Chế định và chân đế (Phần 1)
CHẾ ĐỊNH và CHÂN ĐẾ (Phần 1)
–––––––––––––––
Có hai cách thuyết giảng Phật pháp, đó là, thuyết theo thực tại tuyệt đối – chân đế (paramattha desanā), và thuyết theo chế định – tục đế (paññatta desanā).
Cách đầu liên quan đến kiến thức thực tại tuyệt đối, trong khi cách sau liên quan đến kiến thức thông thường hay kiến thức phổ thông, mà thông qua sự nhận thức đó các sự, vật được biết theo tên gọi của chúng.
Khi chúng ta luận về Vô Thường (anicca), về Khổ (dukkha), về đặc tính của các vật chất chính (tứ đại), hay khi chúng ta luận về Đế (sacca), về niệm xứ (satipaṭṭhāna), và căn xứ (āyatana), chúng ta quan tâm đến những chủ đề thực tại tuyệt đối – chân đế.
Khi chúng ta nói về đàn ông, đàn bà, chư thiên, …. chúng ta quan tâm đến những chủ đề hàng ngày mà con người ta thường đề cập đến bằng những cái tên.
Có những người nhờ sự chỉ dẫn bằng phương tiện chế định – tục đế (paññatta) mà thấy được ánh sáng của Pháp, trong khi có những người được giác ngộ nhờ phương tiện chân đế (paramattha) – thực tại tuyệt đối.
Một vị giáo sư biết nhiều ngôn ngữ sẽ giải thích những vấn đề cho học trò người Anh của mình bằng tiếng Anh, học trò người Ấn bằng tiếng Ấn, và học trò người Miến bằng tiếng Miến.
Đức Phật cũng vậy, ai cần phải hiểu bằng phương tiện chế định – tục đế ngài dạy bằng chế định – tục đế, còn ai cần phải hiểu bằng phương tiện chân đế – thực tại tuyệt đối ngài dạy bằng chân đế – thực tại tuyệt đối.
Có tám lý do tại sao Đức Phật phải dùng những cái tên trong cách dùng thông thường và dạy đạo theo cách chế định tục đế, đó là:
(1) để giải thích về Tàm (hiri) và (Úy) ottappa, hay sự hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi;
(2) để chỉ cho mọi người thấy các chúng sanh có nghiệp là tài sản riêng của họ;
(3) để mô tả những nghiệp nổi bật của con người;
(4) để giải thích về tính chất vô gián và bất hoàn của loại cực trọng nghiệp;
(5) để khuyến khích việc thực hành các Phạm Trú (Brahma Vihāra);
(6) để tiết lộ bản chất của thần túc thông, trí nhớ các tiền kiếp của mình và của mọi người (pubbenivāsana ñāṇa);
(7) để giải thích về thanh tịnh thí (dakkhiṇavisuddhi); và
(😎 để hành động theo đúng lời nói.
GIẢI THÍCH
I. Để giải thích về Tàm (hiri) và (Úy) ottappa, hay sự hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi
–––––––––––––––
Khi chúng ta nói các uẩn hổ thẹn hay ghê sợ tội lỗi, có thể chẳng ai hiểu chúng ta muốn nói gì; nhưng khi chúng ta nói cô gái ấy biết hổ thẹn hay ghê sợ tội lỗi, mọi người đều hiểu những gì chúng ta muốn nói.
Vì thế khi Đức Phật muốn nhấn mạnh đến việc tu tập hai pháp hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi, ngài dùng cách nói thông thường.
II. Để chỉ cho mọi người thấy các chúng sanh có nghiệp là tài sản riêng của họ
–––––––––––––––
Khi chúng ta nói các uẩn có nghiệp là tài sản riêng của chúng, ý nghĩa của câu nói này khá hàm hồ.
Nhưng khi chúng ta nói những điều thiện hay ác mà các chúng sanh làm sẽ tạo ra những thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, do đó những nghiệp này là tài sản riêng của họ.
Cũng vậy, khi giải thích về nghiệp Đức Phật dùng ngôn ngữ thông thường.
III. Để mô tả những nghiệp nổi bật của con người
–––––––––––––––
Khi chúng ta nói các uẩn xây dựng nhà cửa hay chùa chiền, ý nghĩa sẽ chẳng rõ ràng.
Vì thế khi chúng ta muốn nói đến việc xây dựng chùa Kỳ–Viên của ông Cấp–cô–độc, chúng ta phải dùng tên để nói về ông ấy chứ không dùng các uẩn. Lúc đó mọi người sẽ hiểu ý nghĩa một cách rõ ràng. Đức Phật dùng những tên riêng là vì thế.
IV. Để giải thích về tính chất vô gián và bất hoàn của loại cực trọng nghiệp
–––––––––––––––
Khi chúng ta nói các uẩn giết cha mẹ của chúng, sẽ chẳng ai hiểu được những gì chúng ta muốn nói.
Tuy nhiên mọi người sẽ hiểu khi chúng ta nói rằng đứa con trai đã giết mẹ của nó hay đức vua A–xà–thế đã giết cha, vua Tần–bà–sa–la. Những ác nghiệp này lập tức tóm lấy kẻ giết mẹ, giết cha ngay khoảnh khắc chúng chết.
Và sự vận hành của nghiệp này được nói là không thể cứu vãn được. Về bản chất nó là loại ác nghiệp tồi tệ nhất trong các ác nghiệp, và được gọi là Vô Gián Nghiệp (ānantarika kamma) vì nó không cho phép ngừng lại để nghỉ.
Do đó, khi giải thích về loại nghiệp này Đức Phật phải dùng ngôn ngữ thông thường để mọi người hiểu.
Vô Gián Nghiệp đã tóm chặt lấy vua A–xà–thế bởi vì ông đã giết cha của mình. Vì thế, mặc dù vua có cơ hội nghe Đức Phật thuyết pháp, ông vẫn không gặt hái được chút sáng tỏ nào trong Pháp ấy.
Vô gián nghiệp đã đóng vai trò như một chướng ngại đối với sự chứng Đạo, và vì thế ông được xem như một sự nguy hiểm đối với Đạo (maggānantara).
Sau khi chết ông đi thẳng đến địa ngục đồng sôi (Lohakumbhī) để chịu khổ trong đó, mất đi cơ hội tái sanh cõi trời. Vì thế, ông cũng được xem như sự nguy hiểm đối với cõi chư thiên (saggantarāya).
V. Để khuyến khích việc thực hành các Phạm Trú (Brahma Vihāra)
–––––––––––––––
Khi chúng ta nói các uẩn gửi những lời chúc lành sống lâu và hạnh phúc của họ đến các uẩn khác thì sẽ chẳng ai hiểu điều đó có nghĩa là gì.
Vì thế chúng ta nói các vị sư và cư sĩ chúc các vị sư và cư sĩ khác được an vui và giải thoát khỏi khổ đau của kiếp người.
Đức Phật dạy các vị đệ tử của ngài thực hành bốn Phạm Trú — từ, bi, hỷ, và xả. Sự an trú trong việc thực hành này gọi là Phạm Trú.
Khi Đức Phật muốn giảng giải Bốn Phạm Trú này ngài dùng cách thuyết giảng theo chế định (paññatta desanā).
Ở đây, những người không biết về phương pháp luận của Đức Phật trong việc dạy pháp có suy nghĩ cho rằng cách thuyết giảng theo chân đế tốt hơn và do đó đã rải tâm từ không phải đến các cá nhân mà đến các uẩn.
Cần phải nhớ rằng trong việc thực hành bốn phạm trú không chỉ những danh từ chung, như tất cả chúng sanh (sabba satta) được dùng mà cả những danh từ riêng, như tất cả nam nhân (sabba purisa), tất cả nữ nhân (sabba itthiyo), v.v… được dùng.
Khi rải tâm từ đến những người khác bạn phải hướng tâm hay hướng sự chú ý đến người nhận như các cá nhân, chứ không phải đến danh và sắc của họ.
Danh và sắc là thực tại tuyệt đối, chúng xuất hiện cũng giống như gỗ đá; và nếu sự tình là vậy, rải tâm từ đến những vật vô tri phỏng có lợi ích gì? Chính vì thế điều cần ghi nhớ là khi bạn đang hành bốn phạm trú bạn phải nhận ra cá nhân những người mà tâm bạn đang chăm chú vào.
VI. Để tiết lộ bản chất của thần túc thông, trí nhớ các tiền kiếp của mình và của mọi người
(pubbenivāsana ñāṇa)
–––––––––––––––
Nếu chúng ta nói rằng các Uẩn của chúng ta có thể nhớ được các kiếp sống quá khứ, chẳng ai hiểu điều đó có nghĩa là gì.
Vì thế chúng ta phải nói Đức Phật nhớ được điều này, các vị A–la–hán nhớ được điều nọ. Do đó, khi Đức Phật muốn nói một điều gì đó liên quan đến những việc xảy ra ở quá khứ nhờ vận dụng Trí Nhớ Tiền Kiếp hay Túc Mạng Thông (pubbenivāsana ñāṇa), Đức Phật sẽ dùng cách thuyết theo chế định.
…
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB