Tập đế – câu truyện kinh cảm tham ái (taṇhā) dẫn đến tái sanh làm trâu, gà, bò trong thời hiện đại

TẬP ĐẾ – CÂU TRUYỆN KINH CẢM THAM ÁI (TAṆHĀ) DẪN ĐẾN TÁI SANH LÀM TRÂU, GÀ, BÒ TRONG THỜI HIỆN ĐẠI

–––––––––––––––

… Hãy ghi nhớ kỹ trong tâm bài học của các câu chuyện tái sinh này và cố gắng để giải thoát khỏi mọi khổ đau qua việc hành thiền vipassanā.

Những câu chuyện trích dẫn tương tợ như thế này trong Kinh Điển và các bản chú giải Pāḷi không thiếu.

Bây giờ chúng tôi sẽ bàn đến một số sự kiện đã gặp trong thời hiện đại.

MỘT VỊ TRƯỞNG LÃO PHÁP SƯ

–––––––––––––––

Trước đây khi chúng tôi sống tại tu viện Taungwine Taikkyaung ở Mawlamyaing (Miến Điện). Lúc bấy giờ có một vị Trưởng lão Pháp sư rất nổi tiếng.

Trong một buổi lễ trai tăng nhân dịp tuần thất thứ nhất của một luật sư, vốn là thí chủ của ngài, ngài đã thuyết bài pháp sau để hồi hướng phước cho người quá cố.

“Mạng sống này của ta thực sự là ngắn ngủi, phù du; nhưng cái chết của ta là cố định. Chắc chắn là ta phải chết. Sự sống của ta sẽ chỉ chấm dứt trong cái chết.. Sự sống là vô thường; nhưng ngược lại, cái chết là thường và chắc chắn.”

Ngài đã dùng pháp quán sự chết này như một đề tài của buổi thuyết pháp. Dịp lễ ấy chúng tôi cũng có mặt và được nghe bài pháp của ngài.

Vài ngày sau buổi lễ ấy, chúng tôi được nghe tin buồn là vị Trưởng Lão pháp sư đã chết. Lúc đó chúng tôi nghĩ rằng có lẽ ngài chết với tâm quán tưởng sự chết như ngài đã thuyết vài ngày trước. Nghe nói vị Trưởng Lão đã gặp một cái chết dữ, đó là chết dưới tay của những kẻ ám sát, chúng đã dùng dao găm đâm chết ngài.

Khoảng ba năm sau, một đứa bé trai từ Magwe cùng đi với cha mẹ đến vùng Mawlamyaing. Đứa bé ấy cứ quấy rầy cha mẹ, bắt họ phải đưa nó đến Mawlamyaing.

Khi đến ngôi chùa của vị Trưởng Lão trước đây, đứa bé nói với cha mẹ nó rằng trong kiếp trước nó là vị Trưởng Lão trụ trì tại ngôi chùa đó.

Nó có thể nói mọi thứ về ngôi chùa ấy và những gì nó nói đều được thấy là sự thực. Nó nhớ hết các vị sư lãnh đạo ở các ngôi chùa lân cận và gọi họ bằng tên như trong kiếp trước nó thường gọi.

Khi người ta yêu cầu nó nói tên của một người đàn ông mà trước đây là đệ tử thân tín của vị Trưởng lão quá cố, đứa bé trả lời: “sợ lắm, sợ lắm”.

Khi được hỏi là nó sợ cái gì, đứa bé kể lại việc người đàn ông ấy đã liên kết với những kẻ sát nhân đâm nó chết như thế nào, và nó đã chạy trốn họ bằng cách chạy đến một bờ sông và tìm thấy một chiếc thuyền rồi thoát thân bằng chiếc thuyền ấy ra sao. Sau khi đến một ngôi làng ở bờ biển Magwe, nó nói nó đã đi vào ngôi nhà của cha mẹ nó hiện nay.

