Chấp thủ phát sanh như thế nào?
(2) CHẤP THỦ PHÁT SANH NHƯ THẾ NÀO?
–––––––––––––––
Do các giác quan (căn), sự dính mắc vào các dục trần (cảnh) phát sanh.
Khi các căn sắc bén chúng làm cho các đối tượng thể hiện rõ ràng hơn.
Như khi con mắt thấy một đối tượng rõ ràng, khi tai nghe tiếng hay, mũi ngửi mùi thơm, lưỡi nếm vị ngon, thân cảm giác một sự xúc chạm mềm mại, thọ lạc phát sanh; và sự dính mắc hay chấp thủ không chỉ đối với thân của chúng ta mà cả đối với thân người khác nữa sẽ phát triển.
Chúng ta bị những nét đẹp riêng của mình cũng như những nét đẹp của người khác hấp dẫn.
Chúng ta lấy làm hài lòng với cách thực hiện những chuyển động co, duỗi, ngồi, đứng, v.v… của chúng ta.
Chính do sự chấp thủ vào thân và tâm này của chúng ta mà những khái niệm “Cái này là Tôi, cái này là của tôi; đây là chồng tôi; đây là vợ tôi; đây là con trai, con gái của tôi, v.v…” phát sanh trong chúng ta.
Sự chấp thủ này được gọi là DỤC THỦ (KĀMUPĀDĀNA).
Khi các căn tiếp xúc với các trần, cảm thọ phát sanh, và chúng ta chấp thủ vào các cảm thọ ấy.
Những cảm thọ, dù lạc hay khổ, này đều bắt nguồn từ thân, và
cá nhân hưởng thụ hay không hưởng thụ những cảm thọ này thường quả quyết, “Chính tôi cảm thọ; chính tôi nghe; tôi thấy.”
Khi người ấy khỏe mạnh, người ấy nói, “Tôi khỏe.” Khi người ấy ốm đau, người ấy nói, “Tôi không được khỏe.” Khi người ấy cảm thấy khó chịu hay không thoải mái, người ấy nói, “Tôi đang khổ.” hay “Tôi. có một nỗi khổ.”
Khi người ấy đang trong tâm trạng buồn về công việc làm ăn, người ấy nói, “Tôi đang gặp khó khăn; Tôi đang gặp nguy hiểm; Tôi đang buồn; Tôi đang thất vọng.”
Trong mọi trường hợp, người ấy đều nghĩ rằng cái “Tôi” hay cái “Ngã” có dính líu trong đó.
Nói cách khác, người ấy nghĩ rằng mọi cảm thọ mà vị ấy trải nghiệm là của người ấy, và do đó chúng tạo thành cái “Tôi” hay “Tự Ngã”.
Đây là lý do vì sao CHẤP THỦ VÀO CẢM THỌ phát sanh và vì sao chúng được hiểu như cái tôi hay tự ngã.
Saṅkhāra hay Hành quyết định cách cư xử của thân và tâm chúng ta.
Mặc dù mọi hành động của chúng ta là do Hành làm duyên, nhưng người ta vẫn nghĩ rằng chính họ là người làm những điều ấy.
Vì thế họ nói, “Tôi ngồi; Tôi đứng; Tôi tưởng; Tôi giận; Tôi bị lôi cuốn vào việc ấy; Tôi không có đức tin; Tôi là kẻ ngu si; Tôi là người trí; Tôi có lòng bi mẫn; …”
Tất cả điều này cho thấy rằng họ xem bốn danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức) là “cái tôi” hay “tự ngã” của họ.
Đây là cách CHẤP THỦ VÀO HÀNH phát sanh.
Khi một người thấy một vật thì ngay lập tức người ấy nhận ra nó. Người ấy nói, “Tôi biết cái đó,”.
Như vậy ý niệm “Tôi” đã phát sanh trong người ấy. “Tôi thấy”; “Tôi nghe”; “Tôi nếm”; “Tôi ngửi”; “Tôi sờchạm”; “Tôi suy xét”. Người ấy đánh đồng chính mình với cái “Ngã” hay cái “Tôi” của người ấy như thế.
Đây là cách CHẤP THỦ VÀO THỨC (VIÑÑĀṆA) phát sanh.
Dính mắc hay chấp giữ là Thủ — “upādāna”;
những đối tượng của chấp thủ là thủ uẩn — “upādānakkhandhā”.
Khái niệm, “cái này là Tôi”, “cái
này là Của Tôi” thuộc về Thủ Uẩn.
Khi một người đến một cửa hiệu và thấy nhiều loại quần áo và giầy dép vừa ý, một ước muốn được mặc chúng khởi lên trong tâm người ấy. Rồi người ấy tưởng tượng ra mình được mặc chúng. Ngay lúc ấy người ấy nghĩ rằng mình là chủ nhân của chúng.
Trong trường hợp này Tham Ái (taṇhā) kể như đã phát triển trong họ.
Khoảnh khắc một người cảm nghe vui mừng với ý nghĩ mình sẽ là chủ sở hữu của vật mình mong ước, người ấy cần phải nhận ra rằng tham ái đang làm việc.
Như vậy tham ái làm cho ý thức về sự chấp thủ mãnh liệt thêm.
Sắc uẩn là toàn bộ thân vật lý từ đỉnh đầu đến ngón chân của chúng ta. Xem bất kỳ một bộ phận nào
của thân là ta hay của ta là chấp thủ.
Bạn chỉ cần kéo tóc của ai đó, ngay lập tức người ấy sẽ phản kháng, “Đừng có kéo tóc tôi!” và liền gây gổ vì bị kéo tóc như vậy.
Chính vì người ấy đã xem “tóc là Tôi” hay “Tóc là của tôi”. Người ấy nghĩ tất cả mọi vật tạo thành thân thể của vị ấy là vị ấy.
Đây là sự CHẤP THỦ VÀO SẮC (RŪPUPĀDĀNAKKHANDHO)
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB