Suy gẫm

SUY GẪM

Xưa có một nữ gia chủ giàu có trong kinh thành Sāvatthi tên là Vedehikā. Hành vi cư xử, dáng đi và cách nói năng ngọt ngào của cô đều rất tinh tế, khéo léo và vô lỗi. Cô nhận được sự tán đồng của mọi người nơi cô sinh sống. Câu chuyện này rất có giá trị và sẽ đem lại lợi ích cho mọi người.

Sự tế nhị của Vedehikā được bạn bè và láng giềng của cô tán dương như vầy: “”Nữ gia chủ Vedehika là người hiền thục, nữ gia chủ Vedehika là người nhu thuận, nữ gia chủ Vedehika là người không bao giờ sân hận, và có lòng bi mẫn đối với tất cả mọi người; nữ gia chủ Vedehikā thực sự là người thánh thiện.”

Cùng sống chung với nữ gia chủ này là một nữ tỳ tên Kālī. Nữ tỳ Kālī có lần suy nghĩ: “Nữ chủ của ta được hầu hết mọi người sống nơi đây ca tụng rất mực, ước gì ta có thể biết được nữ gia chủ của ta có thực sự không sân hận hay không, hay chỉ vì bà ta không có cơ hội để nổi sân do bận rộn với những công việc trong gia đình.”

Sau khi suy xét như vậy, cô bắt đầu thực hiện cuộc điều tra bí mật theo cách riêng của cô. Có thể nói, cho đến lúc này Kālī vẫn là một người nữ tỳ siêng năng, cô quán xuyến hết mọi công việc trong nhà như quét dọn, nấu ăn, và hàng ngày phải gánh nước tưới cây từ sáng sớm tinh mơ. Nhưng từ ngày hôm đó cô không thức dậy sớm nữa mà tiếp tục ngủ.

Bà chủ Vedehikā thức dậy như mọi ngày và quan sát tình trạng trong nhà. Bà để ý thấy rằng: không có dấu hiệu gì chứng tỏ là người nữ tỳ đã làm các công việc hàng ngày của cô ta như bình thường. Sau khi thấy mọi việc không được làm như mọi ngày, nữ chủ nghĩ rằng: chắc Kālī khó ở trong mình hay bị bệnh gì đây. Cảm giác sân hận lúc đó không khởi lên trong tâm bà. Con cóc vẫn chưa bị chạm đến. Thậm chí bà còn có sự thương cảm với người nữ tỳ, và nghĩ cô này chắc bị bệnh nên quyết định đi đến thăm cô để xem người nữ tỳ này có cần giúp đỡ gì không. Nếu người nữ tỳ thực sự ốm, bà có thể phải cho thuốc hay gọi lương y chăm sóc. Với thiện ý như vậy, bà đến gần phòng ngủ của Kālī và khẽ gọi “Này, Kālī”.

Khi nghe tiếng trả lời của Kālī: “Dạ, có chuyện gì vậy thưa bà?”, nữ chủ Vedehikā hỏi “Giờ này ngươi vẫn chưa thức dậy sao? Ngươi có ổn không?” Lúc đó Kālī trả lời, “Dù con vẫn còn trên giường nhưng con hoàn toàn khỏe, thưa bà chủ.”

Câu trả lời này làm cho nữ gia chủ Vedehikā cảm thấy tức tối, mặt của bà hơi khó chịu. Bà lấy làm sửng sốt, “Nữ nhân này không dậy như mọi hôm để làm những phận sự trong nhà, dù nó nói là không có chuyện gì xảy ra với nó. Nó bắt đầu cứng đầu cứng cổ rồi đây.”

Kālī, đóng vai trò như một nhà điều tra, là người phán xét nhân cách rất sắc sảo. Cô quan sát nữ chủ nhân của mình một cách bí mật. Cô nhìn thấy nữ chủ của mình đang biểu lộ sự khó chịu trên khuôn mặt. Vì thế cô nghĩ: “Hừm, khả năng nổi sân của nữ chủ nhân là có thể xảy ra; nhưng để hoàn toàn chắc chắn, ta sẽ tiến hành các bước điều tra thêm nữa.”

Thế là sáng sớm hôm sau cô lại cố ý nướng lại trên giường lần nữa.

Nữ gia chủ Vedehikā đúng giờ đi ra khỏi phòng ngủ như thường lệ. Con cóc đã bị chạm vào ngày hôm trước, mới hơi phồng lên một tí thôi. Nhưng khi, ngày hôm đó, đã đến giờ thức dậy bà thấy nữ tỳ của mình vẫn còn nằm cuộn mình trên giường như cũ, con cóc liền phồng lên. Do đó, bằng giọng ra lệnh bà hỏi Kālī, “Này, Kālī! Ngươi vẫn chưa thức dậy sao?” Và rồi, cuộc đối thoại của họ xảy ra như sau:

– Thưa bà chủ, con vẫn chưa ra khỏi giường ạ.”

– “Đã xảy ra chuyện gì vậy?”

– Không có chuyện gì đặc biệt cả, thưa bà chủ.”

