Ngài Mahasi Sayadaw

Ngài Mahasi Sayadaw – một trong những vị thánh tăng được kính trọng bậc nhất trong lịch sử Phật giáo thời cận đại. – Sumangala Bhikkhu Viên Phúc

–––––––––––––––

Tại Đại hội kết tập Tam Tạng kinh điển Phật giáo lần thứ sáu diễn ra từ ngày Phật đản 17 tháng 5 năm 1954 đến ngày Phật đản năm 1956 ở thủ đô Yangon, Miến Điện, nhân kỷ niệm 2.500 năm Phật lịch, vai trò của ngài Đại trưởng lão Mahasi Sayadaw ở đây tương đương với vai trò Người đặt câu hỏi của Đại Trưởng Lão Ca–diếp trong cuộc Kết tập kinh điển lần thứ nhất. Và Người Trả Lời là Đại Trưởng Lão Tam Tạng Bhaddanta Vicittasārā Bhivaṁsa.

Đại hội do Chính phủ Miến Điện bảo trợ. Các đại biểu đến từ Miến Điện và các nước có Thượng tọa bộ gồm Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Sri Lanka, Ấn Độ và Nepal.

Người Hỏi đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong Đại Hội Kết Tập Kinh Điển, vì chính ngài là người nêu ra những Câu hỏi có thực chất hay những Câu hỏi có hình thức có thể xem như thích hợp trong trình tự kiểm xét lại toàn bộ Tam tạng kinh điển mà tại mỗi cuộc kết tập đã thực hiện.

Quá trình kết tập kinh điển được chủ tọa và 2.500 tu sĩ Phật giáo theo dõi, chất vấn và ghi chép.

Kinh điển được kết tập, xem xét, chú giải bằng ba thứ tiếng Pāli, tiếng Myanmar, và tiếng Anh. Các kinh điển của kỳ Đại hội lần thứ năm được sử dụng làm căn cứ và đối chiếu với các bản kinh cổ của Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia và Hiệp hội Thánh điển Pāli ở Luân Đôn, Anh.

THIỀN SƯ MAHASI SAYADAW

–––––––––––––––

Mahasi Sayadaw U Sobhana (1904–1982) là một trong những vị thiền sư Myanmar nổi tiếng bậc nhất trong thế kỷ XX.

Phương pháp giảng dạy về thiền Vipassanā của Ngài được phổ biến khắp nơi ở Châu Á, và cả ở thế giới phương Tây.

Phương pháp thiền Mahasi Sayadaw dựa vào Kinh Niệm Xứ – Satipaṭṭhāna Sutta, hướng dẫn cho hành giả chú tâm theo dõi mọi hiện tượng đang xảy ra trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp, tức Tứ Niệm Xứ, để chế ngự mọi tham – ưu trên đời, để không thủ chấp bám víu vào bất thứ điều gì trên thế gian.

Giai đoạn đầu, vị hành giả trau dồi giới hạnh trang nghiêm, từ bỏ những suy nghĩ và ham muốn dục lạc thế tục, thiểu dục tri túc.

Kế đến, hành giả sẽ chú tâm theo dõi chuyển động phồng lên và xẹp xuống của cơ bụng trong quá trình thở vào và thở ra, và ghi nhận kịp thời sự phóng tâm, sự đau nhức, nóng bức, cảm thọ khó chịu dễ chịu, âm thanh, mùi hương… mỗi khi chúng xuất hiện xen vào tiến trình thiền tập.

Quan sát thật kịp thời, chu đáo các hiện tượng sắc pháp và danh pháp, tức ngũ thủ uẩn: sắc – thọ – tưởng – hành – thức, liên tục sanh khởi rồi hoại diệt trong khi đi, đứng, nằm, ngồi, xúc chạm, ăn uống, nhìn nghe, ngửi, nếm, suy nghĩ… mọi lúc mọi nơi trừ khi ngủ.

Sự thực hành miên mật pháp thiền minh sát tứ niệm xứ như vậy sẽ giúp cho vị hành giả có khả năng hiểu biết đúng như thật về mọi hiện tượng xảy ra trong bản thân và xung quanh ta, chúng chỉ đơn thuần là các tiến trình danh và sắc, sinh diệt bởi nhân quả phụ thuộc lẫn nhau theo lý duyên khởi, để từ đó phát sanh tuệ quán minh sát về vô thường, khổ não, vô ngã, và thành đạt Đạo – Quả giác ngộ giải thoát.

Thiền sư Mahasi Sayadaw là vị nêu lên tất cả các câu hỏi (Pucchaka), và cũng chính là vị chủ biên trong kỳ Kết Tập Tam Tạng Kinh Điển Phật giáo lần thứ sáu.

Ngài Mahasi Sayadaw U Sobhana là bậc cao tăng bác học, là một thiền sư lỗi lạc đã tạo nên nguồn cảm hứng và sự khích lệ mạnh mẽ đến cho toàn thể các hành giả Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là một trong những vị Thánh tăng được kính trọng bậc nhất trong lịch sử Phật giáo thời cận đại.

 

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 20/9/2024