Chánh niệm càng nhiều càng tốt

Chánh niệm càng nhiều càng tốt.

Để chỉ cho quý vị thấy thêm, tại sao chúng ta phải có sự chú niệm trong từng sát–na hay khoảnh khắc của cuộc sống, tôi sẽ trích dẫn Kinh Paduṭṭhacittasutta của bộ Itivuttaka.

Ở đây Đức Phật nói như sau:

[Ở đây, này các Tỳ–kheo, người kia có nội tâm đồi bại. Sau khi với tâm của ta, Ta xem xét tâm của người ấy, Ta biết rằng nếu người ấy chết lúc đó, người ấy sẽ rơi vào địa ngục. Lý do vì sao? Đó là vì nội tâm người ấy đồi bại. Chính vì nội tâm đồi bại mà một số chúng sinh ở đây (thế gian này), khi thân hoại mạng chung, sẽ tái sanh trong cõi khổ, ác thú, địa ngục.]

Tôi sẽ nêu ra đây cho quý vị một vài thí dụ để chứng minh bài Kinh trên. Giả sử một người nam thấy một người nữ đẹp và nghĩ, Ồ, cô nàng này đẹp tuyệt! Đôi tay của cô ta thon thả làm sao!… Và nếu anh ta chết ngay lúc đó, anh ta sẽ bị tái sanh vào một trong bốn ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và Atula). Tương tự, nếu một người nữ chết vào lúc khởi lên một ý nghĩ nhục dục do thấy một người nam, cô ta cũng sẽ phải tái sanh vào một trong bốn ác đạo như vậy.

Bất cứ lúc nào, nếu một người chết vào lúc khởi lên một ý nghĩ bất thiện, như ý nghĩ nhục dục hoặc ý nghĩ sân hận, chắc chắn người ấy sẽ phải tái sanh vào một trong bốn ác đạo. Quý vị thấy, ngay cả một ý nghĩ bất thiện cũng có sức mạnh như vậy, cũng khủng khiếp như vậy. Và chúng ta trong một ngày có nhiều ý nghĩ thiện hơn hay nhiều ý nghĩ bất thiện hơn? Thử nghĩ về điều đó xem.

Hy

Tôi nghĩ chắc quý vị đã biết rằng Tôn–giả Devadatta (Đề–bà–đạt–đa) là người có tám thiền chứng và năm thần thông hiệp thế (bát thiền ngũ thông), nhưng cuối cùng ông ta vẫn rơi vào địa Ngục Atỳ (Avici) do ác nghiệp đã làm vậy. Còn hiện nay quý vị có bát thiền và ngũ thông không?

Như vậy, vì lợi ích của bản thân, mặc dù quý vị không thể có chánh niệm liên tục, song, quý vị vẫn nên cố hết sức mình để giữ chánh niệm trong mọi lúc, dù khi đi, đứng, ngồi, hay nằm trong suốt cả ngày. Quý vị phải luôn luôn chánh niệm về hơi thở của mình, về tứ đại, về ba mươi hai thể trược, về đề mục kasina, về danh và sắc, hay về mười hai chi phần duyên sanh (thập nhị nhân duyên), tuỳ thuộc vào đề mục nào quý vị đang thực hành.

Nếu quý vị thực hành liên tục theo cách này, thời do sức mạnh của sự lặp đi lặp lại, chắc chắn định và chánh niệm của quý vị sẽ càng lúc càng mạnh hơn. Việc làm này cũng giống như nấu nước sôi. Nếu quý vị nấu một bình nước trong vài phút rồi ngưng để cho nó nguội trở lại. Lần thứ hai quý vị lại nấu nước trong vài phút rồi ngưng để cho nó nguội lại. Theo cách này, dù cho quý vị có nấu cả trăm lần hay ngàn lần, nước cũng không thể sôi được. Tuy nhiên, nếu quý vị nấu nước liên tục không ngừng, chẳng bao lâu nó sẽ sôi.

Tương tự, nếu quý vị hành thiền trong vài tuần hay vài tháng rồi ngưng. Lần thứ hai quý vị cũng lại thực hành trong vài tuần hay vài tháng rồi ngưng, không tiếp tục công việc hành thiền của quý vị nữa. Hay nếu quý vị hành thiền trong lúc ngồi nhưng lại làm công việc gì khác giữa các thời ngồi, thì sẽ thất bại. Dù quý vị có thực hành như thế này suốt cả cuộc đời quý vị cũng không thể đạt đến một đạo quả nào được. Nhưng nếu quý vị thực hành liên tục với lòng tôn kính (pháp hành) trong nhiều tháng hay nhiều năm, thì rất có thể quý vị sẽ thành tựu cứu cánh.

Nếu thực lòng quý vị ước muốn cho sự an vui hạnh phúc của mình, tôi nghĩ quý vị biết những gì phải làm.

(Trích “Vượt qua chướng ngại”, Ngài Pa Auk, Tỳ kheo Pháp Thông dịch Việt)

Thanh Tuan Trinh

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 6/5/2024