– “Hừm, Kālī ! Ngươi sẽ biết ta là ai”

Lúc đó không chỉ biểu lộ vẻ lạnh lùng và cay nghiệt, mà những lời nói giận dữ cũng đang phun ra từ miệng bà ta. Kālī liền nghĩ: “Ồ! Nữ gia chủ của ta thực sự có khả năng nổi sân đây này. Nhưng để xác định rõ hơn, ta sẽ tiến hành điều tra thêm.” Với ý nghĩ này trong tâm, lần thứ ba cô cố tình ngủ dậy trễ hơn vào sáng hôm sau. Con cóc đã bị chạm vào hai lần, trở nên phồng to hơn khi bị chạm phải lần thứ ba.

Vedehikā thức dậy sớm và hỏi (bằng giọng phẫn nộ):

– Này, Kālī, ngươi vẫn còn ngủ? chưa thức dậy sao?

– “Vẫn chưa, thưa bà chủ”

– “Có chuyện gì với ngươi vậy?”

– “Không có chuyện gì cả, thưa bà chủ.”

– “Nếu không có chuyện gì, vậy thì, ngươi sẽ biết bộ mặt thật của ta.”

Nói xong, bà ném mạnh cái then cửa về phía người nữ tỳ. Nó trúng vào đầu Kālī khiến cô bị tổn thương đầu. Lúc này con cóc đã trương phồng hết cỡ.

Sau khi bị một vết thương trên đầu, với máu đổ ra từ vết thương, người nữ tỳ chạy qua nhà của những người láng giềng và kêu ca: “Hãy nhìn tình trạng khủng khiếp của tôi xem, hãy tưởng tượng cái cách mà nữ chủ Vedehikā, người được mọi người khen là nữ chủ hiền thục, nữ chủ có lòng khoan dung, nữ chủ có lòng thương người, đối xử tệ bạc với tôi xem!

Một mình tôi làm hết mọi công việc hàng ngày trong nhà này, vậy mà các người thử nhìn vào tôi và nghĩ xem cái cách mà nữ chủ Vedehikā đã trừng phạt tôi vì cái tội không thức dậy sớm? Tôi bị bà ta ném cho một cái then cửa lủng cả đầu rồi đây này.”

Những người láng giềng quây quanh cô và nhận xét “Ôi, quả thực Vedehikā độc ác như thế nào! Bà ta thô lỗ, liều lĩnh và nhẫn tâm quá mức. Bà ta không có lòng thương cảm đối với người con gái khốn khổ này tí nào!”

Những lời trách móc chất đống lên Vedehikā nhiều hơn những lời khen ngợi, mà trước đây người ta tuôn trên bà.

Bản chất của con người là vậy, khi nói về những lỗi lầm của người khác, họ có vẻ thích thú nhiều hơn khi nói những đức hạnh của người ấy. Người ta thường làm tăng trọng lượng khi nói xấu kẻ khác. Trái lại, khi một người đáng được ngưỡng mộ hay khen ngợi, người ta lại thường miễn cưỡng tán dương. Chính vì thế, rất khó để nhận được một lời chỉ trích đúng mực và một sự kính trọng thực sự cho những phẩm chất hay những thành tựu nổi bật của mình.

Một khi thanh danh đã được ban tặng cho một người, nó phải được giữ gìn không để sứt mẻ trong suốt cuộc đời người ấy. Nó là một thử thách thực sự, vì một khi thanh danh và lòng kính trọng đã bị ảnh hưởng và phai tàn do vô tình hay cố ý phạm phải một sai lầm nào đó, mọi thứ sẽ ra đi vĩnh viễn.

Câu chuyện trích dẫn ở trên cho thấy rõ sự tương đồng giữa “sân hận” và “con cóc” vốn có khuynh hướng trương phồng lên mỗi khi bị chạm vào như thế nào.

Sau đó Đức Phật nhận xét:

Cũng vậy, chư Tỷ–kheo, ở đây, Tỷ–kheo hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa trong khi chưa bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm.

Và chư Tỷ–kheo, chỉ khi nào Tỷ–kheo bị những lời nói bất khả ý, xúc phạm mà vị ấy vẫn hết sức hiền lành, hết sức nhu thuận, hết sức ôn hòa, khi ấy vị ấy mới được xem là hiền lành, mới được xem là nhu thuận, mới được xem là ôn hòa.

Chư Tỷ–kheo, Ta không gọi một Tỷ–kheo là dễ nói, khi vị ấy dễ nói về các vật dụng như: y áo, món ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, khi vị ấy thành tựu được tánh dễ nói. Vì sao vậy? Chư Tỷ–kheo, Tỷ–kheo ấy khi không được các vật dụng như y áo, thức ăn, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, không còn là dễ nói, không còn thành tựu tánh dễ nói.

Chư Tỷ–kheo, Tỷ–kheo nào tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói, vị ấy Ta mới gọi là dễ nói.

Do vậy, này các Tỷ–kheo, hãy suy nghĩ: “Chỉ vì tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, sùng kính Pháp, chúng ta sẽ trở thành dễ nói, thành tựu tánh dễ nói”. Chư Tỷ–kheo, các Ngươi phải học tập như vậy.

Trích Trong: Giảng Giải Kinh Gò Mối

Cố Đại Lão Thiền Sư Mahāsī Sayadaw

TK Pháp Thông Dịch 2016

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.

Thực Hành Vipassana x Tứ Niệm Xứ x Thiền Minh Sát

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
  • Tôi nguyện, Web, FB
  • Tại sao Myanmar, Web, FB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB

Bài viết trên Facebook, 7/7/2024