Thực sự ra hình ảnh mà nó thấy nó đã chạy trốn những kẻ sát nhân, rồi sau đó tìm được một chiếc thuyền trên bờ sông, và bơi thuyền đến nhà của cha mẹ nó, tất cả chỉ là thú tướng (gati nimitta), những dấu hiệu về nơi đến (nơi sẽ tái sanh) đã xuất hiện vào lúc cận tử.

Đây cũng là một trường hợp đáng để ghi nhớ vì nó xác định sự kiện luyến ái dẫn đến tái sanh, hay dẫn đến một hiện hữu mới như Đức Phật đã nói.

SANH LÀM TRÂU VÌ SỐ TIỀN 40 KYATS

–––––––––––––––

Trong một con phố nọ ở huyện Monywa, có một người đàn ông làm nghề cho vay tiền trong thời kỳ cai trị của Anh.

Một lần, ông ta yêu cầu người nông dân nọ trả nợ trong khi người này nói số tiền mượn đó anh đã trả rồi.

Người cho vay tiền cứ nằng nặc cho rằng anh nông dân này chưa trả. Cuối cùng, ông tuyên bố, “Nếu như tôi thực sự có đòi anh trả hai lần số tiền 40 kyats mà anh nói là đã trả rồi ấy thì cầu cho tôi sanh làm con trâu trong nhà của anh đi.”

Với lời thề này, ông ép anh nông dân phải trả số tiền nợ một lần nữa. Như vậy, anh nông dân nghèo buộc phải trả hai lần số tiền mà anh đã mượn.

Không lâu sau đó, người cho vay tiền chết. Và trong nhà anh nông dân, người đã phải trả hai lần số tiền mượn, một con trâu nghé sanh ra.

Đoán rằng người cho vay tiền đã tái sanh làm con trâu nghé trong nhà mình, người nông dân nghèo thử gọi con trâu nghé, “Sayā, Sayā, đến đây con,” y như cách anh thường gọi người cho vay tiền trước đây.

Lạ thay, con trâu nghé đáp lại lời gọi của anh và đi đến bên anh. Lúc này anh tin chắc rằng người cho vay tiền cũ đã thực sự tái sanh làm con trâu trong nhà anh đúng theo lời thề của ông ta, người nông dân bắt đầu đem chuyện này kể với mọi người.

Con gái của người cho vay tiền nghe được điều này liền kiện anh nông dân ra toà vì đã nói xấu cha cô.

Vị thẩm phán nhận xử vụ kiện cho đòi nguyên cáo, bị cáo và con trâu cùng với các nhân chứng của cả hai bên đến.

Tại toà, người nông dân gọi con trâu, “Sayā, hãy đến đây” y như cách anh thường gọi người cho vay tiền. Con trâu nghe lời anh và đi đến.

Con gái người cho vay tiền thường gọi cha mình là “Shi, Shi”. Khi cô gọi “Shi, Shi” ở toà án, con trâu cũng đi đến bên cô.

Vị thẩm phán đi đến kết luận rằng anh nông dân nghèo nói đúng sự thật (không có ý định nói xấu ái cả) và do đó huỷ bỏ vụ kiện.

Từ câu chuyện này, chúng ta thấy không khó để tin rằng từ là một người vẫn có thể tái sanh làm một con trâu như thường.

Bởi thế, Đức Phật nói taṇhā hay ái sẽ dẫn đến tái sanh. Cũng cần phải chú ý rằng thề bậy có thể đưa một người đến tai hoạ khủng khiếp như vậy.

NỢ MỘT CHÚT GẠO CỦA NGA NYO

–––––––––––––––

Có một ngôi làng khoảng 400 căn nhà gọi là làng Chungyo, cách Taungdwingy khoảng mười dặm về phía tây bắc.

Đối với thanh niên trong làng thì Nga Nyo và Ba Saung là đôi bạn thân cùng kiếm sống bằng cách đi bán lá trầu không (cho người ta ăn trầu) ở những ngôi làng quanh đó.

