tư kiến chỉ để có thêm vài góc nhìn tích cực hơn. Xin điểm qua một các vấn đề sau:

1/Vị du sĩ này có phải là Tỳ khưu? Vị ấy có phạm giới Tỳ khưu không?

Thế nào là một vị tu sĩ trong giáo Pháp của Đức Phật hiện tại?

Đối với một người muốn trở thành Tỳ kheo, họ phải thành tựu năm yếu tố.

*Thứ nhất – Giới tử hợp lệ (vatthusampatti)

*Yếu tố thứ hai – Tăng chúng hợp lệ (Purisasampatti)

*Yếu tố thứ ba – Ranh giới hợp lệ (Sīmāsampatti)

*Yếu tố thứ tư – Tuyên ngôn hợp lệ (ñattisampatti)

*Yếu tố thứ năm – Tăng sự hợp lệ (kammavācasampatti)

(https://www.facebook.com/share/p/nShR6tNzSGimTBbi/?mibextid=qi2Omg)

Thiển ý:

*Nếu vị du sĩ này đã thọ giới trong một giới đàn thành tựu 05 yếu tố trên thì vị ấy đã là Tỳ kheo thực sự. Chỉ khi ấy mới xét tiếp có phạm giới xuất gia hay không.

*Nếu là một Tỳ kheo thực sự thì mới xét tiếp chuyện mặc y phục, mang bình bát không hợp lệ. Vị ấy phải xả bỏ y, bình bát sai luật và sám hối. (Xem Chương VIII, phẩm Y, Bình bát – Patimokkha)

*Nếu vị ấy chưa được thọ giới trong một giới đàn thành tựu 05 yếu tố trên thì vị ấy đã là chưa phải là Tỳ kheo thực sự trong giáo pháp. Vì vậy cũng không cần phải sám hối vì không phạm giới Tỳ khưu nào cả.

2/Vị du sĩ này có phải là Sư giả không?

Có một thuật ngữ “trộm tăng tướng” để nói về trường hợp một người không phải là “Sư” mà nhận mình là “Sư”.

Tiếng Pali có chữ “Theyyasaṃvāsaka”: thường được dịch là Người Trộm Tăng Tướng, ám chỉ người có ý đồ bất chính tự ý đắp y mang bát không thông qua một giới đàn có tăng chúng chứng minh và mạo nhận tỷ kheo. (Sư Giác Nguyên).

Trong chú giải tạng Luật, Theyyasaṃvāsaka nghĩa là sống chung theo lối trộm cắp. Ngài Buddhaghosa đề cập 3 loại theyyasaṃvāsaka và giải thích như sau:

a) liṅgatthenaka (kẻ trộm tướng mạo) là tự mình xuất gia rồi đi đến tu viện và không biết gì về các điều quy định,

b) saṃvāsatthenaka (kẻ trộm trong việc cộng trú) là sa di hoặc đã hoàn tục rồi đi đến tu viện nói dối là Tỳ–khưu và có biết về các điều quy định,

c) ubhayatthenaka (kẻ trộm theo cả hai cách) là tự mình xuất gia rồi đi đến tu viện và có biết về các điều quy định.”

Căn cứ vào các hình ảnh video và lời nói của vị du sĩ ấy, có thể xác định rằng vị ấy gần khớp vào trường hợp thứ nhất liṅgatthenaka. Tuy nhiên, vì ngay từ ban đầu vị ấy đã chưa trang bị y áo, bình bát đúng Luật của Đức Phật chế định, cho nên có thể kết luận ngay rằng vị du sĩ này KHÔNG phạm lỗi trộm tăng tướng Theyyasaṃvāsaka trong giáo pháp của Đức Thế Tôn do không có yếu tố lợi dưỡng, không có ý đồ bất chính.

3) Cúng dường cho Du sĩ có phước báu không?

Kinh Phân biệt cúng dường, Thế Tôn dạy rằng:

“Này Ānanda, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người.

–Bố thí các đức Như Lai, bậc A–la–hán, Chánh Ðẳng Giác, là cúng dường thứ nhất, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị Ðộc Giác Phật, là cúng dường thứ hai, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các bậc A–la–hán, đệ tử Như Lai, là cúng dường thứ ba, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị trên con đường chứng quả A–la–hán là cúng dường thứ tư, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị chứng quả Bất lai, là cúng dường thứ năm, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị trên con đường chứng quả Bất lai là cúng dường thứ sáu, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ bảy, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị trên con đường chứng quả Nhất lai là cúng dường thứ tám, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ chín, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các vị trên con đường chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ mười, phân loại theo hạng người.

–Bố thí những vị ngoại học (bahiraka) đã ly tham trong các dục vọng là cúng dường thứ mười một, phân loại theo hạng người.

–Bố thí những phàm phu gìn giữ giới luật là cúng dường thứ mười hai, phân loại theo hạng người.

–Bố thí những phàm phu theo ác giới là cúng dường thứ mười ba, phân loại theo hạng người.

–Bố thí các loại bàng sanh là cúng dường thứ mười bốn, phân loại theo hạng người.”

Dù có thể chưa là một Tỳ khưu hợp lệ, nhưng vị du sĩ được đề cập thực hiện lối sống ly tham, và tuân thủ tối thiểu 10 giới của bậc xuất gia. Vì vậy vị ấy được xếp vào hạng người thứ 11, hạng người ngoại học.

Bố thí những vị ngoại học (bahiraka) đã ly tham trong các dục vọng là cúng dường thứ mười một.

Đức Phật tiếp tục dạy rằng:

“Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức.”

4)Về việc phỉ báng, hành hung du sĩ ngoại học:

Trộm nghĩ, bởi vì cúng dường người ngoại học có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức, cho nên sự xúc phạm, chỉ trích với ác ý chắc chắn sẽ mang đến hậu quả khó lường.

Chúng tôi có đọc sách của ngài Giáo thọ sư Saddhamma Jotika – người sáng lập viện đại học Vi Diệu Pháp tại Thái Lan; trong quyển “Chúng sanh và sanh thú” ngài đã mô tả sự rơi vào địa ngục vốn dành riêng cho những vị Tỳ kheo phá giới, trộm tăng tướng, hay của một cá nhân, tập thể hành hung một người xuất gia.

Chợt thương cảm cho ai đó đấm du sĩ xịt máu mũi. Vậy mà có thêm mục số 04 này.

Rằng đã vừa phải lẽ để kết thúc bài viết.

Mong lợi ích, bình an đến cho mọi người.

Phàm Phu

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 23/4/2024