Bậc thánh nhập – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2)
BẬC THÁNH NHẬP LƯU
– QUĂNG BỎ GÁNH NẶNG NGŨ UẨN NHỜ MINH SÁT TRÍ & BỐN THÁNH ĐẠO (P2)
–––––––––––––––
Một bậc thánh nhập lưu đã làm nhẹ bớt gánh nặng ngũ uẩn.
Với sự thành thục và hoàn thiện dần dần của minh sát trí dẫn đến sự chứng đắc nhập lưu thánh đạo, về mặt tinh thần, người hành thiền có thể nhận thức Niết–bàn, ở đây danh, sắc và các hành bị diệt hoàn toàn.
Vị ấy thực sự có thể cảm nhận được cảm giác bình yên cùng với sự chấm dứt của các hành (saṇkhāra) vốn làm duyên cho các đối tượng giác quan và thiền. Nơi đây mọi hiện tượng dừng lại, chỉ còn sự bình yên tuyệt đối.
Vị ấy được giải thoát khỏi cái ảo tưởng về tự ngã vốn xem thân và tâm này là tự ngã (atta) hay một chúng sinh (satta).
Vị ấy nhận ra cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay suy nghĩ chỉ do các uẩn danh và sắc tạo thành.
Sự co, duỗi hay chuyển động biểu thị cho những hoạt động của ngũ uẩn.
Mọi thân hành, khẩu hành, và tâm hành đều phát sinh trong cùng ngũ uẩn ấy.
Trước khi thiền, hành giả có thể nghĩ rằng mọi hoạt động và cách cư xử ấy là chính mình, vì thế vị ấy khẳng định: “Chính tôi là người thấy, hay Tôi thấy, Tôi nghe.”
Vị ấy đã lầm tưởng các hiện tượng danh, sắc là một thực thể sống cư trú bên trong vị ấy.
Giờ đây, sau khi đã được soi sáng bởi nhập lưu trí, ảo tưởng về tự ngã biến mất, và vị ấy nhận ra rằng tất cả những cái thấy, nghe, … chỉ là sự thể hiện của danh và sắc luôn luôn sanh và diệt. Điều này mô tả tiến trình diệt của thân kiến hay ảo tưởng về tự ngã (sakkāyadiṭṭhi).
Khoảnh khắc ảo tưởng về tự ngã này diệt, trí tuệ được mở ra; và người hành thiền xua tan mọi hoài nghi về sự hiện thực của Tam Bảo — Phật, Pháp, Tăng, về tính thiêng liêng của tam học — giới, định, tuệ, và về điều học (sikkhā).
Ở đây, để ngắn gọn, tôi sẽ tạm để điều học qua một bên, nhưng phải nhớ rằng một khi người hành thiền đã được an lập trong Tam Quy, thì một cách tự nhiên, vị ấy đã có niềm tin trong điều học.
Trong việc tu tập Đạo Lộ, thì giới, định, và tuệ là quan trọng tột bậc. Một vị Tỳ–kheo trong Tăng có nghĩa là người đang thực hành tam học.
Với sự diệt của thân kiến và hoài nghi, các phiền não (kilesa) cũng được đoạn trừ. Phiền não bao gồm tham, sân, si và những phiền não mà do chúng một người không phải thánh nhập lưu phải tái sanh liên tục, và vị đã đắc nhập lưu thì không hơn bảy kiếp.
Bất kỳ ai không thực hành trọn vẹn hoặc thực hành được một phần nào đó của thiền minh sát sẽ không thể đạt đến Đạo Quả, và do đó, người ấy có thể phải chịu khổ trong bốn ác đạo như kết quả của những nghiệp bất thiện họ đã làm.
Nếu vị ấy là một bậc tiểu nhập lưu (cūḷa sotappana), vị ấy có thể tránh được địa ngục trong kiếp kế; nhưng trong kiếp thứ ba có thể người ấy lại bị tóm bắt vào vòng xoáy của Luân Hồi, trải qua những lần tái sanh bất tận như con người và chư thiên bình thường vậy.
Tuy nhiên nếu bất kỳ một kiếp nào đó trong số những kiếp sống ấy, sau khi có cơ hội gặt hái những lợi ích từ giáo pháp của Đức Phật, người ấy thực hành thiền minh sát, người ấy vẫn có thể ước nguyện đạt đến Đạo Quả trong một thời gian ngắn khoảng vài kiếp tương lai, mặc dù người ấy đã lỡ cơ hội trong kiếp hiện tại này. Điều này có nghĩa rằng một giới hạn đã được đặt ra cho sự tái sanh của người ấy.