Một hôm sau khi đi bán một vòng trở về, nửa đường Ba Saung hết gạo. Anh đã mượn một ít gạo của Nga Nyo để nấu bữa cơm chiều. Sau bữa ăn chiều, cả hai thong dong trở về làng trong đêm trăng sáng, Ba Saung vô tình đạp nhằm một con rắn độc và bị nó cắn chết tại chỗ. Lúc đó hai người bạn mới khoảng chừng hai mươi.

Có lẽ do bám vào ý nghĩ mắc nợ chút gạo đó vào lúc chết mà Ba Saung đã tái sanh làm một con gà trống trong nhà của Nga Nyo.

Nga Nyo huấn luyện nó để trở thành một con gà đá và đưa nó vào các cuộc đá độ. Ba trận đầu con gà của Nga Nyo đều thắng, nhưng không may đến trận thứ tư nó thất bại do đối thủ của nó lớn hơn và mạnh hơn.

Nga Nyo bộc lộ sự thất vọng của mình và giận dữ nắm chân con gà đập nó xuống đất. Đem con gà dở sống dở chết về nhà, anh ném nó xuống gần chỗ lu nước và tại đây con bò của Nga Nyo đi đến và le lưỡi liếm nó (tỏ vẻ thương hại).

Con gà tội nghiệp chết và sau đó tái sanh trong bào thai của con bò. Khi con bê đã lớn kha khá, nó được đám bạn của Nga Nyo mua với giá bốn Kyats để đãi tiệc trong đó có anh ta tham dự.

Trong khi họ đang chuẩn bị giết và xẻ thịt con bê cho bữa tiệc, hai vợ chồng người thư ký từ Taungdwingyi tình cờ đi đến và chứng kiến sự việc.

Tỏ lòng thương cảm con bê, người vợ nói, “Giá con bê này là của tôi, tôi sẽ không đối xử với nó tàn nhẫn như vậy. Cho dù nó có chết một cái chết tự nhiên, tôi cũng không lòng dạ nào ăn thịt nó, mà chỉ đem chôn.”

Một thời gian sau, vợ người thư ký này sanh một đứa bé trai. Đứa bé lặng thinh không nói cho mãi tới năm lên bảy tuổi khi mà, một hôm cha nó nói, “Này con trai, con hãy nói một vài lời với cha mẹ đi. Hôm nay là ngày lãnh lương. Cha sẽ mua và mang về cho con mấy bộ quần áo đẹp.”

Giữ lời hứa, chiều hôm đó người cha trở về với mấy bộ quần áo đẹp cho đứa con trai. Anh nói, “Này con, đây là những bộ đồ đẹp cho con. Bây giờ hãy nói với cha mẹ đi nào.”

Đứa bé lúc đó chỉ thốt lên, “Chút ít gạo của Nga Nyo.” Người cha nói, “Này con trái, hãy nói với cha mẹ đi. Không chỉ chút ít gạo, mà cả bao gạo trả nợ cho con cũng được.”

Nghe như vậy đứa bé nói “Nếu thế, hãy bỏ một bao gạo lên xe bò đi, chúng ta sẽ đi ngay bây giờ để trả nợ cho con.”

Bỏ một bao gạo lên xe theo yêu cầu, họ khởi hành lên đường. Người cha hỏi đứa con, “Bây giờ chúng ta sẽ đi đâu?” Đứa bé hướng dẫn người cha đánh xe về phía bắc của Taungdwingyi, và cuối cùng họ đến làng Chaungyo, đứa con nói, “Nó đó. Là ngôi làng đó đó,” và tiếp tục hướng dẫn cha nó đi qua những con đường làng cho đến khi tới nhà của Nga Nyo.

Sau khi hỏi thăm xem đó có phải thực là nhà của ông Nyo không. Chính Nga Nyo là người xác nhận đó là nhà của mình và đi ra đón. Khi ông ra đến gần chiếc xe, đứa bé réo gọi ông, “Này, Nga Nyo, anh vẫn còn nhớ tôi chớ?”

