ĐI– để có thể đến nơi cần phải đến

ĐI – để có thể đến nơi cần phải đến

–––––––––––––––

Chư Tỳ khưu Việt nam khất thực hàng ngày, 16.9.2024, Thiền viện Taungyi Tharmanaykyaw Mahagandhayon, Myanmar.

–––––––––––––––

CHÁNH KINH: LÀM CHO KHẤT THỰC ĐƯỢC THANH TỊNH NHƯ THẾ NÀO?

–––––––––––––––

– Này Sariputta, các căn của Ông rất sáng suốt, sắc da của Ông thanh tịnh trong sáng. Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với loại an trú nào?

– Bạch Thế Tôn, con nay đang phần lớn an trú với Không trú.

– Lành thay, lành thay! Này Sariputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân.

Này Sariputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh.

Do vậy, này Sariputta, nếu Tỷ–kheo ước mong rằng: “Mong rằng tôi nay phần lớn an trú với sự an trú không tánh”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy cần phải suy tư như sau:

[LỤC CĂN & LỤC TRẦN

❶ Mắt & Sắc, ❷ Tai & Thanh, ❸ Mũi & Hương, ❹ Lưỡi & Vị, ❺ Thân & Xúc, ❻ Ý & Pháp]

–––––––––––––––

“Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực, và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, tại chỗ ấy, đối với ⚀ các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên ở nơi ta dục, tham, sân si, hay hận tâm không?”

Này Sariputta, nếu Tỷ–kheo sau khi tư duy biết rằng: “Trên con đường ta đã đi vào làng để khất thực, tại trú xứ ta đã đi khất thực và trên con đường từ làng ta đi khất thực trở về, đối với ⚀ các sắc do mắt nhận thức, có khởi lên nơi ta dục, tham, sân, si hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.

Nhưng này Sariputta, nếu Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Trên con đường ta đã đi… ta đi khất thực trở về, đối với ⚀ các sắc do mắt nhận thức, không có khởi lên nơi dục, tham, sân, si hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

Lại nữa, này Sariputta, Tỷ–kheo cần phải suy tư như sau: “Trên con đường ta đã đi…, ta đi khất thực trở về,

⚁ đối với các tiếng do tai nhận thức,…

⚂ đối với các hương do mũi nhận thức,…

⚃ đối với cácvị do lưỡi nhận thức,…

⚄ đối với các xúc do thân nhận thức,…

⚅ đối với các pháp do ý nhận thức,

có khởi lên dục, tham, sân, si hay hận tâm không?”

🔸 Này Sariputta, nếu Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Trên con đường ta đã đi…, ta đi khất thực trở về,

⚁ đối với các tiếng do tai nhận thức,…

⚂ đối với các hương do mũi nhận thức,…

⚃ đối với các vị do lưỡi nhận thức,…

⚄ đối với các xúc do thân nhận thức,…

⚅ đối với các pháp do ý nhận thức,

CÓ KHỞI LÊN NƠI TA dục, tham, sân, si, hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải tinh tấn đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy.

🔹 Nhưng này Sariputta, nếu Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Trên con đường ta đã đi…, ta đi khất thực trở về,

⚁ đối với các tiếng do tai nhận thức,…

⚂ đối với các hương do mũi nhận thức,…

⚃ đối với các vị do lưỡi nhận thức,…

⚄ đối với các xúc do thân nhận thức,…

⚅ đối với các pháp do ý nhận thức,

KHÔNG CÓ KHỞI LÊN NƠI ta dục, tham, sân, si hay hận tâm”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

[NĂM DỤC TRƯỞNG DƯỠNG

❶ Sắc, ❷ thanh, ❸ hương, ❹ vị, ❺ xúc khả hỷ, khả lạc, khả ái]

–––––––––––––––

Lại nữa, này Sariputta, Tỷ–kheo cần phải suy tư như sau:

“Ta đã đoạn tận năm dục trưởng dưỡng chưa?”…

[NĂM TRIỀN CÁI

❶ Tham, ❷ Sân, ❸ Hôn Trầm – Thụy Miên, ❹ Trạo Cử – Hối Tiếc, ❺ Hoài nghi]