Đây là những lợi ích mà một người hành thiền minh sát nhận được vượt xa những người không hành thiền.
Ngược lại vô minh và tham ái ngăn kẻ phàm phu không cho họ giới hạn con số của những kiếp sống mà họ phải đi đến trong suốt vòng Luân Hồi như vậy.
Đây là những gì Đức Phật nói:
“Này các Tỳ–kheo! Không thể quan niệm được là vòng luân hồi này. Do vô minh che đậy và tham ái trói buộc các chúng sinh phải hiện hữu liên tục. Họ phải trải qua hết kiếp sống này đến kiếp sống khác trong luân hồi mà khởi điểm của nó không ai có thể biết được.”
Sự hiểu biết bình thường về cái thấy, nghe, … do năm uẩn hay sự kết hợp của danh và sắc tạo thành không phải là sự hiểu biết đúng như thực. Sự hiểu biết ấy là vô minh (avijjā). Nó tạo ra sự dối trá về tính thường hằng của các pháp thấy và nghe.
Nó lừa chúng ta vào chỗ tin rằng một đối tượng nào đó là thiện, là tốt và khả ái. Nó khiến chúng ta cố chấp vào ý niệm về tự ngã. Vì thế chúng ta nghĩ “đó là Tôi”, “đó là nó”, “đó là một chúng sinh”. Nó che đậy bản chất thực của các Uẩn, và vì thế chúng ta bị dẫn dắt vào ý nghĩ cho rằng các pháp là thường, lạc, ngã, tịnh, từ đó chúng ta bị dính mắc vào chúng. Đây là cách tham ái làm việc cấu kết với vô minh.
Nó cũng giống như một sợi dây trói buộc. Khi một con vật bị trói buộc, nó chỉ có thể di chuyển nhiều lắm là bằng chiều dài của sợi dây cho phép, không thể vượt qua giới hạn đó được.
Tương tự như vậy là các chúng sinh bị trói buộc vào tham ái, họ chỉ loanh quanh trong giới hạn của tham ái chứ không thể đi ra khỏi nó được. Họ sẽ phải tái sanh đi tái sanh lại không ngừng trong những hình thức khác nhau hay trong các Uẩn khác nhau. Bởi vì họ không thể trốn thoát khỏi các uẩn, không thể trốn thoát khỏi luân hồi.
Thực sự, ngay cả nghĩ về việc trốn thoát đó họ cũng không thể.
Vì thế các Uẩn cứ sanh đi sanh lại trong hàng tỷ, hàng tỷ kiếp của quả địa cầu, và chúng bắt đầu sanh từ khi nào cũng chẳng ai biết.
Các uẩn cứ tiếp tục sanh cho đến khi một người chứng đắc nhập lưu thánh đạo. Khi nhập lưu đạo được chứng đắc, người ta có thể ước đoán rằng các uẩn mới chỉ còn sanh tối đa bảy kiếp, sau bảy kiếp chúng sẽ không còn “trở thành” nữa.
Sự bình yên vĩnh hằng cuối cùng sẽ được thiết lập. Đây là cách làm thế nào để đặt gánh nặng xuống.
Trong Niddesa, đoạn văn kinh sau đây được đề cập:
Do nhờ nhập lưu đạo, sự tích chứa các nghiệp, phước hoặc phi phước, sẽ đi đến chấm dứt, và với sự chấm dứt này, tất cả danh (nāma) và sắc (rūpa) lẽ ra sẽ sanh vô hạn định suốt vòng luân hồi này nếu không đắc đạo, sẽ bị hủy diệt và bị tiêu diệt hoàn toàn sau bảy kiếp tái sanh.
Giống như bệnh được chữa lành là nhờ uống thuốc, sự chứng Đạo (nhập lưu) cũng sẽ cứu vị ấy khỏi vô số kiếp tái sanh, điều mà lẽ ra vị ấy phải trải qua nếu không chứng Đạo.
Giờ đây, không hơn bảy kiếp nữa vị ấy sẽ thoát khỏi cái vòng tái sanh bất tận của luân hồi. Điều này chỉ cho thấy gánh nặng được lấy đi hay được quăng bỏ bằng nhập lưu đạo như thế nào.
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.
FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW
(1) bốn chấp thủ, FB
(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB
(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB
(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB
(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB
⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB
⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB
(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB
(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB
(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
Chế định và chân đế (phần 1), FB
Chế định và chân đế (phần 2), FB
(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB
⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB
⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB
Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB
Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB
Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB
Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB
Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB