Khổ, ưu, não: những nỗi khổ được mô tả trong khổ thánh đế, chân lý đầu tiên của tứ thánh đế
KHỔ, ƯU, NÃO: NHỮNG NỖI KHỔ ĐƯỢC MÔ TẢ TRONG KHỔ THÁNH ĐẾ, CHÂN LÝ ĐẦU TIÊN CỦA TỨ THÁNH ĐẾ
–––––––––––––––
[Trong những bài trước đã mô tả nỗi khổ trong Khổ thánh đế như: ① Sinh (jati) là khổ, ② Già là khổ, ③ Chết là khổ, ④ Sầu là khổ, ⑤ Bi là khổ. Tiếp theo đây là mô tả về ⑥ Khổ thân là khổ, ⑦ Ưu là khổ, ⑧ Não là khổ.]
⑥ KHỔ THÂN LÀ KHỔ (DUKKHA)
–––––––––––––––
Những khó chịu ở thân như tê cứng, nóng bức, nhức nhối, mệt mỏi, ngứa ngáy…là khổ. Những đau đớn về thể xác (khổ nội tại) này được gọi là Khổ–Khổ (dukkha – dukkha), một loại khổ mà mọi người ai cũng biết và sợ.
Ngay cả những con vật như chó, mèo, heo, gà và chim chóc…cũng chạy trốn để được an toàn mỗi khi có dấu hiệu dù nhỏ nhoi nhất của việc bị đánh đập hoặc bị bắn bởi vì chúng cũng biết sợ sự đau đớn.
Như vậy, vấn đề khổ thân là Khổ (dukkha) này không cần phải bàn thảo chi tiết, vì mọi người đều biết.
Điều quan trọng là phải biết rằng bệnh hay ốm đau (byādhi), cũng nằm trong loại Khổ Thân này.
Khổ thân thường được theo sau bởi khổ tâm và như vậy nó còn được xem như một nhân cho khổ tâm nữa, đây là cái khổ đáng sợ.
Nếu cái đau ở thân được ghi nhận một cách chánh niệm hợp với phương pháp Tứ Niệm Xứ, khổ tâm được ngăn chặn. Lúc đó, chỉ có cái đau ở thân được cảm nhận.
Đức Thế Tôn đã nói lời tán dương việc thực hành mà nhờ đó khổ tâm được ngăn chặn và người ta chỉ có cái đau ở thân này thôi.
Để cho khổ tâm sanh khởi do không ghi nhận cái đau ở thân được Đức Phật chỉ rõ. Ngài nói, ‘Việc làm ấy cũng giống như cố gắng lấy ra cây gai thứ nhất đang làm cho đau bằng cách dùng cây gai khác để khươi ra, nhưng cây gai thứ hai này gẫy và nằm luôn trong thịt. Lúc đó người ấy phải chịu hai cái đau, một do cây gai thứ nhất và một cái đau thêm nữa do cây gai thứ hai.’ Minh hoạ này đáng nên suy xét cẩn thận.
⑦ ƯU LÀ KHỔ (DOMANASSA)
–––––––––––––––
Domanassa hay ưu biểu thị sự đau đớn về tinh thần như khó chịu, lo lắng, khổ sở, buồn rầu, sợ hãi…nó cũng là cái khổ nội tại, dukkha. – dukkha.
Có lẽ mọi người đều quen với nó và sợ nó, do đó không cần thiết phải giảng giải chi tiết ở đây.
Ưu không chỉ đàn áp tâm mà nó còn hành hạ cả thân nữa. Khi một người bị ưu tóm chặt, họ lang thang không ăn không ngủ suốt nhiều ngày một cách chán nản, hậu quả là sức khoẻ suy yếu và thậm chí chờ chết.
Ưu thực sự là một nỗi khổ ghê gớm, một nỗi khổ mà chỉ có các bậc Thánh Bất Lai và A–la–hán mới được miễn trừ.
Những người thực hành Tứ Niệm Xứ có thể vượt qua được sầu ưu nếu như họ cố gắng ghi nhận những trạng thái này khi nó khởi sanh.
Cho dù họ không thể vượt qua hoàn toàn, nhưng bằng cách này, họ có thể giảm bớt cái khổ của ưu đến một mức độ đáng kể.
⑧ NÃO LÀ KHỔ (UPĀYĀSA)
–––––––––––––––
Não (upāyāsa), là tình trạng rầu rĩ hay phẫn uất do khổ tâm quá mức nơi một người bị tác động bởi sự mất mát những người thân…tạo ra.
Nó khiến cho người ta than van nhớ tiếc khôn nguôi đối với sự mất mát đưa đến nóng bức tâm can và suy kiệt thể xác. Do đó, Não là một nỗi Khổ đáng sợ vì sự thiêu đốt tâm can và suy kiệt thể xác đi kèm theo nó vậy.
Chú giải minh hoạ sự khác nhau giữa Sầu (soka), Bi
(parideva), và Não (upāyāsa) như sau:
– Sầu giống như dầu ăn hay thuốc nhuộm trong một cái nồi bắc trên một ngọn lửa cháy riu riu.
– Bi giống như sự bùng sôi của nó khi nấu trên một ngọn lửa cháy nhanh.
– Não giống như những gì còn lại trong nồi sau khi đã sôi và không thể nấu cho sôi thêm được nữa, chỉ tiếp tục nấu cho đến khi nó khô cạn mà thôi.
(Còn tiếp)
– Hết trích dẫn –
Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.
Bài viết liên quan
- Danh mục các bài viết quan trọng, Web, FB
- Tôi nguyện, Web, FB
- Tại sao Myanmar, Web, FB
- Mục đích sử dụng Facebook là gì, Web, FB
- Sàng lọc thông tin như thế nào, Web, FB
- Thế nào là tu đúng đạo Phật, Web, FB
- Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), Web, FB
- Cái gì, như thế nào, để làm gì, Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), Web, FB
- Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), Web, FB
🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive
- Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FB, Youtube
- Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FB, Youtube
- Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
- Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
- Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, Web, FB, Youtube
- Thọ trì tam quy và ngũ giới, Web, FB
- 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, Web, FB
- Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, Web, FB