Thánh đạo trí bậc– quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3)

THÁNH ĐẠO TRÍ BẬC CAO

– QUĂNG BỎ GÁNH NẶNG NGŨ UẨN NHỜ MINH SÁT TRÍ & BỐN THÁNH ĐẠO (P3)

–––––––––––––––

[Trong bài P2 đã trình bày vế Dự lưu thánh đạo trí, trong bài P3 này sẽ nói tiếp về Gánh nặng ngũ uẩn sẽ được quăng đi ở những giai đoạn chứng đắc Thánh đạo trí ở tầng bậc cao hơn.]

Với sự chứng NHẤT LAI ĐẠO TRÍ (SAKKĀDĀGĀMI MAGGA), một người sẽ quăng bỏ được gánh nặng ở cuối kiếp kế, vì họ chỉ còn tái sanh lại duy nhất một lần.

Tuy nhiên BẬC THÁNH BẤT LAI (ANĀGĀMI) có thể khỏi phải tái sanh trong kiếp cuối cùng hiện tại của vị ấy, hoặc trong cõi Sắc Giới hoặc trong cõi Vô Sắc.

Sự hiện hữu không thể được tính như các kiếp sống, vì trong cõi Sắc Giới một người có thể tái sanh tối đa năm lần trong năm cõi Tịnh Cư (suddhāvāsā). Còn cõi Vô Sắc có bốn, vì thế một người có thể sẽ phải tái sanh bốn lần trong bốn cõi ấy.

Sự giải thích này cũng áp dụng cho những tham chiếu được thực hiện liên quan đến các bậc nhất lai và nhập lưu. Nghĩa là chúng chỉ liên quan đến các cõi hữu chứ không liên quan đến tái sanh. Điều này được giải thích trong Mula Tikā và là vấn đề bàn luận của các học giả.

Với sự chứng đắc của A–LA–HÁN THÁNH ĐẠO TRÍ (ARAHATTA MAGGA ÑĀṆA), bậc A–la–hán sau khi bát–niết bàn (parinibbāna) không còn tái sanh lại nữa, tất cả các uẩn đã bị diệt hoàn toàn. Loại bát niết bàn này được mô tả là vô dư y niết bàn (anupadisesa parinibbāna), ở đây vô dư y có nghĩa là không có gì (thuộc năm uẩn) còn lại.

Vì thế, Đức Phật dạy như sau:

“Này các tỳ–kheo! Khi tham ái bị đoạn diệt hoàn toàn, không còn dư tàn, khi ái được hoàn toàn từ bỏ, hoàn toàn vứt bỏ, hoàn toàn giải phóng hay giải thoát, và khi nó được xả ly, một sự hủy diệt như vậy có nghĩa là đã quăng xuống gánh nặng của năm thủ uẩn (upādānakkhandhās).”

Như vậy sự diệt của tham ái có nghĩa là quăng bỏ gánh nặng.

Nếu một người không ghi nhận các trần cảnh (đối tượng giác quan) xuất hiện ở sáu căn môn khi họ thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm hay suy nghĩ, thời tham ái cấu kết với vô minh sẽ chiếm được thế thượng phong trong lúc ấy. Cho phép tham ái sanh có nghĩa là chấp nhận gánh nặng.

Khi một người ghi nhận những gì đang xảy ra ở sáu căn môn, họ sẽ biết rõ hiện thực của vô thường, khổ và vô ngã; và sự hiểu biết về tính vô thường,… này sẽ xua tan tham ái trong lúc đó. Vì vậy mỗi sát–na ghi nhận các hiện tượng có nghĩa là chúng ta đang quăng xuống gánh nặng trong lúc ấy.

Khi một người thành tựu bốn thánh đạo, họ đã hủy diệt hoàn toàn tham ái.

Do đó nếu bạn thực lòng muốn từ bỏ gánh nặng, bạn phải hành thiền minh sát, loại thiền vốn dẫn bạn đến sự chứng đắc các Thánh Đạo.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: GIẢNG GIẢI KINH GÁNH NẶNG – Thiền Sư Mahasī Sāyadaw.

FB LINKS: KINH GÁNH NẶNG GIẢNG GIẢI – MAHASI SAYADAW

(1) bốn chấp thủ, FB

(2) chấp thủ phát sanh như thế nào?, FB

(3) ngã luận thủ (chấp thủ vào ý niệm về tự ngã), FB

(4) loại trừ ảo tưởng về tự ngã – atta, FB

(5) atta có thể bỏ qua nhờ ghi nhận chánh niệm, FB

⑴ ngũ thủ uẩn – gánh nặng thực sự, FB

⑵ như thế nào là mang lấy gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑶ gánh nặng ngũ uẩn nặng như thế nào?, FB

(4) quả báo ác nghiệp phục vụ gánh nặng ngũ uẩn., FB

(5) vui thú trần tục: ảo tưởng không có gánh nặng ngũ uẩn, FB

(6) ai mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

Chế định và chân đế (phần 1), FB

Chế định và chân đế (phần 2), FB

(1) tại sao chấp nhận mang gánh nặng ngũ uẩn?, FB

⑵ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p2): ba loại ái (taṅhā), FB

⑶ tại sao mang gánh nặng ngũ uẩn (p3): ba loại ái (taṅhā), FB

Quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p1), FB

Bậc thánh nhập lưu quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p2), FB

Thánh đạo trí bậc cao – quăng bỏ gánh nặng ngũ uẩn nhờ minh sát trí & bốn thánh đạo (p3), FB

Gánh nặng ngũ uẩn nhìn từ ánh sáng của tứ thánh đế, FB

Những bài học rút ra từ kinh gánh nặng – bhāra sutta, FB

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 11/8/2024