Đại phước của đại phước có được cơ hội hiếm hoi để gặp và thực hành chánh pháp

ĐẠI PHƯỚC CỦA ĐẠI PHƯỚC CÓ ĐƯỢC CƠ HỘI HIẾM HOI ĐỂ GẶP VÀ THỰC HÀNH CHÁNH PHÁP

–––––––––––––––

Sau khi giác ngộ, trải qua bảy tuần ở bảy nơi khác nhau, Đức Phật quay trở lại chỗ cây đa của người chăn dê vào ngày thứ năm mươi.

Ngồi dưới gốc cây ấy ngài suy xét “Ta nên giảng dạy pháp đến ai trước? Ai sẽ nhanh chóng hiểu được Pháp này?”

Rồi điều này khởi lên nơi ngài: “Có Āḷāra Kāḷāma là bậc đa văn, thiện xảo và thông minh. Từ lâu ông ta đã là người có ít bụi phiền não trong con mắt trí tuệ. Nếu ta dạy Pháp đến Āḷāra Kāḷāma trước thì sao? Chắc chắn ông ta sẽ nhanh chóng hiểu được pháp.”

Việc Đức Phật cố gắng để tìm xem ai là người đầu tiên sẽ hiểu được lời dạy của ngài một cách nhanh chóng rất quan trọng.

Mở những trung tâm thiền mới mà có được những người mộ đạo với đầy đủ đức tin, đầy đủ lòng nhiệt thành, sự cần cù, chánh niệm và thông minh là điều tối quan trọng.

Chỉ những người mộ đạo có những đức tính này mới có thể thành tựu trí tuệ thể nhập một cách nhanh chóng và trở thành những tấm gương sáng cho người khác theo.

Những thiền sinh thiếu đức tin, thiếu lòng nhiệt thành, cần cù, chánh niệm và thông minh hay những người mà thân và tâm yếu đuối do tuổi già khó có thể là nguồn cảm hứng cho người khác được.

Lần đầu tiên khi chúng tôi bắt đầu dạy Thiền Minh Sát Tứ Niệm Xứ, chúng tôi may mắn được khởi sự với ba người (thực ra đó là những người bà con của tôi), được phú cho các căn (tinh thần) khác thường.

Họ đắc được trí biết sự sanh và diệt (Udayabbaya Ñāṇa–Sanh Diệt Trí) chỉ trong vòng ba ngày thực hành và vô cùng vui mừng với việc thấy ánh sáng cũng như những tướng có thọ hỷ và lạc đi kèm.

Chính việc đạt được những kết quả nhanh chóng này là nguyên nhân cho sự chấp nhận và phổ biến rộng rãi kỹ thuật Thiền Minh Sát theo Mahāsī.

Đức Phật nghĩ đến việc dạy bài pháp đầu tiên của ngài cho ai nhanh chóng tiếp thu được nó là như vậy, nhưng khi ngài suy xét đến Āḷāra Kāḷāma, một vị chư thiên đã nói với ngài, “Bạch Thế Tôn, Āḷāra Kāḷāma đã qua đời bảy ngày trước.”

Lúc đó trí khởi lên cho Đức Phật, (và ngài) thấy rằng Āḷāra Kāḷāma đã qua đời bảy ngày trước và nhờ chứng thiền ông đã sanh về cõi Phạm Thiên Vô Sở Hữu Xứ

(Akincaññāyatana Brahma Cõi Phạm Thiên Vô Sắc).

BỎ LỠ ĐẠO QUẢ DO BẢY NGÀY

–––––––––––––––

“Thật là một sự mất mát to lớn đối với Āḷāra của giòng tộc Kāḷāma” Đức Phật than tiếc.

Āḷāra đã phát triển đầy đủ trí tuệ, nếu được nghe lời dạy của Đức Phật, có thể ông sẽ nhanh chóng đắc Đạo Quả A–la–hán. Nhưng cái chết sớm đã tước mất của ông cơ hội ấy.

Trong cõi Vô Sở Hữu Xứ, chỉ danh hiện hữu chứ không có sắc, cho dù Đức Phật có đi lên đó để dạy Pháp cho ông, ông cũng không được lợi ích gì.

Tuổi thọ của Vô Sở Hữu Xứ cũng dài tới sáu mươi ngàn kiếp. Sau khi chết ở đó, ông sẽ xuất hiện trở lại trong cõi người nhưng sẽ lỡ mất giáo pháp của chư Phật.

Như vậy, là một phàm nhân, ông sẽ phải trôi lăn trong luân hồi, có khi chìm xuống các cõi thấp để đối diện với những khổ đau. Do đó Đức Phật đã than tiếc rằng sự mất mát đối với Āḷāra Kāḷāma thật là to lớn.

Thời nay cũng vậy, có thể có những người đáng được những chứng đắc cao hơn, nhưng đã chết mà không có cơ hội nghe pháp hành Thiền Tứ Niệm Xứ như chúng tôi đang giảng giải; hay đã được nghe Pháp ấy, nhưng vẫn chưa ra sức nỗ lực để đưa nó vào thực hành.

Những con người hiền thiện đang tụ hội ở đây và đang nghe những gì chúng tôi giảng dạy hãy thận trọng thấy ra rằng đây là những cơ hội hiếm hoi cho sự thăng hoa của mình, chớ để phí hoài.

BỎ LỠ CƠ HỘI LỚN CHỈ MỘT ĐÊM

–––––––––––––––

Rồi Đức Phật nghĩ đến việc dạy bài pháp đầu tiên cho Udaka, con của thánh giả Rāma. Một vị chư thiên lại nói với Đức Phật: “Bạch Ngài, Udaka Rāmaputta đã qua đời đêm qua.”

Tri kiến khởi lên cho Đức Phật, (và ngài) thấy rằng đạo sĩ Udaka Rāmaputta quả thật đã mạng chung lúc canh đầu đêm qua và nhờ những thiền chứng của mình ông đã đạt đến cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Cảnh giới này cũng là một trạng thái vô sắc, và thọ mạng của nó lên đến tám mươi bốn ngàn kiếp. Đây là cõi sống cao tột nhất và cao quý nhất trong ba mươi mốt cõi, nhưng Pháp thì không thể được nghe ở cõi này.

Ở cõi người, Udaka Rāmaputta đã phát triển tâm linh cao đến nỗi nếu được nghe Pháp ông có thể chứng đắc A–la–hán Thánh Quả ngay lập tức. Nhưng ông sẽ không có được cơ hội ấy nữa vì đã bỏ lỡ nó do chết quá sớm đêm qua.

Bị tác động bởi sự kiện ấy Đức Phật đã nói lên lời thương cảm, “Thật là một mất mát to lớn cho đạo sĩ Udaka, con trai của thánh giả Rāma.”

Sau đó Đức Phật lại nghĩ xem ngài nên thuyết bài pháp đầu tiên này đến ai. Nhóm năm vị Tỳ–kheo xuất hiện trong thiên nhãn của ngài và ngài thấy họ đang sống trong Vườn (Bảo Hộ) Nai ở Benares.

HÀNH TRÌNH ĐI THUYẾT BÀI PHÁP ĐẦU TIÊN

–––––––––––––––

Thế là Đức Phật khởi sự lên đường. Các Bậc Giác Ngộ trước cũng thực hiện cuộc hành trình như ngài, nhưng bằng năng lực thần thông. Tuy nhiên Đức Phật Gotama của chúng ta chọn cách đi bộ vì mục đích muốn gặp đạo sĩ loã thể Upaka trên đường đi, người mà ngài muốn chia xẻ một điều gì đó.

Chú Giải bộ Phật Sử (Buddhavamsa) và chú giải Bộ Phật Sử nói rằng Đức Thế Tôn bắt đầu cuộc hành trình vào ngày rằm tháng Sáu. Nhưng Vườn Nai, ở Benares cách Cây Bồ Đề 18 do tuần (khoảng 142 dặm) và vì Đức Thế Tôn đi bộ, nên trong một ngày không thể nào đi hết một khoảng đường xa như thế trừ phi bằng năng lực thần thông.

Do đó, sẽ là thích hợp hơn nếu chúng ta ấn định ngày bắt đầu (thuyết kinh) là ngày trăng tròn thứ sáu của tháng Sáu (tức ngày 20 tháng sáu).

GẶP ĐẠO SĨ LOÃ THỂ UPAKA

–––––––––––––––

Đức Thế Tôn đi không xa khỏi Cây Bồ Đề bao nhiêu (khoảng 6 dặm trên đường đến Gāyā) thì gặp đạo sĩ loã thể Upaka, đệ tử của Nātaputta giáo chủ vĩ đại của Phái Loã Thể.

Nhìn thấy Đức Thế Tôn vị này đã nói, “Này Hiền giả, nét mặt của bạn thật trong sáng và thanh thản, nước da của bạn thật thanh tịnh và sáng chói. Nhân danh ai bạn xuất gia? Ai là đạo sư của bạn? Bạn thọ Pháp của ai?”

Đức Thế Tôn trả lời:

Sabbābhibhu sabbaviduhamasami Sabbesu Dhammesu anupalitto

Sabinjho taṇhākkhaye vimutto Sayaṃ Abhiññāya kamuddiseyyaṃ.

Ta (là) bậc vượt qua tất cả

Bậc thông suốt các pháp;

Ái diệt tận, giải thoát

Do đoạn trừ dục tham

Tự mình đắc thắng trí

Ta gọi ai thầy ta?

Thậm chí Đức Thế Tôn còn tự giới thiệu địa vị của mình một cách rõ ràng hơn, như sau:

Na me ācariyo atthi

Sadiso me na vijjati

Sadevakasamim lokasamin

Nattni me patipuggalo

Ta không có đạo sư,

Bậc như ta không có,

Giữa thế giới nhân, thiên,

Không có ai bằng ta.

Nghe điều này Upaka tự hỏi không biết Đức Thế Tôn đã đắc A–la–hán Thánh Quả chưa.

Đức Phật trả lời:

Ahaṃ hi arahā lole

Ahaṃ satthā anuttaro

Ekomhi Sammāsambuddho

Sitibhutosami Nibbuto

Quả thực, Ta là bậc A–la–hán trên đời,

Bậc đạo sư không có ai sánh bằng,

Đức Phật chánh đẳng giác duy nhất,

Mọi tham ái đã được dập tắt,

Ta đạt đến Niết Bàn Tịch Tịnh.

Upaka lúc đó mới hỏi Đức Thế Tôn xem ngài đang đi đâu và vì mục đích gì.

Đức Phật trả lời:

Để chuyển Bánh Xe Pháp (Chuyển Pháp Luân)

Ta đến thành Kāsi.

Giữa thế giới mù loà

Đánh lên trống Bất Tử.

Nghe như vậy, Upaka nghi ngờ: “Theo cách bạn tự xưng, bạn xứng đáng là bậc Chiến thắng Vô Tận chăng?”.

Và Đức Phật đã nói:

Mādisā ve jinā honti, Ye pattā Āsavakkhayam Jitā me pāpakā Dhammā, tasamāhamupaka jino.

“Như Ta, bậc Thắng giả,

Những ai chứng lậu tận,

Ác pháp, Ta nhiếp phục,

Do vậy, Ta vô địch”.

(Này Upaka)

(Những ai là Bậc Chiến Thắng giống như Ta đều đã đạt đến chỗ diệt tận các lậu hoặc. Ta đã đánh bại mọi ý nghĩ ác, ý tưởng ác, ý niệm ác. Vì lý do đó, này Upaka, Ta là Bậc Chiến Thắng (Jina).

Upaka thuộc phái du sĩ loã thể dưới sự lãnh đạo của Nātaputta, người được những đệ tử của mình gọi là Bậc Chiến Thắng (Jina).

Trong câu trả lời của ngài, Đức Thế Tôn giải thích rằng chỉ những người đã thực sự dập tắt các lậu hoặc, diệt tận mọi phiền não, giống như ngài, mới được phép gọi là Bậc Chiến Thắng.

KHI BỊ MÙ QUÁNG BỞI QUAN NIỆM SAI LẦM SẼ KHÔNG THẤY CHÂN LÝ

–––––––––––––––

Sau khi Đức Thế Tôn tuyên bố rằng ngài thực sự là một Bậc Chiến Thắng vô song, du sĩ loã thể Upaka lẩm bẩm, “Mong rằng sự tình là vậy, này ông bạn”, rồi lắc đầu và nhường đường cho Đức Thế Tôn tiếp tục cuộc hành trình của ngài.

Về sự kiện gặp gỡ của Upaka với Đức Phật này có một điều quan trọng cần phải ghi nhớ. Ở đây Upaka được đối diện với một Bậc Giác Ngộ đích thực nhưng ông vẫn không nhận ra. Ngay cả khi Đức Thế Tôn công khai thú nhận mình thực sự là một vị Phật, Upaka vẫn hoài nghi bởi vì ông đang chấp chặt vào những tà kiến của phái du sĩ loã thể.

Ngày nay cũng vậy có những người, đang hành theo tà đạo, khi được nghe nói về pháp môn thực hành chân chánh, họ vẫn không tin. Sự xét đoán sai lầm này là do tà kiến và cần phải thận trọng tránh.

Mặc dù Upaka không tỏ ra chấp nhận hoàn toàn những gì Đức Phật nói, song có vẻ như ông đã ra đi với một chút niềm tin nào đó nơi ngài, vì sau một thời gian ông đã quay trở lại với Đức Phật.

Chú giải nói rằng, một thời gian sau cuộc chia tay với Đức Phật, ông hoàn tục và cưới cô con gái của một người thợ săn, tên Capa, khi đứa con trai đầu lòng được sanh ra, ông trở nên nhàm chán đời sống gia chủ và xuất gia làm sa–môn dưới Đức Thế Tôn. Thực hành theo lời dạy của Đức Phật, ông đạt đến giai đoạn Bất–Lai (Thánh A–na–hàm).

Vào lúc thân hoại mạng chung ông sanh lên cõi Vô Phiền của Tịnh Cư Thiên (Suddhāvāsa Avihā), nơi đây, không lâu sau đó, ông đạt đến A–la–hán Thánh Quả.

Do thấy trước quả lợi ích sinh ra từ cuộc gặp gỡ với Upaka này mà Đức Thế Tôn đã thân hành đi bộ suốt một chặng đường dài đến Benares và đã trả lời tất cả những câu hỏi của Upaka vậy.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 19/8/2024