Người đàn ông cảm thấy bị xúc phạm khi đứa bé đáng tuổi con mình lại gọi mình một cách thô lỗ là Nga Nyo, nhưng trở nên nguôi ngoai khi người thư ký giải thích, “Xin ông chớ giận, Nyo. Đứa bé này đang ở trong trường hợp khá lạ lùng đấy.”

Khi họ đi vào trong nhà, đứa bé bắt đầu:

“Vậy ra, Nga Nyo, anh không nhớ tôi sao? Chúng ta có lần đi bán lá trầu cùng nhau quanh các ngôi làng đấy. Tôi đã mượn của anh một ít gạo. Rồi tôi bị một con rắn cắn chết trước khi tôi có thể trả món nợ ấy cho anh.

Kế đó tôi sanh làm con gà trống trong nhà anh. Sau khi thắng được ba trận cho anh, tôi thua trận thứ tư vì đối thủ của tôi mạnh hơn tôi rất nhiều. Do thua độ ấy anh đã đập tôi chết trong cơn giận.

Lúc sắp chết. Dở sống dở chết, anh ném tôi xuống gần cái lu nước rồi một con bò đi đến và liếm vào người tôi. Tôi thụ thai trong bụng nó và tái sanh làm một con bò.

Khi tôi vừa trở thành một con bò tơ, các anh đã giết tôi để ăn thịt. Lúc bấy giờ người thư ký và vợ, là cha và mẹ của tôi hiện nay, đến gần bên và tỏ lòng thương cảm đối với tôi.

Sau khi tôi chết như một con bò, tôi tái sanh làm con của cha mẹ tôi hiện nay. Bây giờ tôi đến để trả món nợ chút ít gạo tôi vay anh đây.”

Tất cả những gì đứa bé kể lại được Nga Nyo xác nhận là đúng sự thực và anh ta khóc nức nở, cảm thấy hối hận vì sự đối xử tệ bạc mà anh đã làm đối với người bạn cũ.

Qua câu chuyện này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng trừ phi ái (taṇhā) được bứng gốc hoàn toàn, bằng không sự tái sanh trong những hiện hữu mới là điều không thể tránh khỏi.

(Còn tiếp)

– Hết trích dẫn –

Nguồn trích dẫn: Giảng Giải Kinh Chuyển Pháp Luân – Đại trưởng lão Thiền sư Mahasi Sayadaw.

Bài viết liên quan

  • Danh mục các bài viết quan trọng, WebFB
  • Tôi nguyện, WebFB
  • Tại sao Myanmar, WebFB
  • Mục đích sử dụng Facebook là gì, WebFB
  • Sàng lọc thông tin như thế nào, WebFB
  • Thế nào là tu đúng đạo Phật, WebFB
  • Điều kiện tham dự các khóa thiền minh sát Vipassana (Tứ niệm xứ), WebFB
  • Cái gì, như thế nào, để làm gì, WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p1/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p2/3), WebFB
  • Lưu lại để dễ tìm kiếm các bài viết quan trọng (p3/3), WebFB

🔊🔊 Audio – Video bài giảng – Tỳ khưu Viên Phúc Sumagala – thiền viện Tharmanakyaw Mahagandhayon Monastery, Yangon, Myanmar, Youtube, Archive

  • Yếu pháp tu tập trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, FBYoutube
  • Thiền minh sát Vipassana – Lý thuyết & thực hành – Thiền sư Viên Phúc Sumagala (2019), FBYoutube
  • Ehipassiko – Đến để thấy: phóng sự về khóa tu thiền minh sát Vipassana tại chùa Nam tông SG, Youtube
  • Xin hãy đừng phí phạm dù chỉ mỗi một giây – Thiền sư Viên Phúc Sumagala. Youtube
  • Giới và luật trong Phật giáo nguyên thủy Theravada, WebFBYoutube
  • Thọ trì tam quy và ngũ giới, WebFB
  • 9 ân đức Phật, 6 ân đức Pháp, 9 ân đức Tăng, WebFB
  • Sám hối – rải tâm từ – phát nguyện – hồi hướng công đức, WebFB

Bài viết trên Facebook, 24/9/2024