–––––––––––––––

… “Ta đã đoạn tận năm triền cái chưa?”…

[NĂM THỦ UẨN

❶ Sắc, ❷ Thọ, ❸ Tưởng, ❹ Hành, ❺ Thức]

–––––––––––––––

… “Ta có liễu tri năm thủ uẩn chưa?”…

[BỐN NIỆM XỨ

❶ Thân, ❷ Thọ, ❸ Tâm, ❹ Pháp]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập bốn niệm xứ chưa?”…

[TỨ CHÁNH CẦN

❶ Ngăn bất thiện pháp phát sinh, ❷ Diệt các bật thiện pháp đang có, ❸ Phát khởi thiện pháp chưa sinh, ❹ Vun bồi thiện pháp đang có]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập bốn chánh cần chưa? “…

[TỨ NHƯ Ý Túc

❶ Khát vọng, ❷ Tinh cần, ❸ Tâm, ❹ Trí]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập bốn như ý túc chưa?”…

[NGŨ CĂN

❶ Tín, ❷ Tấn, ❸ Niệm, ❹ Định, ❺ Tuệ]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập năm căn chưa?”…

[NGŨ LỰC

❶ Tín, ❷ Tấn, ❸ Niệm, ❹ Định, ❺ Tuệ]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập năm lực chưa?”…

[THẤT GIÁC CHI

❶ Niệm (Sati),❷ Trạch Pháp (Dhammavicaya),❸ Tinh Tấn (Viriya), ❹ Hỷ (Piti), ❺ Khinh An (Passadhi), ❻ Ðịnh (Samadhi), ❼ Xả (Upekkha)]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập bảy giác chi chưa?”…

[BÁT THÁNH ĐẠO

❶ Chánh kiến ❷ Chánh tư duy, ❸ Chánh ngữ, ❹ Chánh nghiệp, ❺ Chánh mạng, ❻ Chánh tinh tấn, ❼ Chánh niệm, Chánh định]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập Thánh đạo Tám ngành chưa?”…

[SAMATHA & VIPASSANA

❶ Thiền Chỉ, ❷ Thiền Quán]

–––––––––––––––

… “Ta đã tu tập Chỉ và Quán chưa? “…

[MINH & GIẢI THOÁT]

–––––––––––––––

Lại nữa, này Sariputta, Tỷ–kheo cần phải suy tư như sau: “Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát chưa? “

🔸 Nếu Tỷ–kheo, này Sariputta, trong khi suy tư được biết như sau: “Ta chưa chứng ngộ minh và giải thoát”, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy cần phải tinh tấn tu tập minh và giải thoát.

🔹 Nhưng nếu, này Sariputta, Tỷ–kheo trong khi suy tư được biết như sau: “Ta đã chứng ngộ minh và giải thoát “, thời này Sariputta, Tỷ–kheo ấy cần phải an trú với hỷ và hân hoan ngày đêm tu học trong các thiện pháp.

🍀 [QÚA KHỨ]

Này Sariputta, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào trong thời quá khứ đã làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh bằng cách suy tư, suy tư như vậy.

🍀 [TƯƠNG LAI]

Này Sariputta, những Sa–môn hay Bà–la–môn nào trong thời gian tương lai sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, suy tư như vậy.

🍀 [HIỆN TẠI]

Và này Sariputta, những Sa–môn, Bà–la–môn nào trong thời hiện tại, làm cho khất thực được thanh tịnh, tất cả những vị ấy đã làm cho khất thực được thanh tịnh, bằng cách suy tư, suy tư như vậy.

Vậy này Sariputta, các Ông cần phải học tập như sau:

“Sau khi suy tư, suy tư, chúng ta sẽ làm cho khất thực được thanh tịnh”.

Này Sariputta, các Ông phải tu tập như vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sariputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Trung Bộ Kinh – Majjhima Nikaya – 151. Kinh Khất thực thanh tịnh – (Pindapàtapàrisuddhi sutta)

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 18/9/2024